Giải mã tên gọi “Tử Cấm Thành”: Tường đỏ ngói vàng nhưng lại dùng chữ “tử” mang ý nghĩa màu tím?
Ít ai biết rằng, “tử” trong Tử Cấm Thành còn mang ý nghĩa từ thành ngữ “ tử khí đông lai”. Tử Cấm Thành là Hoàng cung của hai triều đại Minh – Thanh ( Trung Quốc). Ấn tượng đầu tiên của những ai đến đây tận mắt chiêm ngưỡng hoặc nhìn thấy trên tranh ảnh về Tử Cấm Thành là tường đỏ ngói vàng.
Ít ai biết rằng, “tử” trong Tử Cấm Thành còn mang ý nghĩa từ thành ngữ “tử khí đông lai”. Tử Cấm Thành là Hoàng cung của hai triều đại Minh – Thanh (Trung Quốc). Ấn tượng đầu tiên của những ai đến đây tận mắt chiêm ngưỡng hoặc nhìn thấy trên tranh ảnh về Tử Cấm Thành là tường đỏ ngói vàng.
Tử Cấm Thành, hay chính là Cố cung ngày nay có hơn 9.000 căn phòng lớn nhỏ, được bao bọc trong bức tường đỏ rực cao hơn 10 mét.
Khắp nơi trong Cố cung đâu đâu cũng có sắc đỏ chói mắt, vậy tại sao lại gọi là “Tử Cấm Thành”?
Trong tiếng Trung Quốc, “tử” trong Tử Cấm Thành là màu tím. Nhiều người thắc mắc tại sao không dùng chữ “xích” hay “hồng” (cùng có ý nghĩa màu đỏ) để đặt tên, mà lại dùng chữ “tử” mang màu sắc không hề liên quan như vậy!
Theo nghiên cứu, “tử” trong Tử Cấm Thành ở đây không chỉ màu sắc, mà chính là quyền uy và sự trang nghiêm.
Tử Cấm Thành có nghĩa là cấm địa của Hoàng cung. Màu tím tượng trưng cho tinh tú, ánh sáng của vì sao trên trời, chứ không phải màu tím đơn thuần như mọi người vẫn nghĩ.
Về phần tại sao lại là tường thành trong Cố cung hầu hết đều mang màu đỏ. Vì màu đỏ hài hòa với vàng kim – màu của Hoàng gia Trung Quốc xưa. Tất cả phối lên một kinh thành xa hoa, tráng lệ, nổi bật nhất vùng đất kinh đô, đồng thời cũng không kém phần trang nghiêm, khiến người ta phải run sợ và khuất phục.
Video đang HOT
Ít ai biết rằng, “tử” trong Tử Cấm Thành còn mang ý nghĩa từ thành ngữ “tử khí đông lai”.
Cách nói “tử khí đông lai” là thành ngữ xuất phát từ truyền thuyết về Lão Tử trước lúc đi qua Hàm Cốc quan, hay còn gọi là đèo Hàm Cốc. Khi đó, Doãn Hỉ nhìn thấy có luồng khí màu tím (tử khí) xuất hiện từ phía đông, biết rằng sẽ có thánh nhân qua đèo. Quả nhiên, Lão Tử cưỡi trâu xuất hiện ở phía đông. Người xưa cho rằng đây chính là dấu hiệu của vận may, cát tường. Từ đó người ta sử dụng “tử khí đông lai” để nói về sự may mắn.
Hàm Cốc quan là một đèo quan ải chiến lược, giữa tuyến đường chia tách thung lũng sông Hoàng Hà và Vị Hà – cái nôi của nền văn minh Trung Quốc và là nơi có kinh đô lâu đời qua nhiều đời Hoàng đế, Tây An. Nó nằm ở bờ phía nam sông Hoàng Hà, về phía đông của Ngạc Nhĩ Đa Tư ở đầu Đồng quan, Thiểm Tây.
Đồng thời, “tử” trong Tử Cấm Thành cũng là biểu tượng của sự trân quý, địa vị cao nhất của Hoàng cung.
Được biết, nguyên liệu có thành phần màu tím thời bấy giờ vô cùng đắt đỏ. Để nhuộm màu tím cho vải vóc phải qua nhiều công đoạn xử lý khó nhằn. Chính vì vậy, không phải ai cũng mua và mặc được quần áo màu tím. Thời bấy giờ, rất nhiều quan thần cấp cao lựa chọn màu tím vì nó tượng trưng cho địa vị cao sang, quyền quý và giàu có.
Do đó, cái tên Tử Cấm Thành không có ý nghĩa xuất phát từ màu sắc đơn thuần, cũng không vì thấy màu đẹp nên mới dùng đặt tên, mà hoàn toàn vì ngụ ý sâu xa hơn. Điều này thể hiện sự uyên bác, thâm sâu trong tư tưởng và kiến thức văn tự của người Trung Quốc xưa.
Sự hiện diện của Tử Cấm Thành là quyền lực tối thượng của Hoàng gia triều Minh – Thanh. Quy tắc vô cùng nghiêm ngặt nên bách tính thường dân khó có thể tiếp cận Hoàng cung. Chỉ một số văn võ đại quan có thể ra vào cung để thượng triều, bàn việc chính sự trọng đại.
Bí ẩn lời nguyền khiến ngai vàng trong Tử Cấm Thành 'bất khả xâm phạm'
Tương truyền, nếu không phải bậc cửu ngũ chí tôn mà dám ngồi lên ngai vàng thì sẽ gặp họa sát thân.
Không thiếu những giai thoại bí ẩn, rùng rợn về Tử Cấm Thành vẫn được lưu truyền đến ngày nay. Trong đó có ngai vàng Tử Cấm Thành - chiếc ghế rồng quyền lực có thể quyết định số mệnh của bất cứ ai ngồi lên nó.
Nhiều lời đồn đại về chiếc ghế rồng này cho rằng nó chỉ dành cho các vị vua chân chính, bậc cửu ngũ chí tôn có thân phận cao quý mới có thể ngồi lên, mọi sự sẽ hanh thông và được vật thiêng liêng này kính trọng. Những người tầm thường không xứng đáng ngồi lên ắt sẽ gặp đại họa.
Theo nhiều thông tin được ghi lại từ sổ sách Trung Quốc thì thời xưa, có 3 người nhận kết cục "chết thảm" khi dám ngồi lên ghế rồng trong Tử Cấm Thành là Lý Tự Thành, Viên Thế Khải và Waldersee.
Trong số 3 người này thì có đến 2 người cũng từng lên ngôi vua, trị vì đất nước Trung Quốc, thế nhưng có lẽ do ghế rồng vô cùng linh thiêng biết được đây không phải là chân mệnh thiên tử đích thực nên đã khiến cả Lý Tự Thành và Viên Thế Khải đối mặt với cái chết đầy bí ẩn.
Người cuối cùng được cho là thường dân Waldersee vì muốn thử cảm giác ngồi lên ngai vàng nên cũng nhận kết cục bi thảm, đột ngột qua đời ngay sau khi "chễm chệ" ngồi lên ghế rồng.
Nhiều người cho rằng chính lời đồn này đã khiến cho du khách lẫn chuyên gia đều không dám chạm vào ngai vàng. Tuy nhiên sự thật là đa phần các mẫu ghế rồng đều được làm bằng gỗ sau đó sẽ được mạ một lớp vàng ở bên ngoài.
Bởi việc đúc một chiếc ghế bằng vàng ròng không phải là điều không thể. Dù vàng quý giá để ngồi lâu thì không hề thoải mái khi mà hoàng đế phải ngồi trên ghế rồng mỗi ngày để xử lý triều chính, nên ngồi lâu sẽ không tốt cho long thể.
Nhưng nguyên liệu để làm ghế rồng không phải là gỗ đóng đồ đạc thông thường mà là gỗ quý được gọi là nanmu. Nanmu được sử dụng để làm ghế rồng là loại được chọn lọc một cách tốt nhất, có lõi vàng, mùi thơm thoang thoảng và sức chịu bền bỉ.
Nanmu vàng sẽ có độ bóng tương tự satin và có khả năng tồn tại lâu dài nên được sử dụng để làm quan tài cho các quan lại cũng như quý tộc thời xưa.
Chất liệu này còn có thể ngăn chặn những loại côn trùng như nấm mốc, vi khuẩn có hại. Đáng tiếc là sau nhiều thăng trầm và biến cố của lịch sử, qua nhiều triều đại thay ngôi đổi chủ, những chiếc ghế rồng do người tiền nhiệm để lại có thể bị thất truyền và nhiều di tích văn hóa do đó cũng bị hư hại không nhỏ.
Dù hậu thế sau này muốn tu sửa, trùng tu nhưng những kỹ thuật cũng như vật liệu độc nhất vô nhị thời bấy giờ đã thất truyền từ lâu và hậu thế dù cố gắng thế nào cũng khó có thể phục hồi lại như nguyên mẫu.
Bảo tàng Cố Cung cho biết nếu như muốn sửa chữa một lỗi nhỏ trên ngai vàng cũng phải mất đến 3 năm và dù các chuyên gia cũng không dám đụng vào. Đây chính là lí do không ai dám chạm vào ngai vàng trong Tử Cấm Thành.
Tại sao các chuyên gia không dám chạm tay vào ghế rồng trong Tử Cấm Thành? Đáp án khiến nhiều người bất ngờ! Ghế rồng là biểu tượng cho quyền uy của bậc đế vương, vì vậy, nguyên liệu để làm nên chúng cũng không hề tầm thường! Tử Cấm Thành là công trình kiến trúc nổi tiếng ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Tại đây, chúng ta không chỉ khám phá về cuộc sống cung đình của người xưa mà còn có thể tìm hiểu về...