Giải mã yếu tố ‘Neo-bank’ trong nền tảng ngân hàng số toàn năng VPBank NEO
Sự kết hợp giữa ngân hàng và mô hình “Neo-bank” tiên tiến, giúp VPBank NEO vượt ra khỏi khuôn khổ của một ứng dụng ngân hàng điện tử truyền thống.
Neo-bank là gì?
“Neo-bank” là khái niệm mới, xuất hiện trên thế giới từ năm 2017 trong ngành tài chính ngân hàng. Đây là mô hình ngân hàng không chi nhánh, nhưng cung ứng đầy đủ các tiện ích của một ngân hàng trên nền tảng số thông qua ứng dụng Smartphone hoặc thiết bị kết nối Internet. Đặc biệt, chi phí dịch vụ thấp hơn nhiều so với ngân hàng truyền thống.
Mô hình này khá thành công tại châu Âu, Mỹ và châu Á – Thái Bình Dương. Đến tháng 1/2021, có tổng cộng 220 “Neo-bank” trên toàn cầu, trong đó, có những cái tên được nhiều tạp chí kinh tế xếp hạng như: Revolut (Anh), N26 (Đức), Hello Bank! (Pháp),…
Theo báo cáo ngân hàng số của Accenture, tốc độ tăng trưởng của các “Neo-bank” trên thế giới năm 2020 tăng 150% so với năm 2018, vượt xa so với tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng truyền thống ( 1%). Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia dự báo, sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 góp phần giúp “Neo-bank” ngày càng được thế giới ưa chuộng, nhờ giải pháp giao dịch tài chính vượt rào cản vật lý, tạo ra “thách thức” không nhỏ đối với các ngân hàng truyền thống trong cuộc đua giành thị phần khách hàng và cung cấp dịch vụ.
“Neo-bank” tạo ra “thách thức” không nhỏ đối với các ngân hàng truyền thống trong cuộc đua giành thị phần khách hàng và cung cấp dịch vụ.
Tại Việt Nam, chương trình “ Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030″ của Chính phủ nêu rõ, một trong những lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày tới người dân, cần ưu tiên chuyển đổi số là ngành tài chính – ngân hàng. Chính vì vậy, “chuyển đổi số” là kim chỉ nam trong chiến lược của hầu hết các tổ chức tài chính, bằng việc ngân hàng nào cũng ra mắt ứng dụng digital banking cho riêng mình.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đa phần những ứng dụng trên thị trường chỉ dừng lại trong vai trò một phiên bản “mở rộng” của các ngân hàng và thuần chức năng thanh toán thông thường. Việc dựa vào cái gốc là ngân hàng truyền thống dẫn tới các sản phẩm online banking thường có nhiều hạn chế. Chẳng hạn, với một số nghiệp vụ như cho vay, khách hàng vẫn phải tới phòng giao dịch hoặc chưa thể thỏa mãn hết các nhu cầu của mình trên ứng dụng đó.
Mặt khác, nhược điểm lớn của những ứng dụng này, là khả năng kết nối với các nền tảng khác để tạo nên một hệ sinh thái tài chính hoàn chỉnh kém xa những gì mà các Fintech hay ví điện tử có thể mang lại. Chính vì thế, ứng dụng ngân hàng số chưa thu hút nhiều sự hưởng ứng của người dân.
VPBank NEO – Lời giải đáp chuẩn về “Neo-bank” tại Việt Nam
Cuối tháng 6 vừa qua, ngân hàng VPBank giới thiệu tới thị trường nền tảng ngân hàng số toàn năng đầu tiên tại Việt Nam mang tên VPBank NEO, với sứ mệnh là theo chân khách hàng mọi lúc, mọi nơi, đáp ứng tất cả các nhu cầu tài chính, tiện ích cuộc sống của khách hàng một cách đơn giản, thuận lợi và nhanh chóng nhất.
Để có thể thực thi sứ mệnh đề ra, bản thân VPBank NEO tích hợp thành công mô hình “Neo-bank” tiên tiến trên toàn cầu.
Ông Phùng Duy Khương, Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc khối khách hàng cá nhân VPBank khẳng định, một điều thú vị – “Neo-bank” dù là sở trường của Fintech nhưng khi kết hợp với mô hình ngân hàng của VPBank thì VPBank NEO vượt ra khỏi khuôn khổ của một ứng dụng ngân hàng điện tử xưa cũ. Đó không còn là một giải pháp “online” thay thế cho các kênh “offline”, mà VPBank NEO hoàn toàn chủ động phát triển tệp khách hàng riêng của mình, tập trung vào mảng chưa “tới” của hệ thống ngân hàng truyền thống.
VPBank NEO tập trung vào mảng chưa “tới” của hệ thống ngân hàng truyền thống.
VPBank NEO là ngân hàng số không chi nhánh, không phòng giao dịch và là một trong những nền tảng ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam cho phép khách hàng mở tài khoản trực tuyến ngay trên điện thoại thông minh, bằng công nghệ định danh e-KYC tiên tiến nhất. Việc đăng ký tài khoản online không những nhanh chóng, hạn chế đi lại, tiếp xúc trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp, mà còn giúp người dùng tránh được những rủi ro bị giả mạo giấy tờ khi giao dịch trực tiếp.
Hiện tại, VPBank NEO cung cấp các dịch vụ tài chính – tiêu dùng trên điện thoại thông minh, song song với việc mang đến hàng ngàn tiện ích, giá trị khác cho khách hàng thông qua kết nối với các bên thứ 3 và các kênh ngân hàng mới, qua đó giải quyết triệt để mọi nhu cầu lớn bé trên một nền tảng duy nhất mà khách hàng không cần cài đặt nhiều ứng dụng khác nhau.
Ban lãnh đạo VPBank kỳ vọng VPBank NEO nhanh chóng phát triển, tạo ra một nền tảng rộng khắp với hệ sinh thái lớn hơn, cung cấp trải nghiệm người dùng liền mạch ở mọi điểm tiếp xúc, hướng tới tái định vị lại ngành tài chính ngân hàng Việt Nam trong lĩnh vực “Digital Banking”.
“Với mô hình này, khách hàng hoàn toàn chủ động quản lý chi tiêu của mình mọi lúc, mọi nơi mà không còn lo lắng bởi sự cản trở của không gian và thời gian. Nói một cách đơn giản hơn, khách hàng chỉ cần cài đặt VPBank NEO và trải nghiệm mọi dịch vụ hoàn toàn 100% online” , ông Khương chia sẻ.
Khởi động Diễn đàn thách thức công nghệ số Việt Nam
Ngày 9-4, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức số đầu tiên của "Diễn đàn thách thức công nghệ số Việt Nam". Đây là hoạt động tiếp nối chương trình giới thiệu các nền tảng số Make in Vietnam phục vụ chuyển đổi số quốc gia trong "Ngày thứ Sáu công nghệ" trong năm 2020.
Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại sự kiện.
Trong năm 2020, chuỗi sự kiện "Ngày thứ Sáu công nghệ" nhằm giới thiệu các nền tảng số Make in Vietnam đã giới thiệu 38 nền tảng số đã được Cục Tin học hóa đánh giá kỹ lưỡng, là những nền tảng tốt bằng hoặc hơn các giải pháp cùng lĩnh vực của nước ngoài.
Năm 2021, chương trình chính thức khởi động lại với tên gọi mới "Diễn đàn thách thức công nghệ số Việt Nam" với mục tiêu tìm lời giải bằng công nghệ số cho các vấn đề Việt Nam. Khách mời tham gia sự kiện sẽ thể hiện thẳng thắn các góc nhìn đa chiều về nền tảng và được bình chọn công khai cho nền tảng công nghệ Make in Vietnam được giới thiệu.
Đặc biệt, sự kiện có format mới, theo đó bên cạnh phần giới thiệu của đơn vị phát triển nền tảng số, sẽ có thêm phiên tương tác trực tiếp giữa đội ngũ phát triển nền tảng và báo chí, người sử dụng theo hình thức một cuộc tranh biện.
Các bên tham gia sự kiện sẽ được đặt câu hỏi, thể hiện thẳng thắn các góc nhìn đa chiều về nền tảng và cuối phiên mọi người sẽ được bình chọn công khai cho sản phẩm, giải pháp công nghệ Make in Vietnam được chọn giới thiệu.
Số đầu tiên của chương trình, Bộ Thông tin và Truyền thông giới thiệu đến công chúng nền tảng quản lý nhà xe thông minh Anvui của Công ty cổ phần công nghệ An Vui.
Nền tảng công nghệ này nhằm số hóa ngành vận tải hành khách đường dài, giúp các doanh nghiệp vận tải hành khách chuyển đổi số, quản trị khoa học, tối ưu hóa giúp giảm bớt lãng phí xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh trước cuộc cách mạng công nghệ.
Theo ông Phan Bá Mạnh, CEO Công ty An Vui, bắt đầu được phát triển từ năm 2015, đến nay nền tảng quản lý nhà xe thông minh Anvui đã có 28 module giúp số hóa toàn bộ quy trình vận hành nhà xe. Hiện có trên 150 hãng vận tải, với khoảng 4.000 xe khách đaung sử dụng nền tảng Anvui.
Nền tảng Anvui hỗ trợ các nhà xe quản lý bán vé, tài xế, khách hàng, hàng hóa, xăng dầu và tài chính cũng như xây dựng thương hiệu, được cung cấp tổng đài AI, hệ thống định vị GPS, vé và hợp đồng điện tử. Nhờ đó, các nhà xe tiết kiệm được 30% chi phí nhân lực, 60% chi phí giao tiếp và tăng 30% doanh thu bán vé.
Tại sự kiện, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng đánh giá: "Nền tảng quản lý nhà xe của An Vui là một thí dụ cho một sản phẩm được tạo ra từ sự đồng cảm. Có thể là sự đồng cảm với những câu chuyện của nhiều công nhân làm việc xa nhà nhiều năm liền không được về quê ăn Tết, nhiều em sinh viên không được đoàn tụ với gia đình dịp cuối năm vì không thể mua được vé tàu xe, hay có thể lớn hơn là sự đồng cảm với tình cảnh khó khăn của nhiều hãng vận tải trong nước vì không thể cạnh tranh được với các nền tảng taxi công nghệ..."
Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cũng cho biết, nếu năm 2020 là năm đưa chuyển đổi số ra ánh sáng, biến chuyển đổi số thành một khái niệm phổ biến của toàn dân, thì năm 2021 sẽ là năm để chuyển đổi số chủ động đi tìm những nỗi đau, những vấn đề của xã hội để giải.
Đó cũng sẽ chính là tinh thần, kim chỉ nam của chuyển đổi năm trong năm 2021 và được cụ thể hóa rõ nhất bằng chủ đề của "Diễn đàn thách thức công nghệ số Việt Nam.
Khởi động chương trình Ngày Chuyển đổi số Việt Nam 2021 Ngày Chuyển đổi số Việt Nam 2021 (Vietnam DX Day 2021) dự kiến sẽ có sự tham gia của 3.000 đại biểu. Chương trình sẽ tập trung vào 4 nội dung chính: Cập nhật xu thế chuyển đổi số; giới thiệu phương pháp chuyển đổi số hiệu quả; chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số thành công; và kết nối cung cầu chuyển...