Giải mã về cuộn sách Biển Chết nguyên vẹn suốt trăm năm
Trong những năm qua, các chuyên gia đã tìm thấy một số cuộn sách Biển Chết còn khá nguyên vẹn dù trải qua nhiều thế kỷ. Một nghiên cứu mới đây chỉ ra vì sao những cuộn sách này được bảo quản tốt đến vậy.
Cuộn sách Biển Chết được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1947. Kể từ đó, trong những thập kỷ tiếp theo, giới chuyên gia đã tìm được khoảng 900 cuộn sách khác tại những hang động trên sườn đồi dốc phía bắc Biển Chết.
Khu vực tìm thấy những cuộn sách này từng là khu định cư cổ Qumran. Nơi đây bị người La Mã phá hủy vào khoảng 2.000 năm trước.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, hàng trăm cuộn sách Biển Chết có niên đại từ thế kỷ 3 trước công nguyên đến thế kỷ 1 sau công nguyên.
Đa số cuộn sách Biển Chết viết trên giấy da cổ xưa độc đáo. Trong suốt nhiều năm, giới chuyên gia nỗ lực giải mã vì sao chúng lại được bảo quản tốt đến vậy.
Nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ở Mỹ đã có phát hiện bất ngờ về cách cuộn sách Biển Chết được bảo quản hoàn hảo dù trải qua nhiều thế kỷ.
Cụ thể, các chuyên gia MIT tập trung nghiên cứu một cuộn sách Biển Chết đặc biệt có tên Temple Scroll. Đây là một trong những cuộn lớn nhất (dài khoảng 7.5m) và được bảo quản tốt nhất trong tất cả các cuộn được tìm thấy.
Temple Scroll được làm từ chất liệu rất mỏng (1/10 mm). Nó cũng có bề mặt viết rõ ràng nhất, trắng nhất trong tất cả các cuộn sách Biển Chết. Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia phát hiện trên Temple Scroll có dấu vết của lưu huỳnh, natri và canxi.
Giấy da tạo nên Temple Scroll được làm từ da động vật đã loại bỏ hết lông và chất béo bằng cách ngâm trong dung dịch vôi hoặc qua phương pháp điều trị bằng enzyme và các phương pháp khác. Tiếp đến, nó được cạo sạch rồi kéo căng ra trong một khung và sấy khô.
Khi được sấy khô, bề mặt cuộn sách còn được chà xát với muối để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh. Các chuyên gia phát hiện có các loại muối bất thường trên bề mặt Temple Scroll. Những loại muối này không đến từ khu vực Biển Chết.
Dù chưa tìm ra nguồn gốc của loại muối này nhưng các chuyên gia tin rằng chúng góp phần bảo quản nguyên vẹn cuộn giấy Temple Scroll.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Kinh ngạc trước ngà voi ma mút "ngoại cỡ" 1 triệu năm tuổi
Các nhà khoa học mới tìm thấy cặp ngà voi ma mút khoảng 1 triệu năm tuổi ở một công trường phía đông bắc nước Áo.
Theo BBC, các nhà khảo cổ Áo đã khai quật được một cặp ngà voi ma mút từ thời tiền sử và một vài đoạn xương sống của con vật này. Cặp ngà voi dài 2,5 mét, khoảng 1 triệu năm tuổi. Các chuyên gia cho rằng việc phát hiện cặp ngà voi này khá kỳ lạ.
Ngà voi ma mút dài khoảng 2,5 mét, 1 triệu năm tuổi.
Tiến sĩ Oleg Mandic ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên Áo tham gia đội khai quật nói rằng: "Ngà voi gần như nguyên vẹn như thế này là rất hiếm vì ước tính nó tồn tại cách đây khoảng triệu năm".
Ông cũng giải thích rằng chiều dài cặp ngà thuộc hạng ngoại cỡ. Là một loài quý hiếm tồn tại trước cả loài ma mút có lông. Nhóm chuyên gia bọc ngà voi bằng thạch cao để bảo quản và vận chuyển về viện bảo tàng.
Ông Oleg Mandic chia sẻ: "Chúng tôi phải bảo quản cẩn thận để không làm ngà voi bị khô, nếu không chúng sẽ trở nên giòn dễ vỡ".
Theo Infonet
Những phát hiện mới vụ máy bay Mỹ bị rơi ngoài khơi Hawaii thời Thế chiến II Xác chiếc máy bay của Mỹ bị rơi từ thời Thế chiến II, được Phòng nghiên cứu dưới biển Hawaii phát hiện vào năm 1999, được cho là có liên quan đến ít nhất 3 lính Mỹ bị mất tích năm 1942. Xác máy bay Mỹ được tìm thấy Với sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến mới, các nhà nghiên cứu...