Giải mã vị ngon bánh gai Tứ Trụ Thanh Hóa nức tiếng
Bánh gai Tứ Trụ là đặc sản không thể thiếu trong bản đồ ẩm thực xứ Thanh, món bánh dân dã, đậm đà vị quê khiến bất cứ ai thưởng thức cũng gật đầu tấm tắc khen ngon.
Bánh gai Tứ Trụ – món ngon Thanh Hóa không thể chối từ. (Ảnh minh họa)
Theo lời kể của những người dân làng Mía ở Thọ Xuân, trước đây loại bánh gai này được dâng lên tiến vua và chỉ được làm vào những ngày Lễ, Tết, dịp quan trọng. Nhưng về sau này, nhu cầu của người mua ngày càng cao, vì vậy làng nghề sản xuất quanh năm để đáp ứng cho những cơ sở bán đặc sản hoặc phục vụ khách du lịch mua về làm quà.
Tên bánh gai Tứ Trụ xuất phát từ những năm 1940, khi người làng Mía mang bánh gai đi bán ở phố Tứ Trụ (thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân ngày nay), người mua quen miệng thường gọi là bánh gai Tứ Trụ. Vậy nên từ đó, bánh gai làng Mía mang một cái tên mới và trở thành món đặc sản Thanh Hóa ngon trứ danh, nổi tiếng khắp mọi miền đất nước.
Hương vị độc đáo của đặc sản bánh gai Tứ Trụ
Bánh gai đã không còn quá xa lạ với nhiều người, tuy nhiên món bánh gai Thanh Hóa Tứ Trụ lại mang trong mình một bản sắc riêng, khiến bất cứ du khách nào đặt chân tới đây cũng đều muốn thử một lần.
Thành phẩm món bánh gai Tứ Trụ đạt tiêu chuẩn sẽ có hương thơm đặc trưng của lá gai, lá chuối quyện vào nhau. Thưởng thức một miếng bánh, ta sẽ cảm nhận được dư vị thơm bùi của gạo nếp, mật mía, dầu chuối, nhân đậu xanh và đậm đà của thịt ruốc. Bánh gai Tứ Trụ có thể để ở nhiệt độ thường khoảng 1 tuần đối với mùa hè, mùa đông bánh sẽ để được lâu hơn khoảng 10 đến 15 ngày.
Bánh gai Tứ Trụ có thể để ở nhiệt độ thường khoảng 1 tuần đối với mùa hè. (Ảnh minh họa)
Một chiếc bánh đạt yêu cầu là thịt bánh phải vừa dẻo mịn vừa thơm đặc trưng của lá chuối tiêu, hòa quyện với vị dịu mát của lá gai, gạo nếp và mật mía, phảng phất hương thơm nồng của dầu chuối, thêm cái ngọt thanh thanh của nhân đậu, bùi bùi của dừa khô, đậm đà của thịt nạc… Đây cũng chính là bí quyết gia truyền đã làm nên hương vị thơm ngon, đặc trưng của bánh gai Tứ Trụ.
Bánh gai ngon nhưng cũng phải biết cách thưởng thức. Khi bóc bánh, đến lớp lá trong cùng phải bóc theo kiểu tước nhỏ giống bóc bánh nếp. Vì bánh dẻo và dính nên không thể bóc giống bóc bánh lá hay bánh giò. Bánh gai thường được ăn sau khi hấp khoảng 10 giờ.
7 đặc sản đến Thanh Hóa nhất định phải thử
Thanh Hóa nổi tiếng với những danh thắng tuyệt đẹp, không chỉ thế đặc sản nơi đây cũng khiến thực khách phải đem lòng vấn vương.
Nem chua
Nem chua Thanh Hóa là niềm tự hào của người dân Thanh Hoá. Thưởng thức nem chua, bạn sẽ mê vị giòn, hơi dai của bì lợn, vị thơm của thịt, vị cay của ớt, tỏi... Người dân còn khéo léo cho thêm lá đinh lăng không chỉ để tạo nên một hương vị ẩm thực độc lạ mà còn tốt cho sức khỏe.
Nem chua Thanh Hóa trở thành món ăn đặc biệt hấp dẫn mọi người khi du lịch qua đây, người ta thưởng thức nem chua và mua để làm quà cho mọi người. Ảnh: Fanpage Nem chua Thanh Hóa
Video đang HOT
Để tìm mua nem chua Thanh Hóa chuẩn vị du khách có thể ghé những địa chỉ sau:
- Nem chua 136: số 240, đường Thành Thái, phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa.
- Nem chua Cây Đa: số 326 đường Tràng Thi, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa; hoặc cơ sở số 22 - 26 Đại lộ Hùng Vương, phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa.
- Nem chua Sinh Tuyển: số 101 đường Lê Thánh Tông, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa
Bánh gai Tứ Trụ
Bánh gai Tứ Trụ từ xa xưa đã nổi tiếng là đặc sản "tiến vua" là niềm tự hào của người dân Thọ Xuân.. Tên bánh gai Tứ Trụ xuất phát từ những năm 1940, khi người dân mang bánh gai đi bán ở phố Tứ Trụ, dần dà quen miệng gọi là bánh gai Tứ Trụ.
Để làm được chiếc bánh gai, phải có gạo nếp cái hoa vàng xay lấy bột mịn, đậu xanh, mật mía, dừa nạo, thịt ruốc, vừng rang và lá gai, những nguyên liệu vô cùng dân dã và có sẵn ở làng quê.
Món bánh nức tiếng xứ Thanh với dư vị ngọt bùi khi hòa quyện các nguyên liệu cùng mùi lá gai đặc trưng đã tạo nên nét riêng cho thức quà quê đặc biệt này. Ảnh: Bánh gai Tứ Trụ - Đặc sản Thanh Hóa
Du khách có thể dễ dàng mua bánh gai ở một số điểm dừng chân hoặc một vài địa điểm làm bánh gai truyền thống nổi tiếng ở Thanh Hóa:
- Bánh gai Lâm Thắm: Xóm 6, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa.
- Bánh gai Hải Hạnh: làng Mía, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa.
Chẻo nhệch
Chẻo nhệch hay còn gọi là gỏi nhệch được làm từ cá nhệch, được ăn cùng với chẻo. Chẻo là phần xương cá được giã nhuyễn rồi chưng lên cùng mẻ chua và gia vị, có màu đỏ sậm, đặc sánh.
Chẻo ngon, đúng chuẩn là phải có đủ chua cay mặn ngọt, có vị bùi của lạc, hương thơm của vừng, của sả giềng. Ảnh: Báo Thanh Hóa
Gỏi cá được ăn cùng với lá chanh, lá sung, húng, tía tô. Cách ăn gỏi nhệch cũng hơi khác một chút. Đầu tiên lấy một chiếc lá sung, xếp lần lượt các loại rau khác như húng quế, mùi tàu, đinh lăng, rau má... Sau đó nhồi gỏi nhệch vào giữa, rưới chẻo lên trên, cuối cùng là rắc hành khô, gừng, ớt và thưởng thức.
Vị hơi chua, chát của rau kết hợp với vị béo ngậy của chẻo cùng vị bùi bùi của gỏi cá tạo nên một ăn đặc biệt của vùng quê này.
Để thưởng thức chẻo nhệch chuẩn vị Thanh Hóa, nếu có dịp về huyện Nga Sơn có thể tham khảo một số địa chỉ sau:
- Gỏi cá nhệch Nga Sơn: Xóm 8, xã Nga Liên, huyện Nga Sơn
- Gỏi nhệch Nga Sơn - Cường Tuế: xã Nga Liên, huyện Nga Sơn
Bưởi Tiến Vua
Bưởi Tiến Vua hay còn được gọi là bưởi Luận Văn, bưởi đỏ, nổi tiếng là đặc sản "tiến vua" ngày xưa.
Bưởi Tiến Vua có màu đỏ nên được xem như biểu tượng của sự may mắn, tài lộc nên rất đắt hàng mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Ảnh: Nguyễn Dương
Khác với những loại bưởi khác, bưởi Tiến Vua có một màu đỏ tươi nổi bật từ vỏ, cùi cho đến múi bưởi. Bưởi có mùi thơm dịu đặc trưng, vị ngọt thanh, tép bưởi to, mọng nước.
Nhiều năm trở lại đây, bưởi Tiến Vua được nhiều người ưa chuộng, nhất là vào dịp Tết, bưởi được bán với giá rất cao, có những cặp bưởi to đẹp được bán 1.000.000 đồng/cặp nhưng vẫn "cháy hàng" mỗi dịp Tết đến xuân về.
Vùng đất đỏ xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân là trung tâm của giống bưởi Tiến Vua này, du khách chỉ cần ghé xã Thọ Xương sẽ có rất nhiều vườn bưởi Tiến Vua cho bạn lựa chọn.
Bánh răng bừa
Bánh răng bừa, cái tên gợi lên sự tò mò với những người lần đầu nghe qua. Sở dĩ có tên gọi là bánh răng bừa vì bánh có hình dáng giống cái răng bừa, một vài nơi có thể gọi là bánh lá, bánh tẻ.
Với người dân nông thôn Thanh Hóa, chiếc bánh răng bừa đã gắn liền với cuộc sống bình dị của họ từ thời xa xưa. Ảnh: Fanpage Bánh Răng Bừa Thanh Hóa
Bánh răng bừa được làm từ bột tẻ, thịt ba chỉ, mộc nhĩ và một số gia vị khác vừa đủ để tạo hương vị riêng. Thay vì luộc, bánh sẽ được hấp để giữ nguyên mùi thơm đặc trưng.
Bạn có thể thưởng thức bánh răng bừa chấm với nước mắm rắc hạt tiêu xay với chanh, tỏi, ớt hoặc chấm với tương ớt đều mang tới cảm nhận cùng hương vị thật sự khó quên.
Bánh răng bừa bán rất nhiều ở chợ Điện Biên, hoặc những điểm du lịch ở Thanh Hóa, du khách có thể tìm về làng Ngọc Đô, xã Yên Ninh, huyện Yên Định hoặc làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân là một trong những làng nghề làm bánh răng bừa lâu đời nhất ở Thanh Hóa.
Chả tôm
Chả tôm sau khi nướng vàng ruộm, hơi sém được quét thêm một lớp mỡ óng ánh bắt mắt. Làm chả tôm không quá cầu kì nhưng phải rất tỉ mỉ trong khâu chọn nguyên liệu, tôm phải thật tươi thì sau khi hấp lên giã nhỏ mới giữ được vị ngọt.
Ngoài tôm, phần nhân chả cần thêm thịt ba chỉ rán vàng, băm lẫn với hành khô, nhân được cuốn trong bánh phở cắt nhỏ, rồi nướng trên than hoa cho đến khi vỏ ngoài hơi sém nhẹ, khi ăn thêm chút tiêu để thêm tạo vị cay và thơm.
Chả tôm ngon ngon nhất khi ăn nóng, chấm với nước chấm chua ngọt ăn cùng rau sống, sung muối hoặc dưa góp, đu đủ, vị chả giòn rụm, vị ngọt của tôm thịt và vị cay của nước chấm hòa quyện với nhau tạo nên hương vị riêng.
Để thưởng thức chả tôm Thanh Hóa du khách có thể lựa chọn 1 trong các địa chỉ sau:
Chả tôm Thảo Mười: số 14 Nhà Thờ, phường Tràng Thi, thành phố Thanh Hóa
Chả tôm Thanh Thông: số 74 Tân An, phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hóa
Bún chả, chả tôm: 106 Đào Duy Từ, phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa
Mắm tép Thanh Hóa
Mắm tép Thanh Hóa hay còn gọi là "mắm tép tiến vua", với công thức gia truyền cùng sự sáng tạo qua từng thời kì, mắm tép Thanh Hóa đã trở thành món ngon nức tiếng.
Khác với mắm tép miền Bắc mặn mùi đậm vị, miền Tây và miền Nam lại nhiều vị chua cay đặc trưng, mắm tép Thanh Hóa có vị đậm đà rất riêng.
Ảnh: Mắm tép chưng thịt Ba Làng - Thanh Hóa
Mắm tép được chọn làm từ loại rép riu mình nhỏ nhưng béo lẳn, kết hợp với vị mặn của muối biển và mùi thơm của thính gạo cùng với công thức ủ mắm lâu đời, tạo nên hương vị đặc trưng của mắm tép Thanh Hóa.
Mắm tép có thể dùng như một loại nước chấm, hoặc làm món mắm tép chưng thịt đậm đà, dậy mùi rất phù hợp trong những ngày mùa đông se lạnh.
Một số địa chỉ mắm tép ngon ở Thanh Hóa bạn có thể thử:
- Mắm tép Sơn Thơm: Ba Làng, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa
- Mắm tép Hà Yên: Thôn 1, làng Đình Trung, xã Yên Dương, huyện Hà Trung, Thanh Hóa
Food tour Thanh Hóa điểm danh những món ngon nổi tiếng nhất tiểu vương quốc Nếu bạn là một người yêu thích trải nghiệm du lịch ẩm thực, thích vi vu đến những miền đất mới, la cà hết hàng này đến quán nọ thì chắc chắn không thể bỏ qua bài viết này. Đến với Thanh Hóa, ngoài thưởng ngoạn những cảnh đẹp "miền đất hứa", bạn đừng quên thưởng thức những món ăn xứ Thanh ngon...