“Giải mã” Trung Quốc điều tàu lớn tới Biển Đông
Hải tuần 31 có một chuyến đi được cơ quan hữu trách Trung Quốc thông báo là “thông thường”, cho đến khi nó đi qua vùng biển tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, mọi việc trở nên phức tạp.
Vào bất kỳ một ngày nào đó, đều có hàng nghìn tàu thuyền vào cảng của Singapore – địa điểm được cho là nhộn nhịp nhất ở Đông Nam Á.
Nhưng vào ngày 19/6, tàu tuần tra hàng hải Trung Quốc mang tên Hải tuần 31, đã cập bến ở Singapore sau khi đi qua khu vực tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông, thì những làn sóng lo ngại đã lan rộng khắp khu vực, tới tận Nhật Bản hay nước Mỹ – cường quốc hải quân hàng đầu tại Thái Bình Dương.
Tàu tuần tra mang tên Hải tuần 31 của Trung Quốc.
Ảnh: phnewsnetwork
Chuyến thăm của Hải tuần 31 đã gây sự chú ý lớn bởi nó diễn ra khi tranh chấp trở nên gay gắt giữa Trung Quốc và một số quốc gia châu Á (trong đó có Việt Nam và Philippines) xung quanh chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông.
Chuyến thăm bắt đầu khi Philippines điều động một trong những tàu chiến lớn nhất – tàu Rajah Humabon – thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các đảo mà nước này tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Đây là vùng biển diễn ra tuyên bố chủ quyền chồng lấn (hoặc toàn thể hoặc một phần) giữa Trung Quốc và Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.
Chuyến thăm của Hải tuần 31 cũng gây ra một phản ứng từ Singapore, quốc gia không tuyên bố chủ quyền tại vùng biển tranh chấp. Nước này yêu cầu tuyên bố rõ ràng từ phía Trung Quốc về chủ quyền trong khu vực. Singapore nói rằng, sự mập mờ của Trung Quốc khiến quốc tế lo lắng. Theo Bộ Ngoại giao Singapore, tuy nước này không tuyên bố chủ quyền nhưng là quốc gia thương mại lớn với lợi ích có thể bị ảnh hưởng bởi những vấn đề liên quan tới tự do hàng hải trong khu vực.
Philippines và Việt Nam, đều bày tỏ quan ngại trước sự can thiệp vào hoạt động thăm dò dầu khí trên biển, những hành động gây hấn hay các vụ xâm nhập ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở các khu vực mà hai nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Video đang HOT
Sự thoái thác của Trung Quốc
Singapore đã phải lên tiếng không chỉ bởi các hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông mà còn bởi sự thoái thác, lẩn tránh của Trung Quốc khi nước này thực hiện một chuyến thăm cảng tưởng như vô thưởng vô phạt bởi một con tàu dân sự.
Chuyến thăm của Hải tuần 31 – thuộc Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc – khiến Singapore không thoải mái vì thực tế nó diễn ra khi căng thẳng gia tăng giữa các quốc gia tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Trung Quốc bị quốc tế ngày càng chỉ trích về việc sẵn sàng dùng sức mạnh để khiến các bên tuyên bố chủ quyền khác ở Biển Đông ngừng những hoạt động thăm dò ở chính những vùng biển thuộc chủ quyền của họ.
Singapore cho rằng, Trung Quốc đã gây ra sự mơ hồ trong tuyên bố chủ quyền khi đưa ra bản đồ đường chín đoạn bao trùm hầu như toàn bộ Biển Đông. Các chuyên gia độc lập chỉ ra rằng, Chính phủ Singapore muốn Bắc Kinh làm rõ bản đồ chữ U này.
Trong một cuộc họp cách đây hai tuần, cựu bộ trưởng cao cấp của Singapore – S. Jakamura nói rằng, Trung Quốc nên làm rõ bản đồ chín đoạn “khó hiểu và đáng lo ngại”. Ông nhấn mạnh, bản đồ này không có căn cứ rõ ràng theo Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Một số học giả nói rằng, theo các luật sư hàng hải, bản đồ chín đoạn đi ngược lại với UNCLOS với việc Trung Quốc tuyên bố tuân thủ tự do hàng hải nhưng lại không vạch rõ chủ quyền của mình theo đúng công ước của LHQ.
Khiêu khích
Khi Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc đệ trình kế hoạch thăm cảng, họ nói đây là chuyến thăm thông thường. Nó được cho là một phần của việc trao đổi kỹ thuật trong khuôn khổ an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường giữa hai nước.
Nhưng thực tế, chuyến thăm hóa ra là sự khiêu khích khi con tàu đi qua vùng biển tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nơi nó có thể đụng đô với các hoạt động của Philippines và Việt Nam – hai nước đã phản đối mạnh mẽ lên LHQ về các vụ xâm nhập của Trung Quốc.
Ý định gây hấn của Trung Quốc đã bộc lộ trên những phương tiện truyền thông nước này khi họ đưa tin về hành trình. Đó là các báo cáo, thông tin nói rằng, chuyến thăm nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, giám sát các giàn khoan và tàu nước ngoài “ở vùng biển Trung Quốc”. Một phóng viên của đài phát thanh quốc gia Trung Quốc nhấn mạnh rằng, rời tỉnh Quảng Đông ngày 15/6, mục tiêu của hành trình con tàu là “bảo vệ chủ quyền và các quyền hàng hải của Trung Quốc”.
Ngày sau đó, Nhân dân Nhật báo đưa tin, Hải tuần 31 có những nhiệm vụ “ngoài kiểm tra thông thường trên các lộ trình hàng hải”, còn là “kiểm tra các giàn khoan dầu, hoạt động của tàu thuyền trong xây dựng và khảo sát, và thủy thủ lái tàu gần vùng biển Trung Quốc”. Báo này cho biết thêm: “Con tàu sẽ tiến hành kiểm tra việc điều hướng, neo đậu và hoạt động của các tàu nước ngoài ở vùng biển Trung Quốc”.
Theo Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc, Hải tuần 31 là tàu tuần tra lớn nhất và hiện đại nhất từ trước tới nay tại Trung Quốc, được trang bị bãi đáp cho trực thăng, kho chứa máy bay và một tháp điều khiển không lưu. Con tàu có khả năng di chuyển 6.000 hải lý mà không cần tiếp nhiên liệu.
Cảm nhận thấy nguy cơ đụng độ từ sứ mệnh hàng hải trên, Singapore ra tuyên bố: “Chúng tôi nghĩ rằng, những lợi ích của chính Trung Quốc là làm rõ các tuyên bố ở Biển Đông một cách chính xác hơn là sự mơ hồ hiện tại đến mức gây ra những quan ngại nghiêm trọng trong cộng đồng hàng hải quốc tế. Singapore không phải là nước tuyên bố chủ quyền cũng như không đứng về bên nào trong vấn đề Biển Đông. Nhưng là một quốc gia thương mại lớn, Singapore quan tâm mạnh mẽ tới bất kể điều gì ảnh hưởng tới tự do hàng hải ở tất cả các tuyến đường biển quốc tế, trong đó có Biển Đông”.
Theo Lao Động
Phiên xử Bùi Tiến Dũng kéo dài 10 ngày
Ngày làm việc đầu tiên phiên tòa xét xử vụ án tham ô trong dự án xây dựng cầu Bãi Cháy, Bùi Tiến Dũng trình làng 3 luật sư có tiếng tham gia bào chữa cho mình. Nguyên Tổng GĐ PMU18 đã đứng trước vành móng ngựa không dưới 10 lần.
Lần hầu tòa này, Dũng "tổng" bị truy tố tội "tham ô tài sản". Cùng đối mặt với tội danh này với ông Dũng còn 7 "bộ sậu" khác của BQL các dự án 18, Bộ GTVT: Nguyễn Vũ Nam - nguyên trưởng phòng Triển khai dự án 6 (PID 6); Nguyễn Công Dũng - chuyên viên PID 6; Nghiêm Phú Sơn - nguyên phó phòng PID 6; Lê Minh Giang - nguyên phó phòng PID 5; Nguyễn Hữu Minh - nguyên giám đốc điều hành gói thầu BC1; Nguyễn Hữu Long - nguyên giám đốc điều hành gói thầu BC3; Trần Đức Hùng - nguyên chánh văn phòng tư vấn dự án.
Ngoài Bùi Tiến Dũng đang thi hành bản án trước, các bị cáo đều tại ngoại.
Ngày làm việc đầu tiên, đại diện VKS đã công bố cáo trạng mới nhất (tháng 11/2010) truy tố các bị cáo. Không có thay đổi nhiều trong nhận định, quan điểm định tội của cơ quan công tố so với các bản cáo trạng đã bị trả, yêu cầu điều tra bổ sung trước đó.
Theo đó, dự án cầu Bãi Cháy được Thủ tướng phê duyệt tổng mức đầu tư gần 1.380 tỷ đồng. PMU18 được giao quản lý và thi công dự án. Lợi dụng vai trò là quản lý dự án, khi triển khai công việc được giao, Phạm Tiến Dũng (Trưởng phòng PID6) phát hiện có sơ hở trong việc quản lý và chi trả lương cho các nhân viên tại các gói thầu nên đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền nhà nước bằng việc lập khống danh sách nhân viên tư vấn.
Được sự đồng ý của Dũng "tổng", Dũng "con" đã câu kết với một số cán bộ tại PMU18 và thông đồng với giám đốc điều hành các gói thầu BC1 và BC3 lập danh sách khống hàng chục nhân viên tư vấn. Bằng thủ đoạn này, từ tháng 3/2003 - 2/2007, nhóm "bộ sậu" PMU18 đã rút ruột được 3,4 tỷ đồng dự án để tư túi.
Trong số tiền lương khống được duyệt, Dũng "tổng" trực tiếp ký duyệt hơn 2,7 tỷ đồng lương, tạo điều kiện cho nhóm của Dũng "con" chiếm hưởng gần 1,6 tỷ đồng chia nhau. Trong số tiền chiếm đoạt được, Bùi Tiến Dũng đã chỉ đạo mang 500 triệu đồng làm "quà nghỉ hưu" cho nguyên Phó tổng GĐ Đỗ Kim Quý để mua sự im lặng. Theo cáo buộc của VKS, ông Quý biết rất rõ nguồn gốc bất chính của số tiền này nhưng vẫn nhận và sử dụng để mua xe ôtô riêng. Ông Quý do đó bị truy tố về tội "tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có".
Mặc dù giữ vai trò chủ mưu nhưng Phạm Tiến Dũng đã chết trong quá trình tạm giam nên được đình chỉ, không truy tố.
Đây là lần thứ 3 Bùi Tiến Dũng bị truy tố trong "serie" tội trạng phạm phải trong quá trình lãnh đạo PMU18. Trong phần 1, phần 2 của vụ án, Dũng "tổng" đã lĩnh tổng cộng 16 năm tù cho 3 tội "đánh bạc", "đưa hối lộ", "cố ý làm trái".
Chuẩn bị cho lần đối mặt với án tù lần này, Dũng "tổng" tiếp tục mời 3 luật sư tên tuổi: Ngô Ngọc Thủy, Hoàng Văn Dũng, Vũ Xuân Nam tham gia bào chữa tại tòa. Phiên tòa cũng có sự góp mặt 9 luật sư khác bảo vệ cho các bị cáo.
Chiều nay tòa bắt đầu tiến hành xét hỏi. Dự kiến, phiên xử kéo dài khoảng 10 ngày.
Theo Dân Trí
Philipines: Mỹ - Trung đang có chiến tranh lạnh? Một cuộc Chiến tranh Lạnh mới giữa hai cực Mỹ và Trung Quốc đang nổ ra tại khu vực biển Đông. Diễn biến này biểu hiện thông qua ba điểm: Liên minh quân sự Mỹ - Philippines, mâu thuẫn cũ Mỹ - Trung và quan điểm đối lập trên các diễn đàn. Giáo sư Rommel C. Banlaoi. Đó là ý kiến của Giáo...