Giải mã thành công ‘ma thuật’ giúp tường thành Maya ngàn năm không sứt mẻ
Nhiều cấu trúc Maya hơn 1.000 năm tuổi giữ được độ bền đáng kinh ngạc với bề mặt thạch cao thậm chí rất hiếm khi bong tróc, khiến giới khoa học thắc mắc trong nhiều năm.
Một nghiên cứu vừa công bố trên Science Advances đã giải mã được “ ma thuật” bảo vệ các tòa thành Maya nguyên vẹn đến không tưởng: Công thức thạch cao đặc biệt.
Trong khi thạch cao hiện đại mà mọi người vẫn dùng khi xây dựng có khả năng bị bong tróc chỉ sau vài năm hoặc vài chục năm, thạch cao bên ngoài các tòa thành Maya, bất chấp rêu phong, vẫn mới và đẹp một cách ma quái.
Một bức tường trát thạch cao ở Honduras vẫn giữ được bề mặt đẹp sau ngàn năm bị bỏ hoang và tàn phá – Ảnh: ANCIENT ORIGINS
Theo Ancient Origins, nghiên cứu chỉ ra khoảng năm 1100 trước Công Nguyên, người Maya ở Trung Mỹ đã khám phá ra bí mật cho một công thức thạch cao vượt trội, sau 9.000 năm vật liệu thạch cao được con người sáng chế và sử dụng.
Video đang HOT
Nhóm khoa học gia từ Đại học Granada ở Tây Ban Nha đã phân tích các mẫu thạch cao vôi được thu thập từ khu vực khảo cổ Copan của người Maya, nằm ở phía Tây Honduras.
Những mẫu này có niên đại từ năm 540 đến 850 sau Công Nguyên, khi nền văn minh Maya đang ở đỉnh cao của sự thịnh vượng.
Sử dụng nhiều công nghệ cao bao gồm nhiễu xạ tia X, kính hiển vi ánh sáng phân cực… họ đã kiểm tra cấu trúc tinh thể sâu của thạch cao cổ đại rồi tìm cách tái hiện chúng.
Một công thức trong đó chiết xuất nhựa cây được thêm vào thạch cao vôi tươi đã tạo nên được cấu trúc tinh thể tương tự.
Thạch cao ngấm nhựa cây tỏ ra cứng rắn, linh hoạt và chịu được thời tiết một cách vượt trội, đủ để chúng vượt qua 1.200 năm mà vẫn còn nguyên.
Họ tin rằng cuối cùng, bí ẩn về loại thạch cao bền nhất thế giới đã có lời giải.
Săn kho báu trong pháo đài cổ, cô gái trẻ phát hiện lô tiền xu nghìn năm tuổi
Theo các chuyên gia giám định cổ vật, những đồng tiền xu được cô gái trẻ tìm thấy gần thị trấn Hobro, Đan Mạch có niên đại cách đây 1.000 năm.
"Cô gái trẻ giấu tên đã phát hiện số tiền cổ, gồm 300 đồng xu, tại vùng lân cận pháo đài cổ Fyrkat gần thị trấn Hobro, Đan Mạch. Hiếm khi chúng tôi khám phá được một lượng tiền cổ lớn như vậy. Dựa trên những ký tự khắc trên chúng, chúng tôi có thể xác định lô cổ vật này có từ những năm 980", giám đốc Viện Bảo tàng Bắc Jutland, ông Lars Christian Norbach nói với tờ The Guardian.
Một số đồng xu cổ được phát hiện. Ảnh: Viện Bảo tàng Bắc Jutland
Theo ông Norbach, những đồng xu cổ được tìm thấy có nguồn gốc và ký tự đến từ một số quốc gia như Đan Mạch, Đức hay thậm chí có cả đồng xu mang ký tự Ảrập. Ngoài ra, một số cổ vật làm bằng bạc cũng được phát hiện nằm lẫn trong số tiền cổ trên.
"Từ nhận định của tôi, có một mối liên hệ giữa số tiền xu cổ trên - thứ mà chiến binh Viking chôn giấu trong các trận chiến - với pháo đài cổ Fyrkat, nơi đã bị thiêu rụi trong những năm cuối thế kỷ thứ 10", ông Norbach nói thêm.
Ảnh: Viện Bảo tàng Bắc Jutland
The Guardian cho hay, Viện Bảo tàng Bắc Jutland đã trao cho người phát hiện số đồng xu cổ trên một số tiền "xứng đáng với những gì cô đã đóng góp cho nền khảo cổ".
Các nhà khảo cổ có mặt tại nơi phát hiện số tiền xu cổ. Ảnh: Viện Bảo tàng Bắc Jutland
Một cổ vật nằm lẫn trong đống tiền xu. Ảnh: Viện Bảo tàng Bắc Jutland
Người Maya kỳ công xây kim tự tháp từ đá núi lửa thế nào? Theo một nghiên cứu, người Maya xây kim tự tháp Campana ở El Salvador bằng cách sử dụng những mảnh đá núi lửa văng ra trong một vụ phun trào dữ dội. Đây là vụ phun trào núi lửa lớn nhất ở Trung Mỹ trong khoảng 10.000 năm. Kim tự tháp Campana ở El Salvador là một trong những kiệt tác kiến trúc...