Giải mã trục quay độc nhất vô nhị của Thiên Vương tinh
Báo cáo mới cho thấy tình trạng hiện tại của sao Thiên Vương, hành tinh thứ 7 từ hệ mặt trời, là hậu quả còn sót lại sau một vụ va chạm kinh hoàng vào thời điểm hệ mặt trời còn non trẻ.
Thiên Vương tinh NASA
Trục quay gần như song song với mặt phẳng quỹ đạo của Thiên Vương tinh và các vành đai bất thường của nó từ lâu luôn là bí ẩn chưa giải thích được đối với các nhà nghiên cứu Trái đất.
Trên trực tế, Thiên Vương tinh, thuộc nhóm hành tinh băng khổng lồ, là một “ dị nhân” của hệ mặt trời vì nó là hành tinh duy nhất có độ nghiêng trục quay lên đến 98o.
Video đang HOT
Từ Trái đất, các nhà thiên văn học khi quan sát có cảm giác hành tinh này bị lung lay trong quá trình tự xoay quanh trục. Sao Thiên Vương cũng có hệ thống vành đai và hơn 20 mặt trăng cùng xoay theo trục “kỳ dị” của nó.
Báo cáo mới của đội ngũ chuyên gia Nhật Bản cuối cùng đã hóa giải bí ẩn đằng sau những đặc điểm lạ của hành tinh này.
Theo đó, Thiên Vương tinh được cho vào nhiều tỉ năm trước đã trúng đòn tấn công của một hành tinh băng có kích thước nhỏ hơn, khiến nó bị “lật ngang” trên trục, theo trang Slash Gear hôm 8.4 dẫn lời giáo sư Shigeru Ida của Viện Khoa học Sự sống – Trái đất (ELSI) thuộc Viện Công nghệ Tokyo.
Hành tinh băng cũng để lại nhiều mặt trăng trên “bãi chiến trường” khi xưa, đồng thời đẩy nhanh tốc độ xoay quanh trục của sao Thiên Vương, đó là lý do tại sao một ngày trên hành tinh thứ 7 của hệ mặt trời chỉ kéo dài 17 giờ.
“Ngoài ra, các nhà thiên văn học giờ đây cũng phát hiện hàng ngàn hành tinh xoay quanh những ngôi sao khác, và kết quả quan sát cho thấy nhiều hành tinh trong số này có lẽ chứa nước dưới dạng băng trên bề mặt”, theo giáo sư Ida.
Phát hiện điều bí ẩn hút khí quyển Thiên Vương tinh
Các nhà nghiên cứu phát hiện một quả cầu plasma kết hợp từ trường đã hút bầu khí quyển của Thiên Vương tinh trong không gian.
Sao Thiên Vương là hành tinh đứng thứ 7 tính từ Mặt Trời. Hành tinh lạnh lẽo, cô độc này từ lâu đã trở thành một trong những bí ẩn nhất của Hệ Mặt Trời. Cách Trái Đất hơn 3 tỷ km, Sao Thiên Vương ở xa đến mức đến giữa thập niên 80, giới thiên văn học thậm chí còn không biết nó có bao nhiêu Mặt Trăng.
Khi Voyager 2 bay qua Thiên Vương tinh vào năm 1986, nó đồng thời bay ngang một thứ gọi là Plasmoid - cấu trúc chặt chẽ giữa plasma và từ trường. Khối Plasmoid này thoát ra khỏi Sao Thiên Vương và kéo theo khí quyển của hành tinh này vào không gian.
Các nhà khoa học cho hay khối Plasmoid nói trên có chiều dài khoảng hơn 200.000 km, gấp đôi chiều rộng. Tuy nhiên, khối Plasmoid này chưa thể nói lên toàn bộ đặc điểm khí quyển của hành tinh. Nhóm nghiên cứu cho rằng cần có thêm nhiều bằng chứng khác để tìm hiểu về Thiên Vương tinh.
Một quả cầu từ trường plasma đã kéo bầu khí quyển Thiên Vương tinh mất hút trong không gian. Ảnh: Space.
Điều này có thể giúp giải thích hành tinh băng giá đã mất bầu khí quyển như thế nào. Khí quyển của Thiên Vương tinh dù tương tự như của Mộc tinh và Thổ tinh về thành phần cơ bản như hidro và heli, nhưng chúng chứa nhiều hợp chất dễ bay hơi như nước, amoniac, metan, cùng với lượng nhỏ các hidrocacbon.
NASA suy đoán một hiện tượng thoát khí tương tự có thể giải thích cách Hỏa tinh trở nên cằn cỗi và khô ráo. Theo Space, NASA dự tính sẽ gửi một tàu vũ trụ khác đến tận đây để tìm hiểu Thiên Vương tinh lẫn các khu vực xung quanh.
"Đây là lý do tôi yêu thích nghiên cứu khoa học hành tinh. Bạn luôn đi đến một nơi mà chẳng biết nó là gì", nhà nghiên cứu NASA Gina DiBraccio cho biết.
Đại Việt
Bí ẩn vĩ đại của Hệ Mặt Trời vừa được khám phá Các nhà khoa học cuối cùng cũng xác định được nguyên nhân bầu khí quyển phía trên của Sao Thổ rất nóng dù chúng ở cách xa Mặt Trời hơn nhiều so với Trái Đất. Nguồn nhiệt lượng này từ lâu trở thành một trong những bí ẩn vĩ đại của Hệ Mặt Trời. Với các dữ liệu thu được từ tàu vũ...