Giải mã vì sao người bị ung thư nên kiêng đi đám ma?
Để có thông tin nhiều chiều về vấn đề này, PV đã có cuộc trao đổi với Lương y Phùng Tuấn Giang – người phụ trách phòng khám Đông y Thọ Xuân Đường
Mặc dù chưa có cơ sở khoa học để giải thích việc bị ung thư nên kiêng đi đám ma nhưng trong kinh nghiệm dân gian đã tồn tại quan niệm đó.
Bị ung thư nên kiêng đám ma vì… “vía lạnh”?
Lương y Phùng Tuấn Giang đang bắt mạch cho người nước ngoài.
Thời gian gần đây, sau câu chuyện của lương y Phùng Tuấn Giang (chủ cơ sở y tế Thọ Xuân Đường, Thanh Xuân, Hà Nội) về phương pháp điều trị ung thư, 1 số người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân đã chia sẻ tin tức về cách chữa ung thư được họ “lĩnh hội” từ vị lương y này.
Theo đó, có một “lời dặn” đáng được lưu tâm mà người bị bệnh ung thư vẫn rỉ tai nhau sau khi tới đây. Đó là, bệnh nhân phải kiêng bị kích thích, stress và… đi đám ma. Chia sẻ về phương pháp mới nghe qua có vẻ rất “dị” này, lương y Đỗ Thị Ngọ (Hòa Bình), người được tôn vinh là “Lương y tiêu biểu vì sức khỏe cộng đồng” năm 2014, nhấn mạnh việc bị bệnh ung thư phải kiêng đi đám tang là đúng.
Bởi lẽ, với những người bị bệnh ung thư nói riêng, người ốm nói chung, sức đề kháng của họ yếu, khi tới chỗ lạnh dễ khiến cơ thể mệt thêm và sinh bệnh. “Đặc biệt với người mắc bệnh ung thư, trong cơ thể họ có những tế bào lạ tạo thành ung thư nên kháng thể yếu, không chống cự được cái “lạnh” ở đám tang, sẽ bị ốm lâu và bệnh nặng hơn khi tiếp xúc với nơi đó. Có người mới ốm dậy mà đi bốc mộ sau đó càng ốm lâu vì khi đó sức đề kháng yếu, họ không chịu được vía lạnh”, lương y Ngọ kể lại câu chuyện mình đã từng gặp trong thực tế.
Lương y Phạm Thị Hồng.
Có cùng quan điểm với lương y Ngọ, lương y Phạm Thị Hồng – vị lương y mà tên tuổi của bà gắn liền với “kỳ án hiếp dâm ở Hà Đông” hay còn gọi “kỳ án huyệt trai trinh” cũng cho rằng, những người mắc bệnh ung thư nên kiêng đi tới đám tang.
“Người bị bệnh ung thư nên kiêng đi đám tang vì họ rất nhạy cảm với những nơi đó. Đám tang “lạnh” mà sức khỏe họ kém. Thêm vào đó ở đám tang “dương khí” kém, phần “âm khí” lại nhiều nên sức khỏe người bệnh sẽ đau đớn hơn dẫn tới bệnh tiến triển nhanh.
Video đang HOT
Mỗi người sẽ có mỗi cách hiểu về ý kiến “bệnh ung thư nên kiêng đám ma”. Kinh nghiệm của tôi chỉ ra là như thế, còn trong Đông y chưa thống nhất được quan điểm” – lương y Hồng cho hay.
Theo như Lương y Phùng Tuấn Giang: “Tôi hành nghề khám chữa bệnh Đông y được khoảng 20 năm. Bản thân tôi đã được Sở Y tế Hà Nội cấp Giấy phép hành nghề Lương y đa khoa, nghĩa là được phép khám, chữa nhiều loại bệnh liên quan đến hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, xương khớp… Đối với các bệnh nhân ung thư, tôi khám, kê đơn thuốc cho họ nhằm mục đích nâng cao thể trạng, kéo dài thời gian sống.
Bệnh nhân bị ung thư đến khám ở Thọ Xuân Đường mắc nhiều loại ung thư khác nhau và ở các giai đoạn bệnh khác nhau. Tôi chỉ sử dụng những kiến thức về nam y, nam dược để hỗ trợ điều trị ung thư chứ chưa bao giờ khẳng định bản thân đã chữa khỏi bệnh ung thư”.
Bệnh nhân khi có bệnh thường rất hoang mang, luôn kỳ vọng vào những phương pháp chữa trị mới. Để tránh hiểu lầm, ngay khi tiếp xúc với bệnh nhân, tôi luôn khẳng định “mọi biện pháp chỉ mang tính hỗ trợ, duy trì”, đồng thời phân tích để họ hiểu rõ bệnh mình đang mắc, có chế độ ăn uống phù hợp để thay đổi khả năng miễn dịch, đào thải của cơ thể. Từ đó, mỗi bệnh nhân có nhìn nhận toàn diện về căn bệnh, điều chỉnh việc ăn uống, tập luyện và có ý chí chiến thắng bệnh tật…
Chưa có cơ sở khoa học về việc bị ung thư nên kiêng đám ma
Còn vị bác sỹ hiện đang công tác tại khoa Nội Trung tâm Y tế lao động (Bộ Nông nghiệp và PTNT) thì khẳng định việc kiêng đi đám tang đối với bệnh nhân ung thư là chưa có cơ sở khoa học. Các chương trình học mà ông được “lĩnh hội” từ các giáo sư, bác sỹ đầu ngành trong lĩnh vực Y tế cũng chưa khi nào thấy đề cập tới điều này.
Tuy nhiên, vị bác sỹ này cũng thấy lạ khi nhìn nhận ở góc độ tâm linh và kinh nghiệm dân gian thì điều ấy là có. “Tôi đã từng gặp trường hợp phụ nữ có thai khoảng 8 tháng đi đám ma về và phải đi sinh non. Hoặc có người đang bình thường, từ trước tới nay cơ thể không phát hiện ra bệnh tật gì. Sau khi đi đám ma về thấy hạch nổi lên rất nhanh. Khi đó mới phát hiện ra mình bị bệnh. Bản thân tôi cũng chưa gặp được ai để giải thích được điều này. Theo tôi quan điểm, đó là kinh nghiệm dân gian đúc rút ra. Không mất tiền bạc, không vất vả gì thì cứ kiêng cho chắc”, vị bác sỹ này chia sẻ.
Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, Lương y Phó Hữu Đức (Chủ tịch Hội Đông y quận Cầu Giấy, Hà Nội), người đã có rất nhiều năm kinh nghiệm với lĩnh vực Đông y lại hoàn toàn xa lạ với điều kiêng kị này. “Đó có lẽ chỉ là kinh nghiệm dân gian còn chính thống thì không có. Bản thân tôi chưa bao giờ gặp trường hợp nào như thế trong Y học. Vía lạnh không có ảnh hưởng gì. Còn nói về cách chữa bệnh ung thư, trước tiên phải xác định được đó là loại bệnh gì thì mới có phương pháp điều trị phù hợp”, lương y Đức cho hay.
Trao đổi với phóng viên, bà Trần Thị Nhị Hà, Trưởng phòng Quản lý hành nghề y tư nhân (Sở Y tế Hà Nội) khẳng định, cơ sở Thọ Xuân Đường của Lương y Phùng Tuấn Giang đã được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động vào ngày 15/8/2012. Cụ thể, bà Hà nói: “Cơ sở này đã được Sở Y tế tổ chức thẩm định và cấp phép theo quy định của Thông tư 41 của Bộ Y tế. Phạm vi hoạt động chuyên môn là xem mạch, kê đơn bốc thuốc, bấm huyệt. Chỉ có phương pháp hỗ trợ điều trị ung thư, nâng cao thể trạng, giải độc để hạn chế tác dụng của xạ và hóa trị liệu, chưa có bài thuốc nào là điều trị ung thư”.
Hàn Phong
Theo_Người Đưa Tin
Lương y Phùng Tuấn Giang: "Tôi đã chữa 5.000 bệnh nhân ung thư"
Lương y Phùng Tuấn Giang, chủ nhà thuốc Thọ Xuân Đường vừa được Tổ chức Kỷ lục Châu Á ghi nhận kỷ lục khi chữa cho 150.000 bệnh nhân ở 102 quốc gia trên thế giới.
Lương y Giang đang bắt bệnh cho người nước ngoài.
Chữa nhiều bệnh thế giới đang bó tay?
Vừa qua, lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ nhiệm Nhà thuốc Đông y Thọ Xuân Đường (cơ sở ở Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội) đã đón nhận bằng Tiến sĩ danh dự của ĐH Kỷ lục thế giới và Đĩa vàng khoa học Sáng tạo TG do Viện Hàn lâm KH Sáng tạo TG trao tặng.
Đồng thời, ông cũng đón nhận kỷ lục "Người chữa bệnh cho nhiều bệnh nhân ở các nước trên thế giới bằng Nam y Việt Nam" của Tổ chức Kỷ lục châu Á; Kỷ lục Việt Nam Nhà thuốc Đông y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam. Hiện ít có dòng họ giữ được trọn vẹn nghề y truyền thống như Thọ Xuân Đường, vì thế Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục cho nhà thuốc này là Nhà thuốc gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam với gần 400 năm, và họ Phùng cho đến đời lương y Phùng Tuấn Giang hiện nay đã là đời thứ 16.
Tại sao 150.000 bệnh nhân ở 102 nước tìm đến ông? Vị lương y này nói, không phải vì dịch vụ hay tuyên truyền tốt mà đó chính là các thế mạnh chữa các bệnh khó mà thế giới đang bó tay như ung thư , xơ cứng bì, loạn dưỡng cơ duchenne, động kinh, hen...
Hiện nay Trung Quốc có 20 triệu người mắc căn bệnh này mà họ điều trị không hiệu quả, trong lúc Thọ Xuân Đường đã chữa thành công cho hàng trăm người Trung Quốc kéo sang chữa theo Nam y Việt Nam. Điều đặc biệt hơn cả là tại Thọ Xuân Đường đa chữa thành công những ca bệnh khó chữa nhất như loạn dưỡng cơ ducheene, do mất một đoạn nhiễm sắc thể của gen, hay gặp ở trẻ em và hiện trên thế giới chưa có thuốc đặc hiệu.
Sinh năm 1974, từ nhỏ, lương y Phùng Tuấn Giang đã được ông bà nội và bố "cầm tay chỉ việc" học làm thuốc cứu người. Tiếp xúc với hàng nghìn người bệnh, chứng kiến nỗi đau của họ, ông luôn đau đáu trau dồi, học hỏi, thức trắng nhiều đêm tìm ra các phương thuốc để giành mạng sống cho mọi người.
Vị lương y trẻ cho biết, nhờ lòng yêu nghề, hiếu học và rất may mắn nên "tôi đã được học và có điều kiện gần gũi với gần 30 thầy trong và ngoài nước; được các thầy nhận làm đệ tử cầm tay chỉ việc", đó là các thầy Đỗ Tất Lợi, Lê Văn Sửu, Đào Kim Long, Nguyễn Tài Thu, Lê Đắc Quý, Vương Chấn,... Tôi học ở mỗi thầy bài học hay riêng; sau đó tổng hợp lại và, nhờ vậy, tay nghề được chắc chắn hơn lên".
Bên cạnh người đứng đầu, ở Nhà Thuốc Thọ Xuân Đường có một đội ngũ cộng sự đông đảo, gồm các lương y bắt mạch, bốc thuốc và cả các bác sĩ, nhân viên y tế chuyên chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm và sử dụng thành thạo các máy chẩn đoán và thăm dò chức năng, đo kinh lạc vi tính... Nhờ vậy, theo lời lương y Phùng Tuấn Giang, anh cùng với các cộng sự của mình đã "có thể bắt đầu tiến hành được phương pháp chẩn trị kết hợp Tây - Nam Y với thất chẩn (7 phương pháp chẩn đoán), áp dụng toàn bộ cận lâm sàng Tây y như là một phương pháp chẩn đoán bổ sung.
Cụ thể hơn, ngoài vận dụng kinh nghiệm gia truyền chẩn và trị bệnh của Nam Y thuần túy, trong y thuật Thọ Xuân Đường đã sử dụng kết hợp chẩn đoán của y học cổ truyền với các phương tiện chẩn đoán lâm sàng hiện đại trên các máy chẩn đoán và thăm dò chức năng DDFAO - PRO MEDISCANM, siêu âm 4 chiều vv...nhằm xét nghiệm lâm sàng tổng hợp, đo kính lạc vi tính, đo loãng xương... giúp cho việc phát hiện bệnh khoa học và chính xác hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống, từ đó quá trình điều trị cũng đạt được hiệu quả tốt hơn.
Ông bảo, nhiều trường hợp bệnh nhân nghèo không có tiền chữa bệnh đến đây khám, ông đều tặng thuốc miễn phí, không lấy tiền. Có bệnh nhân đến đây khóc, quỳ lạy coi ông như "bồ tát". Ông kể: "Hai mẹ con ở Hà Tĩnh ra đây khóc từ ngoài cửa khóc vào kêu "bác ơi cứu cháu với!". Bà mẹ bị thần kinh, người con bị động kinh nhìn rất thương.
Nhà họ nghèo không có nhiều tiền chữa bệnh, thấy hoàn cảnh của họ như thế, tôi không lấy một đồng nào. Hiện nay, cháu bé vẫn đang lấy thuốc và châm cứu miễn phí tại đây. Tôi chưa bao giờ lấy tiền biếu, cảm ơn của bệnh nhân. Có người mang con gà, cân khoai, gạo đến bắt tôi phải nhận vì nhà họ không có tiền. Điều tôi trân trọng chính là tấm lòng của họ và khi họ hết bệnh thì đó là niềm vui của tôi", lương y Giang nói.
Hơn 5000 người bệnh ung thư được chữa khỏi?
Ông Giang cho biết: "Trong hàng trăm nghìn người đến đây cầu cứu mạng sống thì có khoảng 5.000 - 6.000 bệnh nhân mắc căn bệnh ung thư và sau một thời gian được chữa đã khỏi hoặc đỡ". Vừa trò chuyện, ông vừa lật giở cuốn sổ dày hàng gang tay lưu lại hồ sơ bệnh án của bệnh nhân. Trong đó có ghi lại toàn bộ kết quả trước và sau khi chữa cho người bệnh, kèm địa chỉ, số điện thoại liên hệ. "Nhiều người nghe kể chuyện tôi chữa được như vậy họ không tin vì họ nghĩ rằng ung thư là án tử. Nhưng nếu bằng chứng sống là hàng nghìn người đến đây tan bệnh thì không thể nói là ăn may được", vị lương y này nói.
Lương y Phùng Tuấn Giang giải thích: Ung thư được chia ra làm 2 ngưỡng: Ngưỡng khoa học (giai đoạn phát hiện sớm, có thể đẩy lùi hoặc khỏi hoàn toàn) và ngưỡng thứ 2 là phi khoa học (quá nặng, di căn ung thư, sức khỏe suy kiệt, bệnh viện trả về). Những người trong giai đoạn 2 được chữa khỏi là một kỳ tích. Tuy nhiên, kỳ tích xảy ra khi đảm bảo 3 yếu tố: Gặp thầy gặp thuốc, chữa đúng phương pháp; Bệnh nhân có ý chí chiến thắng bệnh tật, ý chí được nhân lên bằng niềm tin và chăm sóc của người nhà; Hồng phúc của gia đình .
Một ngày va chạm với sự sống cái chết, giành giật nó cho họ, mỗi bệnh nhân đối với ông đều đáng nhớ. Gần đây nhất, bệnh nhân Đào Hồng Minh (54 tuổi) bị U lympho không Hodgkin và viêm đa dây thần kinh đến gặp ông khi bệnh viện trả về. Bệnh nhân không đi được, người nhà phải bế vào khám, bệnh viện nói bệnh nhân chỉ sống không quá một tuần. Nhưng sau một tháng điều trị dùng thuốc ở đây, sức khỏe bệnh nhân Minh đã được cải thiện, tóc mọc ra đen hơn. Sau hai tháng, bệnh nhân này chân tay hết co quắp, lưỡi không bị rụt. Sau 3 tháng có thể đứng, bước đi từ từ...
Khi được hỏi về phương pháp lập nên kỳ tích ấy, lương y Giang nói đến phương pháp "kỳ môn y pháp". Lương y Phùng Tuấn Giang cho biết, "bài thuốc" chữa trị bệnh ung thư quan trọng nhất ở đây là "kỳ môn y pháp". Theo "bài thuốc", có 64 vị thuốc được người thầy thuốc dùng theo các trận đồ khác nhau hay được xếp như thế bàn cờ. Những vị thuốc này hoàn toàn không có độc tính, giàu tạp chất flavonoids và không gây tác dụng phụ. Nhưng để chữa được các bệnh nan y như bệnh ung thư bằng kỳ môn y pháp thì người thầy thuốc phải biết cách dùng trận đồ sao cho phù hợp với từng loại, người bệnh nhân và bước phát triển bệnh cụ thể chứ không phải theo một khuôn mẫu chung.
Đặc biệt là tất cả các dược liệu mà lương y sử dụng đều từ cây cỏ và động vật không còn chất độc, không có tác dụng phụ. Mục đích của việc sử dụng này nhằm để phục hồi khả năng phòng vệ của cơ thể giúp loại dị vật, tổ chức lạ và tế bào lạ, dần dần làm cho ung thư di căn ngừng lại đến khi khối u nhỏ dần và khỏi hẳn.
Ngoài việc sử dụng "kì môn y pháp" ra, ở Thọ Xuân Đường, trong phương pháp hỗ trợ điều trị ung thư còn sử dụng thêm bài thuốc gia truyền mà lương y Phùng Tuấn Giang đã học được từ các đời trước và được phát triển thêm theo kinh nghiệm chữa bệnh của mình. Bài thuốc bao gồm nhiều vị khác nhau trong đó có môt số các vị chính như sâm Ngọc Linh, cóc, bọ cạp Việt Nam, tinh nghệ... Trong đó, lương y cho biết sâm Ngọc Linh là một trong những vị thuốc chính và vô cùng cần thiết trong bài thuốc của mình.
Ngoài ra, ông chia sẻ: "Có người mắc ung thư, họ ăn chay niệm phật rồi tự khỏi. Vì sao? Cơ thể con người là một bộ máy điều chỉnh hoàn hảo. Quy luật sinh học, y học môi trường nghĩa là sẽ tự đào thải vật lạ, chất độc khỏi cơ thể. Hiện nay, con người đang mắc bệnh do chính chúng ta mang lại bởi thức ăn không an toàn, ăn quá mức, sai nguyên tắc, ô nhiễm môi trường... Vậy thì mình phải có sự thay đổi căn bản từ gốc của bệnh, đó là từ ăn uống. Phương pháp chữa của tôi là thay đổi cơ thể đúng với quy luật của tự nhiên, tạo hóa. Hơn nữa, niềm tin tiết ra hóc môn nội sinh làm đào thải vật lạ. Thuốc chỉ là một biện pháp, nên kết hợp với các phương pháp dưỡng sinh, khí công, yoga, ngồi thiền, tập luyện khoa học, ăn uống...".
Được biết, gần đây lương y Phùng Tuấn Giang tổ chức chương trình giúp 50 người chia tay thành công bệnh tiểu đường sau 72 giờ bằng phương pháp ăn uống. Nhận bằng tiến sĩ danh dự và kỷ lục châu Á nhưng đối với ông, mọi thứ vẫn chưa dừng lại. Ông nói: "Tôi cần nỗ lực hơn nữa, cống hiến hơn nữa cho Nam y, Nam dược Việt Nam để xứng đáng hơn phần thưởng mọi người dành cho mình". Tháng 6 tới đây, lương y Phùng Tuấn Giang sẽ sang Ấn Độ để nói chuyện với 6000 nhà khoa học và sẽ được Thủ tướng Ấn Độ trao giải thưởng cá nhân xuất sắc toàn cầu.
Anh Khoa
Theo_Người Đưa Tin
Tộc người "ngủ ngồi": Nhúng trẻ sơ sinh xuống nước lạnh! Trẻ con Đan Lai khi được sinh ra, dù mùa đông lạnh buốt hay mùa hè, đều được nhúng xuống dòng Khe Khặng. Người Đan Lai quan niệm, đó là thử thách mà mỗi con người phải vượt qua ngay từ ngày chào đời. Đứa trẻ nào vượt qua được thử thách này sẽ khỏe mạnh. Thử thách đầu đời Trải qua hàng...