Giải mã thanh khoản tăng mạnh
Trong tuần qua, giá trị giao dịch trên HOSE đạt bình quân 4.935 tỷ đông/phiên, tăng 31% so với tuân trước đó. Đây là dấu hiệu thị trường tiếp tục thu hút dòng tiền hay đang bước vào giai đoạn phân phối (xả hàng)?
Theo một số công ty chứng khoán, từ đầu tháng 4 đến nay, TTCK có diễn biến tăng điểm nhờ những tín hiệu tái khởi động nền kinh tế bao gồm mở cửa trở lại các địa điểm công cộng, cơ sở kinh doanh, dịch vụ…, cùng với những gói hỗ trợ lớn với doanh nghiệp và người dân.
Đặc biệt, Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, khiến nhà đầu tư chứng khoán trở nên lạc quan và tin tưởng hơn vào khả năng sớm hồi phục của các doanh nghiệp và nền kinh tế.
Giao dịch chứng khoán tăng do lượng tài khoản mở mới tiếp tục tăng, bên cạnh đó là khối ngoại tăng cường giao dịch ở các quỹ ETF và quay trở lại mua ròng…
Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho biết, thanh khoản tăng do lượng tài khoản mở mới trong tháng 4 tiếp tục tăng, bên cạnh đó là việc khối ngoại tăng cường giao dịch ở các quỹ ETF và quay trở lại mua ròng mạnh là nhân tố đóng góp cho thanh khoản thị trường, có những phiên bùng nổ trên 6.000 tỷ đồng với giao dịch khớp lệnh.
Tháng 4, TTCK đón thêm 36.867 tài khoản mới, trong đó chủ yếu là nhà đầu tư trong nước. Ở thời điểm tháng 4/2018, khi VN-Index thiết lập mức đỉnh 1.200 điểm, số lượng nhà đầu tư “ào” đến thị trường cũng tăng mạnh.
Hơn 41.000 tài khoản mới và giá trị giao dịch bình quân đạt trên 8.000 tỷ đồng/phiên trong tháng này.
Tuy nhiên, sang tháng 5/2018, giá trị giao dịch xuống dưới 4.000 tỷ đồng/phiên, tương ứng giảm trên 50%. Điều này cho thấy, dòng tiền rất linh hoạt và luôn sẵn sàng chớp lấy cơ hội và thoát khỏi khi thấy rủi ro.
Về phía nhà đầu tư, anh Việt Tuấn, người bám sàn giao dịch lâu năm tại Hà Nội cho rằng, dòng tiền dồn dập đổ vào thị trường, đẩy thanh khoản tăng trong thời gian qua có hai lý do chính.
Thứ nhất, nhà đầu tư tiếp tục đặt niềm tin vào sự hồi phục của thị trường, trong khi không ít nhóm cổ phiếu, bao gồm cả bluechips đang ghi nhận mức giá thấp hơn 20 – 30% so với mức cao đạt được trước đó như nhóm ngân hàng, dầu khí…
Thứ hai, khối ngoại đã quay lại mua ròng trên HOSE trong tuần vừa qua (tính đến ngày 14/5) là 2.194 tỷ đồng, sau 15 tuần bán ròng liên tiếp. Các cổ phiếu trong chỉ số Diamond, Finselect và Finlead được khối ngoại mua mạnh.
Thực tế, trong tuần qua, một số nhà đầu tư trong nước có tâm lý lo ngại thị trường được kéo lên để xả, nhưng khối ngoại lại mạnh tay mua vào, củng cố niềm tin cho nhà đầu tư nội.
Dòng tiền chảy nhanh và mạnh vào TTCK khiến tâm lý nhà đầu tư hứng khởi, nhưng cũng có nhà đầu tư cảm thấy mơ hồ, bởi giá cổ phiếu phục hồi mạnh trong bối cảnh triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp nhìn chung vẫn khó khăn.
Tình trạng này không chỉ xảy ra tại thị trường Việt Nam, mà TTCK thế giới cũng tăng mạnh trong thời gian qua, bất chấp những quan ngại về tình hình kinh tế và thất nghiệp.
Video đang HOT
Đã có nhiều lý giải được đưa ra, chủ yếu xoay quanh 3 yếu tố là: lãi suất 0% (ZIRP), hiện tượng không có sự lựa chọn nào khác (TINA) và hiệu ứng lo sợ bỏ lỡ (FOMO).
TTCK Việt Nam không có lãi suất 0% hay lãi suất âm, nhưng theo ông Nguyễn Hữu Bình, chuyên gia chứng khoán, có thể nhận thấy một số điểm tích cực mang tính hiệu ứng như sau.
Thứ nhất là Bộ Tài chính đề xuất Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng cho chứng khoán quy định tại Thông tư 36/2015/TT-NHNN ban hành năm 2015.
Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất khiến dòng tiền chảy mạnh vào TTCK, bởi ngay sau khi có đề xuất, thị trường bắt đầu bứt phá.
Thứ hai là sự hỗ trợ của các TTCK thế giới khi liên tiếp tăng điểm. Thứ ba là Chính phủ đã tổ chức thành công Hội nghị với doanh nghiệp “Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế”, với nhiều thông tin tích cực.
Trong hai tuần qua, một số chuyên gia kỹ thuật đánh giá, 800 điểm là ngưỡng kháng cự mạnh của chỉ số VN-Index, điều này tạo tâm lý thận trọng cho một bộ phận nhà đầu tư.
Thực tế, chỉ số đã tiến lên mức 830 điểm. Tuy vậy, trong bối cảnh các ngành phân hóa, nhóm bất động sản khu công nghiệp, dệt may, thủy sản lần lượt xuất hiện “sóng” trong vòng 1 năm qua; nhóm dầu khí, ngân hàng, bất động sản, xây dựng, phân bón, hóa chất chịu không ít sức ép từ biến động vĩ mô cũng như giá hàng hóa, nguyên vật liệu, nên khó có thể kỳ vọng một đợt sóng ngành cùng tăng, cùng giảm.
ể tìm kiếm lợi nhuận, đòi hỏi nhà đầu tư phải nhận ra câu chuyện riêng và triển vọng của từng doanh nghiệp.
Nhà đầu tư đứng giữa lòng tham và sợ hãi
Tâm lý thị trường đang phân định dần hai mảng đối lập khá rõ rệt. Một mặt là sự lo lắng, hoài nghi, trong khi mặt kia là "lòng tham" với kỳ vọng thị trường tiếp tục hồi phục.
Lúc này, sự bình tĩnh là điều quan trọng nhất, bình tĩnh để lựa chọn phân bổ tài sản phù hợp
Chỉ số bắt đầu đi ngang
Sau giai đoạn tăng điểm trong hưng phấn với dòng vốn nội đổ mạnh vào thị trường chứng khoán, thị trường đang bước vào giai đoạn phân hóa, nhưng giao dịch với biên độ hẹp hơn.
Ở thời điểm này, vẫn còn đó diễn biến khó lường từ đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến kinh tế thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng và điều này sẽ tác động đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô trong quý II/2020. Trong khi đó, khối nhà đầu tư nước ngoài vẫn liên tiếp bán ròng, bất chấp chỉ số tăng trở lại.
Về tổng thể, diễn biến của thị trường chứng khoán trong tháng 4 cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Dòng tiền nội, dòng tiền mới đang khá mạnh. Những biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 tại Việt Nam phát huy tác dụng, triển vọng khởi sắc của kinh tế vĩ mô khiến niềm tin của nhà đầu tư quay trở lại.
Tuần vừa qua, mặc dù khối ngoại bán ròng sang tuần thứ 13 liên tiếp trên sàn HOSE, nhưng dòng vốn qua kênh ETF đã mua ròng trở lại, cụ thể là thông qua Quỹ VFMVN30 ETF.
Theo Công ty Chứng khoán MB (MBS), thị trường đã có đỉnh ngắn hạn về cả chỉ số và thanh khoản, với tuần điều chỉnh đầu tiên sau 3 tuần tăng liên tiếp trước đó, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và trung bình đang gặp áp lực chốt lời và dòng tiền dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu nhỏ.
Về mặt kỹ thuật, chỉ số VN-Index có thể sẽ dao động xung quanh ngưỡng 760 điểm, sau đó tạo một vùng đáy sau cao hơn vùng đáy trước (650 điểm).
Ngược lại, xu hướng tăng mới sẽ được xác định khi thị trường vượt qua đỉnh ngắn hạn vừa qua, mục tiêu là vùng 800 điểm.
Ông Đào Hồng Dương, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Dầu khí (PSI) cho rằng, thị trường trong nước ghi nhận sự hồi phục trong 3 tuần kể từ đầu tháng 4, nhưng làn sóng rút vốn của khối ngoại tại các nền kinh tế đang phát triển vẫn đáng lo ngại.
Dòng vốn nước ngoài rút ra từ việc các quỹ đầu tư cơ cấu danh mục, hoặc các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn đã và đang đe dọa đến khả năng tăng giá của các cổ phiếu lớn, đặc biệt là các mã trong nhóm VN30.
Tuy nhiên, trong khi khối ngoại bán ra, liên tục trong tháng 2, 3 và 4, thì khối nội mua vào, bao gồm dòng tiền mới hay số lượng tài khoản mở mới thông qua các công ty chứng khoán.
Thực tế cho thấy, tiềm năng phát triển số lượng các nhà đầu tư trong nước còn lớn, nguồn tiền nhàn rỗi trong dân còn nhiều.
Số lượng nhà đầu tư cá nhân và tổ chức nội địa sẽ là lực đỡ quan trọng, bất chấp diễn biến giao dịch của khối ngoại.
Thông thường, khi thị trường đi ngang hoặc hồi phục sau khi tạo đáy, ngoài các cổ phiếu lớn tăng điểm mang tính dẫn dắt thì có những cổ phiếu vừa và nhỏ "ăn theo", đặc biệt là các cổ phiếu đầu cơ, nhạy với biến động của VN-Index.
Theo thống kê của MBS, trong tuần vừa qua (20 -24/4), trong khi hầu hết các nhóm cổ phiếu gặp áp lực điều chỉnh thì nhóm vốn hóa nhỏ (smallcap) vẫn tăng 0,35% cùng với mức tăng 11,6% về thanh khoản, đây là tuần tăng điểm thứ 3 liên tiếp của nhóm cổ phiếu này. Do vậy, về mặt kỹ thuật, mặt bằng giá của nhóm vốn hóa nhỏ được củng cố.
Lưu ý, khi thanh khoản cao trong khi thị trường giảm điểm cho thấy có hiện tượng phân phối về mặt khối lượng sau khi chỉ số rung lắc trước vùng kháng cự mạnh. Lịch sử cho thấy, trong các chu kỳ khủng hoảng/suy thoái, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ hầu hết đều không trụ vững được lâu.
Chưa kể, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ thường có sóng ngắn và khó có thể tăng trưởng bền vững trong trung, dài hạn.
Triển vọng tháng 5 vẫn khả quan
Anh Nguyễn Văn Tuấn, nhà đầu tư tại Hà Nội nhìn nhận, sự hồi phục của thị trường trong thời gian qua đã giúp nhiều nhà đầu tư kiếm lời, nhưng với những người bị "kẹt hàng" kể từ đầu tháng 3, thì thời điểm hiện tại chỉ là bớt lỗ hơn.
Hiện tại, VN-Index đang đối mặt với vùng kháng cự mạnh 778 - 810 điểm và áp lực bán dần gia tăng, nhất là với các cổ phiếu đã hồi phục mạnh từ đáy, cá biệt có những mã tăng rất mạnh như DBC, PHR, MSN, MPC...
"Ai cũng mong muốn tìm cơ hội với chứng khoán, nhất là khi nhận thấy không ít cổ phiếu đã ghi nhận tăng hơn 50% chỉ trong 2 tuần. Nhưng diễn biến của thị trường đang ở trạng thái khó lường và phụ thuộc rất lớn vào việc Việt Nam đã chặn đứng được dịch Covid-19 hay chưa, mà điều này hiện vẫn chưa thể khẳng định", anh Tuấn nói và cho rằng, đây là tâm trạng chung của không ít nhà đầu tư hiện nay.
Hiện có những dự báo trái chiều về diễn biến thị trường chứng khoán giai đoạn quý II/2020. Liệu các số liệu kinh tế vĩ mô có tiếp tục bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, khiến VN-Index điều chỉnh mạnh trở lại, về vùng 600 - 650, hay chỉ số sẽ đứng vững tại các khu vực 760 - 780 - 800 điểm, rồi tăng tốc trở lại giai đoạn hậu Covid-19 mà điểm rơi là giai đoạn nửa cuối năm 2020?
Ở thời điểm hiện tại, khi các thông tin về tiến trình kiểm soát đại dịch trên thế giới, thông tin về thuốc đặc trị, cùng những thông tin về "làn sóng thứ 2" của virus sẽ tác động mạnh tới thị trường chứng khoán, quyết định việc thị trường tiếp tục phục hồi hay tạo đáy lần thứ hai.
Hai kịch bản này đang được chia đều 50:50, nhưng dường như vẫn nghiêng về kịch bản tích cực.
Bởi lẽ, từ đầu tháng 5, Việt Nam được dự báo sẽ tăng tốc các hoạt động kinh tế, sản xuất công nghiệp, khoa học, công nghiệp sau một thời gian gián đoạn vì Covid-19. Niềm tin của thị trường sẽ trở lại nhiều hơn.
Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê, tháng Năm thường là tháng khởi sắc của thị trường chứng khoán Việt Nam, dù năm nay, lý thuyết sóng Elliot chỉ ra, VN-Index còn một nhịp điều chỉnh lớn.
Tín hiệu tích cực của nền kinh tế trong nước có thể sẽ ngăn cản nguy cơ điều chỉnh kỹ thuật này của thị trường.
Triển vọng nền kinh tế sẽ sớm phục hồi là một trong những lý do thị trường chứng khoán tỏ ra khá bình tĩnh trước những biến động gần đây, bất chấp thị trường dầu mỏ chao đảo và các thông tin suy thoái kinh tế toàn cầu.
Không ít nhà đầu tư nhìn nhận, nền kinh tế đang báo hiệu sự suy giảm lớn hơn nhiều so với định giá các cổ phiếu trên sàn chứng khoán, tức giá chứng khoán bị điều chỉnh quá đà.
Ông Ngô Quốc Hưng, Bộ phận chiến lược thị trường, MBS nhận định, tháng 5 là thời điểm tái mở cửa kinh tế ở nhiều quốc gia và đỉnh dịch Covid-19 dường như đã ở lại phía sau.
Do vậy, các thị trường sẽ có phản ứng tích cực với triển vọng dịch bệnh được kiềm chế cũng như kỳ vọng về thuốc điều trị Covid-19.
Về kỹ thuật, tháng 5 có thể thị trường sẽ bước vào sóng tăng mới sau khi đã tạo đáy sau cao hơn đáy trước.
Thêm một lần nữa, bài học "lòng tham và nỗi sợ hãi" cũng như may mắn vận dụng đúng lúc lại được các nhà đầu tư đưa ra bàn luận.
Nói như nhà đầu tư Nguyễn Hữu Bình, sợ hãi và tham lam đều liên quan đến sự biến động vốn có trong thị trường chứng khoán, lúc này sự bình tĩnh là điều quan trọng nhất, bình tĩnh để lựa chọn phân bổ tài sản phù hợp.
Hoàng Minh
Các quỹ ETF dự kiến mua ròng hơn 4,2 triệu USD cổ phiếu ROS tuần này Động thái gia tăng tỷ trọng của các quỹ ETF được kỳ vọng sẽ giúp giao dịch của cổ phiếu ROS trên thị trường thêm phần sôi động. Ảnh minh họa. Ngày 20/12 tới đây, VNM ETF dự kiến sẽ thực hiện mua ròng khoảng 3,67 triệu USD, tương đương khoảng 3,5 triệu cổ phiếu ROS của CTCP Xây dựng FLC Faros, qua...