Giải mã vật thể lạ lao vào sao Mộc
Hồi tháng 8 vừa qua, Sao Mộc bị tác động bởi một vật thể lạ chưa xác định và giờ đây các nhà khoa học đã có câu trả lời đó là vật thể gì.
Các nhà khoa học của Viện công nghệ Florida gồm Ramanakumar Sankar và Csaba Palotai cho biết, có vẻ như một tiểu hành tinh đã đâm vào Sao Mộc – hành tinh khí khổng lồ trong hệ Mặt trời, chứ không phải là một sao chổi.
Trước đó, nhà thiên văn học nghiệp dư Ethan Chappel đã chụp được bức ảnh có đốm sáng lóe lên trên Sao Mộc. Ở điểm cực đại, độ sáng của nó tương đương với mặt trăng Io của sao Mộc.
Theo các nhà khoa học, tiểu hành tinh này rộng khoảng 12-16 mét và có trọng lượng khoảng 450 tấn và tác động của nó đối với Sao Mộc giống như một khối thiên thạch sắt-đá hơn là các sao chổi.
Video đang HOT
Nhóm nhà khoa học cho biết, vụ va chạm này giải phóng năng lượng tương đương với một vụ nổ 240 kiloton TNT phát nổ khoảng 80km trên những đám mây của Sao Mộc./.
Hoàng Phạm/VOV.VN (biên dịch)
Theo Amaze Lab
Nổ tung tiểu hành tinh để chắn Mặt Trời, hạ nhiệt cho Trái Đất
Kết quả nghiên cứu công bố ngày 18/9 chỉ ra Trái Đất rơi vào kỷ Băng hà cách đây 470 triệu năm sau khi một tiểu hành tinh nổ tung, tạo ra bức màn mây bụi khổng lồ chắn ánh nắng Mặt Trời.
Hình mô phỏng một tiểu hành tinh bị va chạm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc cách đây 470 triệu năm. Ảnh: Reuters
Do đó, giới khoa học đang tìm cách tạo ra một sự kiện nhân tạo tương tự để làm mát cho Trái Đất.
Tờ Strait Times đưa tin nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học tại trường Đại học Lund ở Thụy Điển cùng Bảo tàng Field ở Chicago, Mỹ, đã tìm ra "phát hiện bất ngờ" trên. Phát hiện này có thể mở ra một hướng đi mới trong công cuộc tìm kiếm giải pháp để đối phó với vấn nạn khí hậu ấm lên toàn cầu nếu như chúng ta không thể cắt giảm khí thải carbon dioxide.
"Kết quả của chúng tôi cho thấy lần đầu tiên, mây bụi có thể làm mát Trái Đất đáng kể", Giáo sư địa chất Birger Schmitz tại Đại học Lund - trưởng nhóm nghiên cứu - cho biết.
Trong hơn một thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã xem xét nhiều biện pháp nhân tạo khác nhau để hạ nhiệt Trái Đất trong trường hợp xảy ra thảm họa khí hậu.
Hiện nay, họ đã tính đến khả năng sắp xếp vị trí các tiểu hành tinh, giống như vệ tinh, trong quỹ đạo quanh Trái Đất để liên tục giải phóng bụi mịn và chắn một phần ánh nắng.
Ông Schmitz giải thích: "Điều này tương tự như việc bạn đứng giữa phòng khác và đập tung một túi đựng rác của máy hút bụi, nhưng với quy mô lớn gấp nhiều lần".
Trong 25 năm qua đã có nhiều giả thuyết khác nhau về căn nguyên dẫn đến Kỷ Băng hà. Nghiên cứu của nhóm nhà khoa học trên chỉ ra rằng cách đây 470 triệu năm, một tiểu hành tinh dài 150km giữa Sao Mộc và Sao Hỏa đã bị nghiền nát và phát tán bụi qua hệ Mặt Trời, tạo ra đám mây bụi ngăn một phần ánh nắng chạm đến Trái Đất.
Hiện tượng này đã gây biến đổi khí hậu từ "ít hoặc nhiều hơn đồng nhất trở nên bị phân chia thành các vùng khí hậu" và sau đó tạo ra mức độ đa dạng sinh học cao hơn.
Hoàng Trang
Theo Báo Tin tức
Săn vàng, đào được khối đá quý hơn vàng Khối đá quý cứng đến nỗi người thợ săn vàng đã dùng cưa, máy khoan, búa tạ vẫn không thể làm nó sứt mẻ tí nào. Cận cảnh "khối vàng" ngoài hành tinh - ảnh: MUSEUM VICTORIA Một tảng đá bí ẩn đã được ông David Hole, một thợ săn vàng người Úc đem đến Bảo tàng Victoria (Melbourne, Úc) sau 3 năm...