Giải mã tình trạng ’sa mạc hóa’ ở nàng
‘ Khô hạn’ do vấn đề nội tiết có thể dùng chất bôi trơn hoặc tăng thời gian dạo đầu.
Đau khi quan hệ có thể làm ảnh hưởng đến đời sống tình dục lứa đôi. Ngoài những đau đớn về mặt thể xác, căn bệnh có thể gây ra những cảm xúc tiêu cực. Vì vậy, cần phải xác định nguyên nhân của vấn đề để giải quyết ngay từ khi nó mới manh nha.
Nguyên nhân gây đau khi quan hệ ở phụ nữ?
Trong nhiều trường hợp, người phụ nữ có thể trải qua tình trang đau khi sex nếu âm đạo không tiết đầy đủ dịch nhờn. Tình huống này hoàn toàn có thể được giải quyết nếu người phụ nữ thả lỏng thoải mái hoặc tăng cường thời gian cho màn dạo đầu hay sử dụng dầu bôi trơn.
Thậm chí, tình trạng đau khi quan hệ còn có thể là dấu hiệu của bệnh lý:
Chứng co thắt âm đạo: Đây là căn bệnh khá phổ biến do tình trạng co thắt không chủ định của các cơ âm đạo, chủ yếu là do cảm giác sợ bị đau.
Viêm âm đạo: Tình trạng bệnh lý này cũng phổ biến bao gồm nhiễm trùng do nấm.
Vấn đề với cổ tử cung: Trong trường hợp này, đau có thể do ‘cậu nhỏ’ thâm nhập quá sâu bên trong hoặc do cổ tử cung bị viêm nên gây đâu trong quá trình ‘tác nghiệp’.
Vấn đề với tử cung: Tình trạng đau có thể do căn bệnh u xơ cổ tử cung.
Lạc nội mạc tử cung: Tình trạng bệnh lý do mô nội mạc tử cung phát triển ngoài tử cung.
Video đang HOT
Vấn đề với buồng trứng: Do u nang buồng trứng.
Viêm vùng chậu (PID): Khi bị bệnh, các mô sâu bên trong bị viêm nặng và áp lực khi quan hệ sẽ gây đau đớn.
Chửa ngoài dạ con: Đây là tình trạng trứng được thụ tinh phát triển ngoài tử cung.
Thời kì mãn kinh: Thành âm đạo mất đi độ ẩm vốn có và bị khô.
Quan hệ quá sớm sau phẫu thuật hoặc sau khi sinh.
Các bệnh lây qua đường tình dục (STDs): Bao gồm mụn cóc sinh dục, herpes sinh dục cũng như các bệnh STDs khác.
Các tổn thương âm đạo: Tổn thương này bao gồm vết rách sau khi sinh em bé hoặc vết rách (tầng sinh môn) giữa âm đạo và hậu môn khi lao động.
Cách điều trị?
Một số phương pháp điều trị cho căn bệnh này không cần sử dụng thuốc. Ví dụ, đau sau khi mới sinh con thì phải đợi ít nhất 6 tuần sau sinh. Hãy đảm bảo thực hiện nhẹ nhàng và kiên nhẫn. Nếu âm đạo tiết không đủ dịch nhờn, hãy dùng các chế phẩm bôi trơn.
Một vài phương pháp điều trị thậm chí không cần đến bác sĩ chuyên khoa. Nếu do khô âm đọa trong thời kì mãn kinh, bệnh nhân có thể sử dụng kem estrogen hoặc các loại thuốc khác. Các nguyên nhân khác cũng có thể dùng thuốc theo toa.
Đối với trường hợp đau mà không đi kèm nguyên nhân bệnh lý, liệu pháp tình dục có thể hữu ích. Một số người cần giải quyết các vấn đề liên quan đến xung đột tình dục hoặc cảm xúc tình dục hoặc do bị lạm dụng tình dục trong quá khứ.
Hãy đến gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu chảy máu, tổn thương bộ phận sinh dục, kinh nguyệt không đều, tiết dịch âm đạo hoặc co cơ âm đạo không có chủ đích.
Theo SKĐS
7 tuyệt chiêu giúp cải thiện tình trạng "cúp nước" khi yêu
Khi môi trường âm đạo trở nên "khô hạn", chuyện gối chăn sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, việc "tiếp nước" cần được quan tâm đúng mức.
Có nhiều nguyên nhân khiến vùng kín của phụ nữ bị "cúp nước" đột ngột như bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, tâm lý căng thẳng, ảnh hưởng của thuốc... Khi đó, phụ nữ sẽ cảm thấy đau rát khi "gần gũi" dẫn đến sợ gần gũi chồng, còn nam giới sẽ bị tình trạng khô hạn của bạn đời kéo dài thời gian dạo đầu, dễ mất hứng khi yêu. Dù là do nguyên nhân gì đi nữa, chúng ta vẫn có cách giúp cô bé thoát khỏi tình trạng "sa mạc" bằng cách:
1. Sử dụng chất bôi trơn
"Cô bé" không trơn ướt cũng có thể do cơ địa của mỗi người khác nhau. Vì vậy các bạn gái đừng ngần ngại sử dụng chất bôi trơn để hỗ trợ cho cuộc "yêu" được diễn ra suôn sẻ. Đây thường được xem là giải pháp dễ thực hiện nhất, nhưng đừng quên là lạm dụng chất bôi trơn sẽ dần mất đi cơ chế tự nhiên, khiến chị em suy giảm khoái cảm.
2. Uống nhiều nước
Vùng kín cũng sẽ "cúp nước" nếu cơ thể của bạn không được bổ sung nước thường xuyên. Vì vậy, phụ nữ nên chú ý đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, vừa giúp đẹp da vừa giúp âm đạo tiết nhiều dịch bôi trơn.
3. Kết thân với thực phẩm đồng minh
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiết dịch âm đạo. Trong đó, thực phẩm giàu a-xít béo omega-3 như cá ngừ, các hồi, dầu cá, dầu ô-liu... sẽ kích thích quá trình tiết dịch âm đạo; thực phẩm giàu vitamin E như các loại hạt, bơ, rau xanh và trái cây cũng giúp hạn chế tình trạng "sa mạc" vùng kín ở những phụ nữ tiền mãn kinh.
4. Bổ sung vitamin B2
Thiếu vitamin B2 sẽ làm mất đi một lượng lớn chất dịch bôi trơn. Do đó, bạn nên chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất này cho cơ thể. Ngoài cách uống vitamin B2, bạn có thể ăn nhiều thức ăn từ sữa, gan động vật, trứng, cà-rốt, rau cải...
5. Vệ sinh đúng cách
Chăm sóc "cô bé" hằng ngày là điều cần thiết, song phải đúng cách chứ không nên tùy tiện. Đặc biệt, phụ nữ không nên quá sạch sẽ khi "tắm" cô bé nhiều lần/ngày và dùng dung dịch phụ khoa liên tục bởi chúng chính là nguyên nhân làm độ pH của cô bé mất cân bằng, gây ra tình trạng "khô hạn".
6. Thay đổi kiểu dạo đầu
Thay vì dùng lại những cách khơi gợi cảm xúc cũ, phụ nữ nên chủ động đề nghị chồng thay đổi kiểu mơn trớn. Với những kiểu kích thích mới hoặc được "yêu" trong không gian mới, "cô bé" sẽ hào hứng hưởng ứng và khắc phục được tình trạng thiếu nước. Ngoài ra, bạn có thể rút ngắn màn dạo đầu để cả hai nhanh chóng bước vào "cuộc yêu". Khi đạt đến khoái cảm cao nhất, "cô bé" sẽ tiết ra lượng dịch cần thiết.
7. Khám bác sĩ
Nếu bỗng dưng "cô bé" bị "cúp nước" và đã vận dụng tất cả các cách trên mà vẫn không thể khắc phục", bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được rà soát nguyên nhân gây khô hạn và được hướng dẫn cách khách phục hiệu quả (có thể thuốc bạn đang uống điều trị bệnh hoặc tình trạng nội tiết của bạn đang gặp vấn đề).
Theo Thegioitre
Để căng thẳng không hạ gục ham muốn "yêu" Sự căng thẳng có thể khiến mọi người, đặc biệt là phái đẹp, không có tâm trạng nào cho "chuyện ấy". Dưới đây là 6 điều phái đẹp nên làm để tận hưởng "chuyện ấy". 1. Học cách thở Theo chia sẻ của tiến sỹ Yvonne Fullbrigh, chuyên gia về tình dục (Mỹ) thì biết thở đúng cách là điều tối quan trọng...