Giải mật lịch sử đơn vị máy bay n.ém b.om Không quân Việt Nam (Kỳ 1)

Theo dõi VGT trên

Những ngày cuối tháng 6/1965, sân bay Nội Bài (Hà Nội) âm thầm đón 8 máy bay n.ém b.om chiến thuật tầm trung hiện đại của Liên Xô do phi công nước bạn điều khiển hạ cánh.

Giải mật đơn vị n.ém b.om chiến thuật KQND Việt Nam (Kỳ 1)

Bên cạnh những chiếc tiêm kích MiG-17, MiG-21, còn có một loại máy bay giấu mặt mà khi xuất khiện trong lực lượng Không quân Nhân dân Việt nam đã làm Quân đội Mỹ lo sốt vó.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Không quân Nhân dân Việt Nam được trang bị chủ yếu 2 loại máy bay chiến đấu MiG-17, MiG-21. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng, chúng ta còn có một loại máy bay chiến đấu khác – máy bay n.ém b.om chiến thuật Il-28 thuộc tiểu đoàn độc lập 929.

Đơn vị T-16

Cuối năm 1961, đoàn học viên không quân chiến đấu đầu tiên của Việt Nam được đưa sang Liên Xô học. “Tháng 10/1961, tôi ở trong đoàn hơn 100 học viên Việt Nam được Đảng và Chính phủ cử sang Liên Xô học lái tiêm kích. Đây cũng là đoàn học viên phi công đầu tiên của Việt Nam tới Liên Xô,” Đại tá Nguyễn Đức Bàn – phi công lái máy bay Il-28 nói.

“Sau khi hoàn thành tốt giai đoạn bay sơ cấp, tất cả các học viên đang chuẩn bị chuyển sang giai đoạn học bay tiêm kích MiG-17 thì có lệnh cấp trên yêu cầu chọn 10 người đi học máy bay n.ém b.om chiến thuật tầm trung Il-28,” ông nói. Lúc này, Liên Xô đã đồng ý viện trợ cho Việt nam một số máy bay Il-28 để thành lập đơn vị không quân n.ém b.om.

“Tốt nghiệp tháng 10/1964, đoàn 10 phi công của chúng tôi trở về sân bay Gia Lâm,” ông Nguyễn Đức Bàn nhớ lại. Tuy nhiên, do một số vấn đề từ phía nước bạn nên các máy bay vẫn chưa được chuyển giao. Vì vậy, toàn bộ phi công học lái Il-28 được đưa đi học tiếng Trung, dự định sang Trung Quốc học tiếp.

Giải mật lịch sử đơn vị máy bay n.ém b.om Không quân Việt Nam (Kỳ 1) - Hình 1

Phi công Việt Nam trên máy bay n.ém b.om chiến thuật Il-28. Nguồn: tư liệu Bảo tàng Phòng không – Không quân.

“Ngoài đơn vị phi công, đội ngũ kỹ thuật đưa đi đào tạo tại Liên Xô cũng trở về trong khoảng thời gian này. Do chưa có máy bay nên xuống sân bay Cát Bi học tiếng Trung. Sau một số đồng chí được đi học chuyển loại sang MiG-21, còn 14 anh em ở lại về Cát Bi, rồi về Nội Bài đi lắp ráp MiG-17,” Thượng tá Phạm Chu Hải – nguyên cán bộ vũ khí hàng không tiểu đoàn 929 nói.

Nhưng từ giữa năm 1965, phía Liên Xô lại đồng ý chuyển giao các máy bay Il-28 cho Việt Nam. “Những ngày cuối tháng 6/1965, 8 máy bay n.ém b.om tầm trung Il-28 do phi công Liên Xô điều kiển lần lượt hạ cánh xuống Nội Bài (gồm: 4 chiếc chiến đấu Il-28 số hiệu 2082, 2084, 2086, 2088; 3 trinh sát Il-28R số hiệu 2182, 2184, 2186; 1 huấn luyện Il-28U số hiệu 2180). Đi cùng Il-28 còn có một chiếc máy bay vận tải cỡ lớn chở theo động cơ dự trữ, phụ tùng và chuyên gia kỹ thuật,” ông Hải nhớ lại.

“Toàn bộ các phi công, cán bộ kỹ thuật được biên chế thành đơn vị T16, trực thuộc trung đoàn 921 Sao Đỏ. Mọi vấn đề chỉ huy bay do 921 chịu trách nhiệm, về kỹ thuật bay do tiểu đoàn kỹ thuật 921 chỉ đạo,” ông Hải cho biết.

Il-28 là máy bay n.ém b.om chiến thuật do Cục thiết kế Ilyushin chế tạo. Il-28 trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực Klimov VK-1A cho phép máy bay đạt tốc độ tối đa 902km/h, bán kính tác chiến gần 1.000km, trần bay tối đa hơn 12.000m.

Máy bay có khả năng mang 3 tấn bom trong thân. Ngoài ra ở đuôi máy bay còn có một tháp pháo NR-23 2 nòng cỡ 23mm. Kíp lái Il-28 gồm 3 người: phi công, sĩ quan điều khiển n.ém b.om – dẫn đường, xạ thủ đuôi – vô tuyến điện.

Khó khăn chồng chất

Video đang HOT

Lúc này, Mỹ bắt đầu đ.ánh hơi được sự xuất hiện của máy bay n.ém b.om Il-28 nên chúng liên tục tăng cường trinh sát, đ.ánh phá hòng phá hủy những chiếc máy bay của Không quân Nhân dân Việt Nam có khả năng đe dọa quân Mỹ.

“Đầu năm 1967, hai máy bay trinh sát A3J của Không quân Hải quân Mỹ bay thấp dọc sông Hồng, đến bến Chèm lấy độ cao bay cắt ngang qua đài chỉ huy K5 vào khu vực Il-28 đậu phóng bom bi quả dứa làm hư hại nhẹ một chiếc Il-28,” ông Phạm Chu Hải nhớ lại.

Trước tình hình địch đ.ánh phá dữ dội, việc huấn luyện bay khó thực hiện. Toàn bộ phi công và một số cán bộ kỹ thuật Il-28 được gửi sang Liên Xô học nâng cao. “Đối với phi công, học bay nâng cao bay đêm, bay biển, bay độ cao thấp (200m), độ cao cực thấp (50m),” ông Bàn nói. Bên cạnh đó, 8 chiếc Il-28 cùng một số thợ kỹ thuật được đưa sang Tường Vân, Trung Quốc để bảo quản.

Giải mật lịch sử đơn vị máy bay n.ém b.om Không quân Việt Nam (Kỳ 1) - Hình 2

Một tổ lái máy bay n.ém b.om chiến thuật Il-28. Nguồn ảnh: tư liệu Bảo tàng Phòng không – Không quân

Năm 1968, toàn bộ phi công cùng kỹ thuật sau khi hoàn thành khóa học nâng cao được điều về nước. Tháng 10/1968, đơn vị T-16 được tổ chức thành Tiểu đoàn độc lập 929, trực thuộc Binh chủng Không quân.

Cũng trong năm 1968, cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân diễn ra. Toàn bộ tiểu đoàn luôn ở trong tình trạng trực chiến, sẵn sàng cất cánh khi có lệnh. “Có những lần đã đưa máy bay vào Thọ Xuân, Thanh Hóa, máy bay đã treo đủ bom, chỉ còn chờ lệnh lắp kíp là đi đ.ánh. Nhưng 1-2 tiếng sau lại có lệnh hạ bom xuống,” ông Hải nhớ lại.

Trong những năm tiếp theo, đơn vị Il-28 tiếp tục thực hiện công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Tuy vậy, vì những lý do khác nhau nên đơn vị vẫn không được cất cánh làm nhiệm vụ.

Sang năm 1971, tình hình chiến trường lúc này cần sự chi viện hỏa lực của không quân n.ém b.om. Tuy nhiên, do các máy bay Il-28 sau nhiều năm dùng gần hết niên hạn, bị địch “săn lùng” đ.ánh phá nên chỉ còn 2 chiếc có thể dùng được. Nhưng trong đó chỉ có một chiếc chiến đấu (số hiệu 2088) và một chiếc là máy bay trinh sát ảnh (số hiệu 2184).

Tình hình lúc này hết sức bức thiết, vì vậy đòi hỏi ta phải có biện pháp để cải tiến chuyển một máy bay trinh sát chụp ảnh thành máy bay n.ém b.om.

Còn nữa…

Theo Đất Việt

Ngày bi tráng của Không quân Việt Nam 48 năm trước

Ngày 2/1/1967. "Ngày dài" ấy đã có tới 5 chiếc Mig-21 của Không quân trẻ t.uổi Việt Nam bị những chiếc F-4C của Liên đội không quân chiến thuật số 8 Không quân Mĩ b.ắn rơi trên bầu trời Nội Bài, Hà Nội.

Trong cuộc chiến chống trả các đợt tập kích đường không đối kháng với Không quân Mỹ, Không quân Việt Nam, đặc biệt là lực lượng không quân tiêm kích, tuy mới ra đời nhưng chiến công của họ thật hào hùng, khiến đối phương phải nể phục.

Trẻ t.uổi đã lừng lẫy chiến công

Với 3 loại máy bay tiêm kích MiG-17, MiG-21 và MiG-19 của các trung đoàn không quân 921, 923, 925 và 927, chưa đầy chục năm, các phi công Việt Nam đã b.ắn rơi hơn 300 máy bay Mỹ với gần 20 kiểu loại khác nhau của địch, trong điều kiện thời tiết giản đơn và phức tạp, cả ban ngày và ban đêm.

Tác chiến hiệp đồng, lập công tập thể, Không quân Việt Nam đã đ.ánh thắng ngay từ trận đầu mà còn đ.ánh nhanh-diệt gọn, quyết liệt cản phá từng mũi tập kích, phá tan nhiều đợt tấn công đường không của địch, bảo vệ được mục tiêu. Có trận Không quân Việt Nam đ.ánh áp đảo tốp (biên đội) 4 chiếc của ta tập trung hỏa lực b.ắn rơi 3 máy bay của địch, có trận (đôi bay) tốp 2 chiếc của ta b.ắn rơi 2 máy bay của địch.

Ngày bi tráng của Không quân Việt Nam 48 năm trước - Hình 1

Tiêm kích đ.ánh chặn MiG-21.

Một số phi công Mỹ từng bị không quân Việt Nam b.ắn hạ, nay đã về hưu, trong câu chuyện kể với người ngoài cuộc, họ thường bảo rằng họ bị tên lửa SAM của Nga-Xô b.ắn rớt, không muốn kể là bị MiG của Việt Nam b.ắn hạ. Trong ẩn ý của họ, không muốn nói đúng sự thật " bị hạ thấp uy thế" là bị lực lượng không quân non, trẻ b.ắn hạ. Điều đó càng chứng tỏ, tuy mới ra đời, nhưng chiến công của Không quân Việt Nam thật rạng rỡ. Những chương hồi ký của cuốn " Lịch sử Ngành dẫn đường không quân", hay cuốn sách "Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam (1965 - 1975) nhìn từ hai phía" cùng rất nhiều hồi ký, câu chuyện của các cựu chỉ huy bay, cựu sĩ quan dẫn đường, cựu phi công "hai phía" giờ đây đã bóc mở tất thảy sự thật.

Một ngày dài của không quân Việt Nam

Đã có những bài báo nói như vậy, ấy là nói về ngày 2 tháng 1 năm 1967. "Ngày dài" ấy đã có tới 5 chiếc Mig-21 của Không quân trẻ t.uổi Việt Nam bị những chiếc F-4C của Liên đội không quân chiến thuật số 8 Không quân Mĩ b.ắn rơi trên bầu trời Nội Bài vùng trời Hà Nội. Tổng hợp diễn biến này, không có gì khác nhằm nói lên một sự thật nghiệt ngã là cuộc chiến đấu bảo vệ vùng trời những năm tháng ấy thật quyết liệt, đầy thử thách cam go, không hề dễ dàng để có những chiến công lẫy lừng ở "mặt trận trên không".

Trưa ngày 2 tháng 1 năm 1967, đội hình chiến dịch Bolo của Không quân Mỹ do đại tá phi công, tên là Robin Olds dẫn đầu bay vào miền Bắc Việt Nam với mật danh liên lạc "Olds". Trong đội hình 90 máy bay của Olds có 56 chiếc F-4C, 28 máy bay F-105 làm nhiệm vụ chế áp tên lửa SAM và 8 máy bay F-104 Starfighters, tổng số gần 100 chiếc. Ngoài ra, ít nhất cũng có số lượng gần 100 chiếc máy bay trợ chiến (như các máy bay EB-66, EC-121, A-1 Skyraider, các máy bay trực thăng).

Khi trên bàn tiêu đồ của Sở chỉ huy không quân Hà Nội phát hiện nhiều tốp mục tiêu bay vào hướng Phú Thọ, có thể chúng sẽ đ.ánh vào Hà Nội, điện từ Trung đoàn 921 ( căn cứ Nội Bài) xin xuất kích.

Lúc đó là 13 giờ 46 phút, biên đội MiG-21 thứ nhất, gồm Vũ Ngọc Đỉnh, Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn Đăng Kính, Bùi Đức Nhu cất cánh. 4 chiếc MiG-21 đều đeo tên lửa R-3S. Khi xuyên mây ở địa bàn huyện Phù Ninh (Phú Thọ), cách sân bay chừng 43km thì gặp tốp bốn chiếc F-4 của Mỹ từ Phú Thọ (cách sân bay khoảng 55km) lao vào. Biên đội 4 chiếc MiG đang ở đội hình chiến đấu dạng so le, quay bám theo đến phía tây sân bay (Nội Bài) thì gặp bốn chiếc F-4 khác. Số 1 Vũ Ngọc Đỉnh tăng lực đuổi theo, tốp F-4 lập tức cơ động đội hình, bay đan chéo rất quyết liệt khiến Đỉnh không phóng được tên lửa. Đỉnh quyết định vòng trái quay về, thì phát hiện hai chiếc F-4 phía sau phóng tên lửa về phía anh ở thế cao hơn, Đỉnh không kịp cơ động tránh, máy bay bị trúng tên lửa chấn động mạnh không điều khiển được, Đỉnh nhảy dù.

Số 3 là Kính, phát hiện tốp bốn chiếc F-4 khác đã dũng mãnh bám theo, cả bốn chiếc F-4 tăng tốc kéo cao. Thế có lợi thuộc về tốp F-4 so với máy bay của Kính (cao hơn, góc b.ắn thuận). Đại tá Olds trong tốp này đeo bám bám ngay trên Kính , phóng ra hai quả tên lửa Sparrow và một quả Sidewinder. Chỉ trong giây lát, chiếc MiG của Kính bị chấn động mạnh, anh quyết định nhảy dù. Theo mô tả các tình tiết của trận đ.ánh, nhiều khả năng chiếc F-4C do đại tá Robin Olds điều khiển đã phóng ra hai quả AIM-7 nhưng không trúng mục tiêu, sau đó R.Olds đã chuyển công tắc sang tên lửa nhiệt (heat) và phóng ra quả AIM-9B, quả tên lửa này đã nổ bên cạnh máy bay của Kính.

Ngày bi tráng của Không quân Việt Nam 48 năm trước - Hình 2

Hai chiếc MiG-21 số 2 và số 4 sau khi bị mất đội với số 1 và số 3 đã đuổi theo, quần lộn với các máy bay F-4, nhưng do phía F-4 số lượng đông, phóng tên lửa từ nhiều góc tới, nên cả hai máy bay này lần lượt cũng bị trúng tên lửa. Như vậy, đội hình MiG-21 sau khi lên khỏi mây đã bị kẹp vào giữa, cả bốn chiếc đều trúng tên lửa của đối phương.

Tới 13g55, sở chỉ huy cho biên đội thứ hai gồm Nguyễn Ngọc Độ, Đặng Ngọc Ngự, Đồng Văn Đe và Nguyễn Văn Cốc cất cánh (hai chiếc MiG-21 của Ngự và Cốc đeo rocket). Sau khi lên khỏi mây, biên đội đang bay độ cao 3.000m, Đe hô phát hiện mục tiêu, vòng trái gấp. Lúc này số 1 Độ cũng phát hiện mục tiêu, vứt thùng dầu phụ, vòng trái. Sau khi cơ động kín một vòng, Độ thấy F-4 b.ắn hai phát tên lửa về phía đội hình MiG, Độ quyết định bám theo hai chiếc phía trước, đến cự ly 2.000m điểm ngắm vừa ổn định, Độ phóng một quả tên lửa, chợt thấy máy bay mình xoay nghiêng và mất độ cao, Độ quyết định nhảy dù và tiếp đất ở Tuyên Quang. Trong khi đó các số 2,3,4 của biên đội MiG thứ hai đã quần nhau với F-4 rất quyết liệt, nhưng cả hai phía đều không chiếm được vị trí để không kích, cả ba chiếc MiG-21 đành quay về sân bay.

Mất 5 máy bay trên vùng trời Hà Nội, tuy 5 phi công nhảy dù an toàn, nhưng đó là một ngày dài, tổn thất máy bay nặng nề, ngày không quên của Không quân tiêm kích.

Nhìn thẳng vào sự thật

Lịch sử ngành dẫn đường không quân ghi lại như sau: "Trưa 2 tháng 1 năm 1967, địch tăng cường hoạt động ở phía Sầm Nưa và nhiều tốp đã hướng về Phú Thọ. Có thể chúng sẽ vào đ.ánh Hà Nội theo các đường bay như mấy ngày đầu tháng 12 năm ngoái. Địch qua Phù Yên, Trung đoàn 921 xin đ.ánh. 13 giờ 56 phút, biên đội thứ nhất: Vũ Ngọc Đỉnh, Nguyễn Đức Thuận, Nguyễn Đăng Kính và Bùi Đức Nhu rời đất và xuyên lên trên mây. Các trực ban dẫn đường: Nguyễn Văn Chuyên, Đào Ngọc Ngư tại Sở chỉ huy Quân chủng và Tạ Quốc Hưng tại sở chỉ huy Trung đoàn 921 thực hiện dẫn phối hợp. Biên đội thứ nhất đến Phù Ninh thì gặp 4 F- 4 từ Phú Thọ vào. Ta đuổi địch về đến phía tây của sân bay Nội Bài lại gặp 4 F-4 nữa. Trong tình thế rất khó khăn, cả 4 chiếc của ta đều bị địch b.ắn và phải nhảy dù. Đúng lúc đó biên đội thứ hai: Nguyễn Ngọc Độ-số 1, Đặng Ngọc Ngự-số 2, Đồng Văn Đe-số 3 và Nguyễn Văn Cốc-số 4 cất cánh. Vừa lên khỏi mây, biên đội thứ hai được dẫn vào tiếp địch với góc 120 độ. Số 1 phát hiện cả F-4 và F- 105, cự ly 8km. Sau đó hai bên quần nhau, số 1 bị địch b.ắn, nhưng nhảy dù an toàn, các số còn lại tách tốp thoát ly về hạ cánh."

Sau này phân tích chi tiết, về khí tượng, bầu trời cả 2 sân bay ( Nội Bài, Yên Bái) khi đó đều bị phủ mây dày với lượng che phủ 10 phần, đáy mây 1500 mét và đỉnh mây 3000 mét. Các bài viết phân tích, Hà Nội đã không cho cất cánh sớm, để thực hiên chiến thuật "đi thấp, kéo cao, tiếp cận nhanh vào cuối đội hình của địch, tạo thuận lợi cho phi công lần lượt hoặc đồng thời vào công kích" như những trận đ.ánh trước đó. Nhưng mỗi trận đ.ánh, hình thái địch-ta không giống nhau. Điều này Sở chỉ huy không nắm hết. Số là hệ thống đài ra đa cảnh giới đã không phát hiện đầy đủ số máy bay Mĩ tham gia chiến dịch.

"Về chiến dịch gọi là "Bolo" ngày 2 tháng 1 năm 1967, có hai biên đội "Con ma" do đích thân đại tá Olds chỉ huy đã lọt tới chiếm vị trí chiến đấu ngay trên đỉnh mây sân bay Nội Bài ở độ cao 3000 m mà không bị phát hiện. Khi đó dù lực lượng Mig đã được phép xuất kích, nhưng lại bay dưới trần mây và không được trang bị ra đa nên không phát hiện ra đám "Con ma" này".

Không quân Mỹ triển khai chiến dịch Bolo rất bài bản, giữ bí mật ý đồ tác chiến nên đã gây bất ngờ cho không quân Việt Nam. Các phi công Mỹ tham gia trận không chiến được tập trung nghiên cứu kỹ mọi chi tiết của chiến dịch, cách sử dụng các thiết bị tác chiến điện tử, cách nghi binh, sử dụng vũ khí.

Để nghi binh đ.ánh lạc hướng mạng rađa của miền Bắc Việt Nam, không quân Mỹ kết hợp bố trí đội hình (đội hình bay, thời gian cất cánh, tốc độ, độ cao) và các thiết bị tác chiến điện tử, gây nhiễu (máy bay F-4 đeo khối ECM Pod với thiết bị gây nhiễu QRC-160 Jamming Pod, giống các máy bay F-105) làm cho không quân Việt Nam lầm tưởng máy bay tiêm kích là các tốp cường kích!

Khi chiến dịch bắt đầu, các máy bay tiêm kích Mỹ bay "rình sẵn" trên mây, ngay trên vùng trời sân bay, sẵn sàng tấn công khi các máy bay MiG-21 vừa xuyên mây lên khi chưa tập hợp xong đội hình.

Các tốp F-4 của đại tá R.Olds đã bay vào Hà Nội ở độ cao thấp, khiến rađa khu vực Hà Nội và phụ cận không phát hiện được, khi R.Olds qua dãy Tam Đảo đã triển khai bay phục kích MiG-21 ở ngay hai đầu sân bay sớm, trước khi các tốp F-4 giả cường kích n.ém b.om F-105 bay vào. Khi MiG-21 cất cánh, chủ đích để đi đ.ánh chặn đã bị phục kích bất ngờ, chịu tổn thất ngay khi mới xuyên mây lên.

Sau trận đ.ánh, bài học xương m.áu về nắm chắc địch được rút ra: "Trong khu chiến, ra đa phải nắm chắc địch, dẫn đường và phi công phải tìm mọi cách giám sát chặt chẽ mọi hành động của từng tốp địch, nhất là khi gặp cả cường kích và tiêm kích hoặc chỉ gặp tiêm kích, thì mới tạo ra khả năng giành được phần thắng và hạn chế được tổn thất." và "Các kíp trực ban dẫn đường đã kết hợp theo dõi địch bằng các nguồn tin tình báo kỹ thuật, tình báo xa và tình báo gần để dự đoán các đường bay vào và bay ra của địch; tính toán đúng thời cơ cất cánh cho các đôi bay của ta; lựa chọn khu chiến phù hợp." Các sĩ quan dẫn đường của Việt Nam cũng thừa nhận, dẫn máy bay đ.ánh đúng cường kích địch vẫn là bài toán cực kỳ khó khăn. Trong lúc dẫn vào bám địch, nếu phi công phát hiện chỉ có tiêm kích hoặc có cả tiêm kích và cường kích, thì trận đ.ánh buộc diễn ra rất quyết liệt. Lúc này, đường bay ta-địch đan xen lẫn nhau như một mớ bòng bong, đa tầng, nhiều hướng nên "dẫn đường căng thẳng một, phi công căng thẳng mười".

Theo các tài liệu giải mật sau này, được nhiều báo đăng lại rằng chiến dịch Bolo chính thức được mở màn vào ngày 2/1/1967 .Trong điều kiện thời tiết xấu như vậy, tầm quan sát của phi công bị giảm nhiều, F-4 sẽ không thể bao quát được hoạt động của các căn cứ MiG-21...Tuy nhiên, MiG-21 cũng sẽ không thể phát hiện sớm F-4, sau khi xuyên qua các tầng mây chắc chắn sẽ rơi vào thế bị động.

Theo trang World Aviation History thì những đám mây dày đặc có đỉnh lên tới hơn 2km (7.000 feet) khiến "chỉ huy của Không quân Bắc Việt hoãn các chuyến cất cánh của MiG thêm 15 phút". Các biên đội F-4 cố lượn nhiều lần trên bầu trời Hà Nội, đầu tiên là theo hướng đông-nam, sau đó theo tây-bắc.

World Aviation History cũng cho biết: Vào cận chiến, quần lộn, các máy bay Phantom đã phóng tổng cộng 18 tên lửa AIM-7E Sparrow và 12 AIM-9B Sidewinde. 2 biên đội mà MiG-21 của Không quân Nhân dân Việt Nam gặp phải khi đó chính là hai biên đội Olds và Ford. Trận chiến sinh tử thực sự bắt đầu. MiG-21 gặp quá nhiều khó khăn. Ngay khi chạm đối phương, họ đã bị bất ngờ vì phải đối mặt với F-4 đeo đầy tên lửa "chứ không phải F-105 mang bom". Những bức tranh vẽ và hình ảnh lưu lại, cùng sự mô tả cho thấy, đại tá R.Olds khi được thống báo có MiG, đã nhanh chóng làm một cú "bay cuộn tròn, vọt ngược" hay còn gọi "cuộn máy bay theo trục dọc", tạo ưu thế cao hơn đối phương, hình thành góc tiếp cận phóng tên lửa lợi thế cho F-4C. Những quả tên lửa đã phóng ra, khiến MiG trúng đạn, nhưng phi công kịp nhảy dù.

Sau những ngày gian nan ấy, cả hệ thống ra đa cảnh giới, ra đa dẫn đường và sở chỉ huy Không quân Việt Nam đã rút ra bài học xương m.áu, cả về nắm chắc địch, ở tầm cao, tầm thấp, cả về thời cơ cất cánh và cách đ.ánh... "Địch càng đ.ánh ác liệt, ta càng bền bỉ tìm ra những chỗ yếu, những chỗ sơ hở của chúng để dẫn bằng được các tốp máy bay ta vào tiếp cận. Cách thức dẫn trên bàn dẫn đường tại sở chỉ huy kết hợp với dẫn trên hiện sóng tại đài ra-đa dẫn đường càng trở nên phong phú". Chỉ sau đó không lâu, một thời kỳ đ.ánh thắng ròn rã không quân Mỹ lại mở ra, những đợt tập kích vào "vòng tròn đỏ" liên tục bị bẻ gãy.

Một tài liệu đã ghi "Cuộc tranh tài của máy bay MiG và Phantom(F4)trên bầu trời Việt Nam đã kết thúc với thất bại hoàn toàn thuộc về phía Mỹ, trong suốt thời gian chiến tranh từ năm 1966 đến 1972, có 54 chiếc MiG-21 đã bị t.iêu d.iệt bởi F-4, nhưng cũng trong giai đoạn này, "20 chiếc MiG-21 đầu tiên" đã t.iêu d.iệt được 103 chiếc Phantom".

Điều đó khẳng định sự thay đổi thường xuyên về chiến thuật của cả hai bên tham chiến. Với mỗi một phương thức tác chiến mới của không quân Mỹ, lực lượng Phòng không-Không quân Việt Nam lại nhanh chóng tìm ra giải pháp nhằm khống chế ưu thế trên không của đối phương. 48 năm trước, buộc phải bay vào " thánh địa Hà Nội" trở nên nỗi ám ảnh nặng nề với các phi công Mỹ.

Dẫu thế nào, trong lịch sử không chiến hiện đại, MiG-21, loại máy bay gắn liền với Không quân trẻ t.uổi Việt Nam xứng đáng đứng ở vị trí cao nhất trong thực chiến, về số lượng và chủng loại máy bay đối thủ mà nó đã hạ gục. Có tới 13 phi công MiG-21 Việt Nam đạt danh hiệu "Át" ( Aces ), (chỉ những phi công có số lần b.ắn rơi từ 5 chiếc máy bay đối phương trở lên).

Theo Petrotimes

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

LB Nga giảm mạnh lượng xăng dầu xuất khẩu
12:18:26 06/07/2024
Mưa lũ ảnh hưởng đến trên 1,5 triệu người ở Trung Quốc
13:36:48 05/07/2024
Pháp: Lãnh đạo phe cực hữu kêu gọi không cho Ukraine dùng vũ khí Pháp tấn công Nga
23:11:09 06/07/2024
Nghĩa trang ở Thái Lan chiếu phim cho người đã khuất
22:42:21 05/07/2024
Doanh thu từ dầu khí của Nga dự kiến giảm mạnh trong năm 2024
12:01:19 05/07/2024
Điều kiện sống khó khăn đối với các hộ gia đình Nhật Bản
05:59:18 07/07/2024
Liên quân Mỹ, Anh không kích mục tiêu của Houthi ở Yemen
12:25:57 05/07/2024
Nền kinh tế Mỹ đang giảm tốc
12:19:10 06/07/2024

Tin đang nóng

Người tố Nam Thư giật chồng đăng clip 6 phút: Run rẩy khi đọc tin nhắn, con trai kể 1 chi tiết g.ây s.ốc
07:02:53 07/07/2024
Nam Thư để lộ bằng chứng liên quan đến người đàn ông trong drama giật chồng?
06:35:55 07/07/2024
Xôn xao loạt tin nhắn mẹ chồng hăm dọa con dâu vì "bóc phốt" chồng ngoại tình trên MXH
06:24:31 07/07/2024
Thúy Ngân kể hậu trường cảnh gào khóc gây chú ý trên màn ảnh Việt
06:15:22 07/07/2024
Clip hot: Son Ye Jin lần đầu tiết lộ lý do phải lòng Hyun Bin
06:19:21 07/07/2024
Ly hôn nửa năm, tôi c.hết sững thấy vợ cũ đẫy đà trong chiếc váy ngắn, nghe em nói một câu mà tôi cả đêm thức trắng
09:35:29 07/07/2024
Mỹ nam là "báu vật của showbiz" về quê chăn vịt
06:31:37 07/07/2024
Loạt khoảnh khắc Hiền Hồ trên sân pickleball: Visual nổi bật nhưng không thấy nụ cười, thi đấu quyết tâm nhưng thành tích "sấp mặt"!
07:45:43 07/07/2024

Tin mới nhất

Chủ trương chính của Tổng thống đắc cử Iran

11:05:23 07/07/2024
Ông cũng chỉ trích các yêu cầu nghiêm ngặt về khăn trùm đầu đối với phụ nữ và vận động bỏ phiếu cho các vị trí thuộc tầng lớp trung lưu. Ông Pezeshkian nói rằng ông phản đối việc kiểm duyệt internet.

Campuchia hợp tác với Nhật Bản rà phá bom mìn tại Ukraine

11:02:22 07/07/2024
Campuchia được coi là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về các biện pháp đối phó bom mìn. Quốc gia Đông Nam Á này đã hợp tác với Nhật Bản để rà phá bom mìn từ năm 1998.

Australia: Cháy nhà tại Sydney khiến ít nhất 3 trẻ nhỏ t.hiệt m.ạng

10:54:17 07/07/2024
Ngày 7/7, cảnh sát bang New South Wales của Australia cho biết ít nhất 3 t.rẻ e.m, trong đó có 1 b.é g.ái 10 tháng t.uổi và 2 b.é t.rai lần lượt 2 và 4 t.uổi, đã t.hiệt m.ạng trong một vụ cháy nhà ở thành phố Sydney.

Đàm phán về Yemen đạt đột phá trong vấn đề trao đổi tù nhân

10:50:58 07/07/2024
Phát biểu với hãng thông tấn Saba, người phát ngôn chính thức của phái đoàn Chính phủ Yemen, ông Majid Fadail cho biết các cuộc đàm phán đã đạt được một số bước đột phá trong vấn đề những người bị bắt cóc và bị cưỡng ép bắt bớ.

Nam Phi là quốc gia thân thiện nhất thế giới

10:40:53 07/07/2024
Sau Nam Phi, Hy Lạp đứng ở vị trí thứ 2 với 33,71 điểm, trong khi Croatia ở vị trí thứ 3 với 33,5 điểm. Tiếp đó là Mexico và Thụy Điển.

Đội tàu hải quân Nga rời Venezuela

07:11:47 07/07/2024
Thủy thủ đoàn trên tàu Hải quân Nga cũng thăm Đền thờ Quốc gia Panteón ở thủ đô Caracas và một số địa điểm lịch sử-văn hóa khác.

Tân Thủ tướng Anh dừng kế hoạch trục xuất người tị nạn sang Rwanda

07:04:38 07/07/2024
Nhập cư ngày càng trở thành một vấn đề chính trị quan trọng kể từ khi Anh rời Liên minh châu Âu (hay còn gọi là Brexit) vào năm 2020, phần lớn nhờ cam kết kiểm soát biên giới của đất nước.

100 ngày thử thách đối với ông Keir Starmer

07:02:30 07/07/2024
Rõ ràng, chiến thắng bầu cử vang dội đã mang về niềm vui rất lớn cho ông Starmer và Công đảng sau 14 năm ngồi trên băng ghế của phe đối lập. Nhưng con đường phía trước đang có rất nhiều khó khăn chờ đợi chính phủ mới của Anh.

Nga và Iran ký thỏa thuận t.iền tệ

06:53:52 07/07/2024
Thống đốc Farzin nêu rõ những hướng dẫn cần thiết sẽ được công bố tới hệ thống ngân hàng và những người kinh doanh ngay sau khi ra mắt nền tảng tại Trung tâm Giao dịch t.iền tệ và vàng Iran để thực hiện các giao dịch bằng đồng rial ở nướ...

Liệu Nga có thể dựa vào Ấn Độ để thúc đẩy nền kinh tế giữa xung đột với Ukraine?

06:50:11 07/07/2024
Bất chấp những chỉ trích từ phương Tây, New Delhi giải thích sự gia tăng này bằng cách viện dẫn mối quan hệ ổn định và hữu nghị truyền thống của Ấn Độ với Nga và sự phụ thuộc lớn vào dầu nhập khẩu.

Chạy đua cứu hộ sự cố vỡ đê hồ nước ngọt lớn thứ hai của Trung Quốc

06:40:13 07/07/2024
Về phần mình, Thủ tướng Lý Cường chỉ thị nỗ lực hết sức để giải quyết tình trạng khẩn cấp, kiểm soát tình hình, bố trí chỗ ở phù hợp cho những người bị ảnh hưởng và tăng cường tuần tra các hồ chứa và bờ kè.

Bầu cử Mỹ: Đảng Dân chủ chia rẽ sau màn tranh luận của Tổng thống Biden

06:35:41 07/07/2024
Cuộc thăm dò mới nhất của tờ Wall Street Journal cho thấy, lập luận của Tổng thống Mỹ Joe Biden rằng ông là ứng cử viên tốt nhất để đ.ánh bại đối thủ Donald Trump có thể đang sụp đổ.

Có thể bạn quan tâm

Hữu ích cẩm nang du lịch Tuy Hòa

Du lịch

11:12:00 07/07/2024
Sau nhiều năm cố gắng, đến tháng 6/2024, TP Tuy Hòa đã có cẩm nang du lịch thành phố song ngữ Việt - Anh ở cả phiên bản giấy và online.

Rộ clip Nam Thư giật chồng, bị "bắt ghen" giữa phố đến "ăn" 50 cái tát bầm dập

Sao việt

11:10:28 07/07/2024
Giữa lúc tin đồn giật chồng còn đang lan truyền rần rần những ngày qua thì trên mạng xã hội bất ngờ xuất hiện đoạn clip Nam Thư bị chính thất tát 50 cái gây xôn xao và được dân tình chú ý.

Mặc quần áo cao cấp vào mùa hè thế nào?

Thời trang

11:10:00 07/07/2024
Mùa hè là thời điểm lý tưởng để bạn diện những trang phục cao cấp, thể hiện phong cách thời trang sành điệu và cá tính. Tuy nhiên, để mặc đồ cao cấp vào mùa hè một cách thanh lịch, thoải mái và tỏa sáng, bạn cần lưu ý một số điều sau đâ...

'Hệ tư tưởng' Bích Phương chỉ thích nằm dạo này sắc vóc 'slay' hết chỗ chê

Làm đẹp

11:09:56 07/07/2024
Bích Phương nhiều lần tự nhận mình là người lười nhất Việt Nam, chỉ thích nằm và ít khi ra ngoài. Vậy làm thế nào để cô giữ được vóc dáng chuẩn nét khiến vạn người mê như vậy?

T.rúng s.ố độc đắc đúng ngày 7/7/2024, 3 con giáp phát tài rực rỡ, t.iền bạc không lúc nào cạn

Trắc nghiệm

10:58:52 07/07/2024
3 con giáp rũ bùn đứng dậy sáng loà , sự nghiệp phát tài rực rỡ, t.iền bạc không lúc nào cạn. Người t.uổi Dần sẽ có vận may bùng nổ, buôn may bán đắt và cầu được ước thấy

Chị vợ khóc nấc tung clip 6 phút vạch trần Nam Thư, xé lòng câu nói của con trai

Netizen

10:44:18 07/07/2024
Drama Nam Thư bị tố giật chồng đang là đề tài nóng được cư dân mạng vô cùng quan tâm. Dù chính chủ đã lên tiếng phủ nhận, tuyên bố đang bị vu khống, nhưng bên phía người phốt, cụ thể là chị vợ vẫn chưa chịu ngưng, cô đăng clip vạch trần...

Trước lúc qua đời, em dâu để lại cho tôi nửa tỷ và dặn dò một việc khiến vợ chồng tôi rơi vào tình cảnh bị quấy rối liên tục

Góc tâm tình

10:42:03 07/07/2024
Ngày em gọi điện về thông báo kết quả, cả nhà tôi ai nấy đều bàng hoàng và thương em lắm. Tôi lấy chồng được 8 năm nay. Gia đình chồng có hai anh em, chồng tôi là cả.

Diva Hồng Nhung khoe cách giấu ổ điện trong penthouse 450m2, gợi nhớ cách giấu đồ trong nhà tài tình của một MC VTV

Sáng tạo

10:42:00 07/07/2024
Kể từ khi có cơ ngơi mới là penthouse tại TP.HCM, Hồng Nhung liên tục chia sẻ đầy hào hứng về những cách chăm sóc, trang hoàng nhà cửa. Cô Bống còn khoe bí kíp che giấu ổ điện tài tình

Vụ tai nạn lao động ở Bình Dương: Xác định nguyên nhân ban đầu

Tin nổi bật

10:31:19 07/07/2024
Bồn phía trên có chiều ngang 3m, dài 6m, cao 5m. Nóc bồn chứa bột gỗ có 1 đường ống dẫn dùng để chứa bụi gỗ, thông từ phía trong nhà xưởng sản xuất ra bên ngoài và đưa lên hệ thống xử lý trên bồn.

Giả danh Công an chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Pháp luật

10:23:45 07/07/2024
Ngày 7/7, thông tin từ VKSND huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá cho hay, đơn vị vừa phê chuẩn các Quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Vũ Văn Khởi (SN 1993)

Triệu Lộ Tư bất ngờ có "tin vui" với tình cũ dù chia tay 2 năm, fan mong tái hợp

Sao châu á

10:06:40 07/07/2024
Trong dàn nữ nghệ sĩ trẻ hiện nay của Hoa ngữ, Triệu Lộ Tư đang là cái tên tương đối nổi bật, sở hữu danh tiếng và một sự nghiệp mà chắc chắn nhiều đồng nghiệp nữ cũng phải ngưỡng mộ.