Giải mật kế hoạch quân sự hóa Mặt Trăng của Mỹ: Hủy diệt Liên Xô từ không gian?
“Nếu để Liên Xô kiểm soát Mặt Trăng, hậu quả sẽ rất thảm khốc…”
Ngày 28/1/1958, Chuẩn tướng Không quân Mỹ Homer Boushey, Phó Giám đốc Phòng Nghiên cứu và Phát triển Không quân, có bài phát biểu trước Aero Club(1) tại Washington.
Bài phát biểu của ông được Tạp chí US News & World Report dẫn lại, trong đó có đoạn ông ra lời cảnh báo về một “hậu quả thảm khốc nếu để Liên Xô kiểm soát Mặt Trăng”.
Bài phát biểu của Chuẩn tướng Homer Boushey đán.h dấu 3 sự kiện vũ trụ nổi bật thời bấy giờ:
- Là 4 tháng sau sự kiện Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới Sputnik 1, nặng 83,6kg lên quỹ đạo Trái Đất;
- Là 3 tháng sau khi Liên Xô đưa chú chó Laika cùng tàu vũ trụ Sputnik 2 nặng 508,3 kg ra ngoài không gian;
- Và là 3 tuần sau khi nỗ lực phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên trong lịch sử Mỹ (có tên Vanguard TV-3) thất bại.
Là phi công đầu tiên trong lịch sử của Mỹ và thế giới thực hiện nhiệm vụ bay thử nghiệm trên máy bay sử dụng động cơ tên lửa thập niên 1940, Homer Boushey thường được miêu tả là một “Chiến binh lạnh lùng”. Tuy nhiên, ông được ghi nhận là người có công đề xướng ngành tên lửa và du hành vũ trụ của Mỹ.
Hãy xem, hành trình tạc nên phi công lão luyện Mỹ, người có phát ngôn “Không quân Mỹ đang lập kế hoạch xây căn cứ quân sự trên Mặt Trăng”, diễn ra như thế nào.
Năm 1929, Homer Boushey vào học ngành kỹ thuật trường Đại học Stanford. Tuy nhiên hệ quả từ cuộc Đại suy thoái thập niên 1930 đã khiến ông bỏ dở việc học rồi gia nhập Không quân Mỹ.
Trong thời gian huấn luyện tại Căn cứ Không quân Randolph Field (bang Texas), ông tình cờ đọc được bản kỹ thuật trình bày lý thuyết toán học về lực đẩy của tên lửa mang tên “ A Method of Reaching Extreme Altitudes” (1919) của nhà khoa học Robert Goddard (1882-1945), cha đẻ ngành tên lửa vũ trụ Mỹ.
Video đang HOT
Năm 1920, sau nhiều năm sáng tạo không ngừng từ bộ óc thiên tài dưới sự tài trợ của Viện Smithsonian (Mỹ), Robert H. Goddard đã hoàn thành phác thảo về một tên lửa có thể chạm tới Mặt Trăng. Ngày 16/3/1926 đán.h dấu thời điểm ông chế tạo và thử nghiệm thành công tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng đầu tiên trên thế giới – tên lửa mang tên “Nell”, được phóng từ trang trại gia đình Aunt Effie của ông ở thị trấn Auburn, bang Massachusetts.
Năm 1936, sau vài năm bỏ dở chương trình học đại học, cuối cùng Homer Boushey cũng hoàn thành bằng kỹ sư tại trường Đại học Stanford và nhanh chóng vào làm việc tại Aircraft Laboratory ở bang Ohio – một căn cứ quân sự chuyên tiến hành thử nghiệm các chuyến bay của Không quân Mỹ.
Trong thời gian này, Homer Boushey thường xuyên thư từ và gặp gỡ Robert Goddard. Cả hai nhanh chóng trở thành những người bạn đồng chí hướng.
Ngày 23/8/1941, tại trường bắ.n của Robert Goddard ở bên ngoài thị trấn Roswell, Homer Boushey trở thành phi công đầu tiên trong lịch sử bay trên máy bay sử dụng động cơ tên lửa – chiếc máy bay dân sự một chỗ ngồi Ercoupe.
Homer Boushey trở thành phi công đầu tiên trong lịch sử bay thử nghiệm trên máy bay sử dụng động cơ tên lửa. Ảnh: Wired
Những năm còn lại trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939-1945), Homer Boushey trở thành chi huy lão luyện của biệt đội phi công lái máy bay chiến đấu dùng động cơ phản lực đầu tiên của Mỹ.
Khi Thế chiến bước vào những ngày tháng cuối cùng, Homer Boushey đã bay trinh sát phía trên thành phố Hiroshima, tận mắt chứng kiến cảnh tượng hoang tàn mà bom nguyên tử gây ra cho thành phố Nhật Bản năm 1945.
Thập niên 1950 chứng kiến cuộc đối đầu căng thẳng của Mỹ và Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh trong công cuộc sản xuất vũ khí hạt nhân. Khi ấy, Washington đang dốc toàn sức lực và chi phí để bảo vệ danh xưng là quốc gia mở ra kỷ nguyên nguyên tử của nhân loại.
Nhưng khi người Liên Xô liên tục lập các chiến tích không gian thể hiện tiềm lực kỹ nghệ vũ trụ vượt bậc, Mỹ dĩ nhiên không cho phép mình thua kém địch thủ trong cuộc đua vào không gian. Trọng trách bắt đầu đặt lên vai Quân đội Mỹ.
Đầu thập niên 1950, khi Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chưa ra đời, bộ ba bộ quân chủng của Quân đội Mỹ là Bộ Lục quân, Bộ Không quân và Bộ Hải quân chịu trách nhiệm hoàn toàn cho chương trình không gian của Mỹ.
Ảnh: Không quân Mỹ.
Trở lại bài phát biểu của Chuẩn tướng Homer Boushey trước Aero Club tại Washington tháng 1/1958, Homer Boushey thẳng thắn thừa nhận rằng trong nội bộ cộng đồng vũ trụ non trẻ của Mỹ tồn tại sự chia rẽ và những bất đồng quan điểm về một căn cứ quân sự hay dân sự trên Mặt Trăng.
Homer Boushey đưa ra ý kiến ủng hộ Mỹ xây dựng căn cứ quân sự trên Mặt Trăng. Ông giải thích: Mặt Trăng cách Trái Đất 384.400 km. Ở khoảng cách này, tên lửa Mỹ đang sở hữu có thể vượt qua trong thời gian 2 ngày.
Việc Mặt Trăng luôn hướng một mặt về Trái Đất mang đến lợi thế cho quân sự Mỹ: Nếu như ở nửa sáng Mặt Trăng, một vật thể rộng 30m có thể quan sát được bằng kính viễn vọng trên Trái Đất, thì tại nửa tối của Mặt Trăng, con người không quan sát được gì.
Homer Boushey tin rằng, điều này sẽ biến Mặt Trăng trở thành địa điểm lý tưởng cho việc tiến hành các hoạt động quân sự bí mật, tránh được mọi sự dòm ngó của địch thủ Liên Xô.
Nếu Mỹ nhanh chóng giành được quyền kiểm soát Mặt Trăng (trước Liên Xô) thì Liên Xô sẽ không thể tấ.n côn.g Mỹ mà không nghĩ đến kịch bản về “một sự hủy diệt lớn” khi Mỹ trả đũa bằng các cuộc phản công bằng tên lửa từ Mặt Trăng 48 giờ sau khi khai chiến.
“Có người từng nói rằng: “Ai thống trị được Mặt Trăng, kẻ đó sẽ kiểm soát được Trái Đất”. Các chiến lược gia của chúng ta đang đán.h giá cẩn thận tuyên bố này, và nếu đúng, thì đã đến lúc Mỹ phải kiểm soát Mặt Trăng rồi.”
Đây là đoạn phát biểu nổi tiếng và mạnh mẽ nhất của Chuẩn tướng Không quân Homer Boushey năm 1958 trước tham vọng Mặt Trăng chưa một quốc gia nào công khai tuyên bố trước đó.
Mặt Trăng cách Trái Đất 384.400 km. Ở khoảng cách này, tên lửa Mỹ đang sở hữu có thể vượt qua trong thời gian 2 ngày. Ảnh: Internet
Đoạn trích từ bài phát biểu của Homer Boushey trên Tạp chí US News & World Report không đề cập quá nhiều đến khả năng tên lửa của Mỹ có thể được phóng thành công từ Mặt Trăng hay không. Tuy nhiên, các thuộc tính của Mặt Trăng có thể giúp Mỹ thực hiện một cuộc tấ.n côn.g phủ đầu khả thi.
Mặt Trăng có trọng lực rất yếu, chỉ bằng 1/6 trọng lực của Trái Đất, do đó, so với việc cất cánh từ Trái Đất, một tên lửa không phải mất quá nhiều năng lượng để phóng đi từ Mặt Trăng.
Chuẩn tướng Không quân Homer Boushey kết thúc bài phát biểu của mình bằng cách đưa ra một giải pháp thay thế cho quân sự hóa Mặt Trăng. Ông cho biết, vào ngày 16/1/1958, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Foster Dulles đã đề xuất thành lập một ủy ban quốc tế nhằm đảm bảo việc sử dụng không gian vũ trụ cho mục đích hòa bình.
9 năm sau đó, ngày 27/1/1967, Mỹ, Liên Xô và Anh ký Hiệp ước ngoài vũ trụ, gồm các nguyên tắc quản lý các hoạt động của các quốc gia trong việc khám phá và sử dụng ngoài vũ trụ, bao gồm cả Mặt Trăng và các thiên thể khác.
Vào thời điểm Hiệp ước ngoài vũ trụ có hiệu lực, Homer Boushey đã nghỉ hưu trong Không quân được 6 năm. Ông kết thúc sự nghiệp của mình ở tuổ.i 52 vào tháng 7/1961 với tư cách là Tư lệnh của Trung tâm Phát triển Kỹ thuật Không quân Arnold ở bang Tennessee.
Vào thời điểm đó, Tổng thống Dwight Eisenhower đã thông qua quân đội để ủng hộ các sứ mệnh thám hiểm không gian dân sự của NASA. Năm 1969, NASA thành công vang dội với sứ mệnh lần đầu tiên đưa người đổ bộ Mặt Trăng thành công trên phi thuyền Apoll 11.
Có thể Mỹ không xây dựng căn cứ quân sự trên Mặt Trăng hay đưa phi hành gia quân đội đổ bộ Mặt Trăng nhưng sự kiện Apollo 11 cách đây 50 năm cũng đủ chứng minh khả năng kiểm soát Mặt Trăng của Mỹ thế kỷ 20.
Đưa người đổ bộ Mặt Trăng – sứ mệnh này cho đến nay chưa có một quốc gia nào lật đổ được của Mỹ!
Chú thích:
(1) Aero Club là một câu lạc bộ hàng không được thành lập vào năm 1909 tại Washington D.C. Câu lạc bộ là nơi các quan chức Mỹ thảo luận về tiến bộ hàng không và hàng không vũ trụ Mỹ.
Bài viết sử dụng nguồn: Wired
Theo Helino
Ấn Độ bắ.n hạ thành công một vệ tinh tầm thấp
Ngày 27-3, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khẳng định, quốc gia này đã bắ.n hạ một vệ tinh bay ở quỹ đạo tầm thấp của Trái đất (độ cao 300km) trong một cuộc thử nghiệm tên lửa.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh: Reuters
Thành công này được đán.h giá là bước tiến lớn đưa New Delhi vào danh sách các cường quốc về không gian.
Trong bài phát biểu được truyền hình trực tiếp toàn quốc, ông N.Modi khẳng định, nhiệm vụ được thực hiện với mục đích hòa bình, không chủ động gây ra một cuộc chiến không gian và không nhắm trực tiếp vào bất kỳ quốc gia nào.
Với cột mốc này, Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 4 sau Mỹ, Nga và Trung Quốc có thể tiến hành một cuộc tấ.n côn.g nhằm vào một vật thể bay trong quỹ đạo Trái đất.
VIỆT LÊ
Theo SGGP