Giải mã vụ lùm xùm Facebook – Google – Apple đang náo động mấy ngày nay
Một trong những chủ đề nóng nhất tuần này có lẽ là mối quan hệ phức tạp giữa Facebook – Google – Apple xoay quanh vấn đề quyền riêng tư.
Tối thứ Ba vừa qua, trang tin TechCrunch bất ngờ đăng tải một bài viết khá nhạy cảm với nội dung xoay quanh việc Facebook đã trả 20 USD cho người dùng – trong đó có nhiều người dùng tuổi teen – để được phép theo dõi các hoạt động của khách hàng trên iPhone của họ. Phương thức của Facebook là chỉnh sửa một ứng dụng VPN, đặt tên nó là Facebook Research, sau đó lừa App Store để tung nó lên cửa hàng ứng dụng này và sử dụng các nền tảng thử nghiệm beta không phải của Apple như Applause, BetaBound, và uTest nhằm tránh vi phạm các chính sách của Apple đối với các phần mềm trên nền tảng của họ.
Là một phần của “Project Atlas”, Facebook yêu cầu những người tham gia thử nghiệm cài đặt ứng dụng Research thông qua một URL và xác thực ứng dụng bằng cách cài đặt một chứng nhận doanh nghiệp riêng rẽ, cấp cho ứng dụng những quyền đặc biệt để giám sát và truy cập dữ liệu người dùng. Chỉ vài giờ sau khi bài báo được đăng tải, Facebook cho biết họ đã đóng cửa ứng dụng Research.
Chứng nhận doanh nghiệp trên iOS vốn được dùng để cho phép các nhà phát triển thử nghiệm các ứng dụng trong nội bộ công ty, để họ có thể thử nghiệm sâu rộng phần mềm của mình trong các điều kiện thực tế. Nó giúp đảm bảo phiên bản cuối cùng của ứng dụng sẽ hoàn toàn không có lỗi khi chuyển đến người dùng.
Theo chính sách của Apple, một công ty không thể phân phối các ứng dụng nội bộ đến người dùng, rồi yêu cầu họ ký ứng dụng đó với chứng nhận nhà phát triển doanh nghiệp, và thu thập dữ liệu. Do đó, Apple đã thu hồi chứng nhận nhà phát triển doanh nghiệp của Facebook vào thứ Tư.
“ Chúng tôi thiết kế Chương trình Nhà phát triển Doanh nghiệp chủ yếu để phục vụ phân phối ứng dụng nội bộ trong một tổ chức. Facebook đã sử dụng tư cách thành viên của họ để phân phối một ứng dụng thu thập dữ liệu đến người tiêu dùng, rõ ràng là một hành vi phá vỡ thỏa thuận của họ với Apple. Bất kỳ nhà phát triển nào đang sử dụng chứng nhận doanh nghiệp để phân phối các ứng dụng đến người tiêu dùng sẽ bị thu hồi chứng nhận của họ, và đây là cách Apple làm để bảo vệ người dùng và dữ liệu của họ”.
Việc Apple thu hồi chứng nhận đã khiến toàn bộ các ứng dụng nội bộ Facebook trên iOS ngừng hoạt động, bao gồm ứng dụng đưa đón hãng dùng để vận chuyển nhân viên giữa các phần khác nhau trong trụ sở khổng lồ của mình. Các nhân viên Facebook tỏ ra khó chịu vì rạn nứt trong quan hệ giữa hai công ty. Một người trong số đó nói rằng “ đây có lẽ là một trong những điều tồi tệ nhất xảy đến với nội bộ công ty“, và “ Apple ghét Facebook nên đây là nỗ lực của họ nhằm hạ bệ Facebook“.
Trong khi đó, TechCrunch tiếp tục phát hiện ra Google cũng sử dụng chứng nhận nhà phát triển doanh nghiệp để phân phố một ứng dụng iOS tương tự gọi là Screenwise Meter. Ứng dụng này thưởng cho người dùng vì cho phép nó truy cập đến dữ liệu sử dụng điện thoại trên thiết bị người dùng. Google đã nhanh chóng xin lỗi và đóng cửa ứng dụng.
Đầu buổi sáng hôm nay, Apple tiếp tục thu hồi chứng nhận nhà phát triển doanh nghiệp của Google – khiến một số phiên bản cũ của Maps, Gmail, và ứng dụng gọi cafe nội bộ của công ty không thể hoạt động được nữa. Chỉ trong vòng vài giờ, Google tuyên bố chứng nhận doanh nghiệp của mình đã được khôi phục. Đêm qua, Apple cũng đã phục hồi chứng nhận của Facebook.
Chưa hết: hôm qua, Facebook gửi đi một ghi chú nội bộ với nội dung bảo vệ Chương trình Nghiên cứu của mình. Đoạn ghi chú nói rằng khẳng định của TechCrunch về việc Facebook đang theo dõi người dùng là sai. Công ty không thừa nhận hay xin lỗi vì vi phạm chính sách quyền riêng tư của Apple; thay vào đó họ nói rằng “ Quan điểm của Apple là chúng tôi đã vi phạm các điều khoản của họ khi sideload ứng dụng này, và họ quyết định những luật lệ đối với nền tảng của họ“.
Trong khi Apple tích cực tìm cách ngăn các công ty lạm dụng chương trình nhà phát triển doanh nghiệp, một số chuyên gia lại nghĩ rằng hãng sản xuất iPhone đã nắm quá nhiều quyền lực.
Rõ ràng việc kiểm soát các công ty như Apple là cần thiết, nhưng trong ví dụ cụ thể này, hãng đơn giản chỉ tuân thủ các quy định App Store mà thôi.
Nếu có điều gì có thể rút ra từ vụ việc lần này, thì đó là Facebook cần nghiêm túc đánh giá lại các phương thức thu thập và kiếm tiền từ dữ liệu người dùng nhằm giữ cho các cổ đông luôn vui vẻ. Từ ghi chú nội bộ của công ty, có thể thấy rõ ràng Facebook không hề muốn xin lỗi về những điều này!
Tham khảo: TheNextWeb
14 sản phẩm thất bại ê chề nhất trong lịch sử Google
Thành công lớn của Google không đồng nghĩa với việc hành trình chinh phục người dùng của họ hoàn toàn bằng phẳng.
Không có bất kì một công ty nào trên thế giới có một danh mục sản phẩm hoàn hảo và đặc biệt với những công ty thích những ý tưởng mới như Google thì sự thất bại dường như là... hiển nhiên. Dưới đây là 14 thất bại lớn nhất trong lịch sử Google.
14. Google Offers
Video đang HOT
Vòng đời: 2011 - 2014
Google Offers ra mắt trong thời kì hoàng kim của các dịch vụ như Groupon hay Living Social và khi xu hướng cung cấp mã giảm giá hay coupon giảm nhiệt thì Google Offers cũng không còn giữ được chỗ đứng của mình.
13. Google Web Accelerator
Vòng đời: 2005 - 2008
Google Web Accelerator ra đời với mục tiêu giúp người dùng tăng tốc độ duyệt web bằng cách giảm thời gian tải trang. Sản phẩm này dù vậy dính quá nhiều lỗi, bao gồm cả vêic không chạy được video trên YouTube. Nó bị Google khai tử năm 2008.
12. Google Video
Vòng đời: 2005 - 2009
Khi YouTube bắt đầu thu hút được sự chú ý vào năm 2005, Google quyết định ra mắt dịch vụ video của riêng mình - Google Video. Một năm sau đó, Google Video thể hiện sự "bất lực"của mình trong việc cạnh tranh và Google thực hiện mua lại YouTube với giá 1,65 tỷ USD. Tính đến tháng 5 năm 2018, YouTube có 1,8 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng.
11. Jaiku
Vòng đời: 2007 - 2012
Jaiku là một dịch vụ blog được phát triển ở Phần Lan mà Google mua lại năm 2007 để cạnh tranh với Twitter. Đến năm 2009, Google công bố sẽ cung cấp mã nguồn Jaiku dưới dạng mở và sẽ không còn duy trì phát triển dịch vụ này nữa. Do thiếu người dùng, cuối cùng thì Jaiku đóng cửa vào năm 2012.
10. Google Health
Vòng đời: 2008 - 2012
Google Health cho phép người dùng cho phép người dùng nhập vào các thông tin sức khỏe của mình với mục tiêu trở thành một nơi lưu trữ dữ liệu sức khỏe tổng hợp để cung cấp nhanh cho các đơn vị cung cấp dịch vụ thăm khám, sức khỏe. Các quan ngại về bảo mật và sự cạnh tranh lớn trong lĩnh vực này là một vài lý do khiến Google không còn hứng thú duy trì Google Health.
9. Google Answers
Vòng đời: 2002 - 2006
Google Answers cho phép người dùng gửi lên các câu hỏi và đưa ra số tiền cụ thể họ sẵn sàng trả để nhận được câu trả lời. Người dùng theo đó có thể phải bỏ ra từ 2 USD đến 200 USD cho mỗi câu trả lời mình nhận được - và Google giữ lại một phần trong số này. Không thu hút được số lượng người dùng đủ lớn, Google Answers đóng cửa năm 2006.
8. Google X
Vòng đời: 16 tháng 3 năm 2005
Là một giao diện thay thế cho Google Search, Google X cho phép người dùng tìm kiếm dựa trên các danh mục như Groups, Local hay Images. Dịch vụ này chỉ được đưa lên công khai trong đúng một ngày và đến nay tên gọi Google X được sử dụng cho bộ phận nghiên cứu của Google.
7. Google Buzz
Vòng đời: 2010 - 2011
Google Buzz là một sự giao thoa giữa mạng xã hội và dịch vụ nhắn tin nhanh khi cho phéo người dùng chia sẻ đường dẫn, hình ảnh, video, trạng thái... Những "cuộc hội thoại" diễn ra và được sắp xếp bên trong Gmail. Google về sau biến Buzz thành một tính năng mặc định cho người dùng Gmail và nhận được sự phản đối lớn từ phía người dùng. Thậm chí, hãng này còn phải đối mặt với vụ kiện liên quan đến quan ngại về bảo mật, Buzz đóng cửa 18 tháng sau ngày ra mắt.
6. Google Lively
Vòng đời: Tháng 7 năm 2008 - Tháng 12 năm 2018
Ra mắt vào tháng 7 năm 2008 và đóng cửa vào tháng 12 cùng năm, Google Lively là một thế giới ảo chạy trên môi trường web. Thời điểm đó, The New York Times bình luận dịch vụ này như thể là một cách "như kiểu hoạt hình để trò chuyện trong các chat room." Google chia sẻ họ nhận được khá nhiều tán dương cho sản phẩm Google Lively nhưng vẫn quyết định đóng cửa nó chỉ sau bốn tháng rưỡi để "tập trung nguồn lực và tập trung thêm vào các sản phảm lõi như tìm kiếm, quảng cáo và ứng dụng."
5. Knol
Vòng đời: 2008 - 2012
Knol là cách đáp trả của Google với Wikipedia. Knol theo đó là một thuật ngữ được Google tạo ra với ý nghĩa là "đơn vị tri thức". Với mục tiêu trở thành nơi người dùng chia sẻ các bài viết về nhiều lĩnh vực, Knol rất tiếc lại không có số lượng người dùng đủ lớn và đóng cửa năm 2012.
4. Dodgeball
Vòng đời: 2005 - 2009
Được Google thâu tóm vào năm 2005, Dodgeball là dịch vụ cho phép người dùng check-in các địa điểm bằng tin nhắn văn bản. Hai người đồng sáng lập của Dodgeball là Alex Rainert và Dennis Crowley rời Google tháng 4 năm 2007 liên quan đến những bất đồng với công ty này bởi Google "không dành nhiều sự chú ý cho Dodgeball như những gì nó xứng đáng." Crowley sau đó sáng lập Foursquare năm 2009 - cùng năm Dodgeball đóng cửa.
3. Google Glass
Vòng đời: 2012 - chưa rõ
Kính thông minh Google Glass được Google phát triển với ứng dụng đầy tham vọng là đưa các thông tin số vào thế giới thực của con người.
Với giá thành cao (1.500 USD/ chiếc), phần mêm chưa hoàn thiện và ngoại hình khá kì quặc, Google dừng bán kính Google Glass thế hệ đầu vào năm 2015.
2. Nexus Q
Vòng đời: Chưa được tung ra thị trường đại trà
Nexus Q là một sản phẩm hỗ trợ streaming video cho phép người dùng chơi các nội dung từ YouTube hay Google Music trên TV. Được công bố tại sự kiện Google I/O vào năm 2012 với giá bán 299 USD, Nexus Q không được đón nhận nồng nhiệt bởi mức giá cao trong khi đó tính năng lại hạn chế.
1. Google Wave
Vòng đời: 2009 - 2012
Được tạo ra bởi những người đã phát triển Google Maps, Goolgle Wave có một mục tiêu tham vọng là tái định hình email với nhiều tính năng cho phép làm việc nhóm trên các tài liệu. Thế nhưng, người dùng nhanh chóng cảm thấy Wave quá khó sử dụng và Google dừng phát triển thêm ứng dụng này vào năm 2010. Đến năm 2012, Wave chính thức đóng cửa.
Theo Báo Mới
Huawei đang hợp tác với Google phát triển Fuchsia, hệ điều hành thay thế Android Android vẫn đang là hệ điều hành dành cho di động phổ biến nhất thế giới, nhưng đã có khá nhiều thông tin về việc Google muốn thay thế nó bằng một hệ điều hành linh hoạt hơn, có thể hoạt động trên các thiết bị di động, thiết bị thông minh, máy tính và làm được nhiều thứ khác có tên gọi...