Giải mã tàn tích siêu quái vật cổ đại: Bị loài người khác ‘hạ thủ’?
Mới đây, các nhà khảo cổ Israel vừa khai quật được một chiếc ngà không tưởng dài đến 2,5 m thuộc về siêu quái vật 500.000 năm tuổi.
TheoSci-News, đó là phần còn lại của siêu quái vật cổ đại gọi là “ voi ngà thẳng”, đã tuyệt chủng 400.000 năm về trước, nhưng là vị tổ tiên gần gũi của loài voi hiện tại.
Tuy nhiên nếu đứng cạnh một con voi – ngay cả những con voi châu Phi to lớn nhất – thì sinh vật cổ đại này vẫn trông như một siêu quái vật với thân hình cao đến 4 m, nặng 13 tấn, cặp ngà dài đến 2,5 m.
Voi hiện đại ngày nay chủ yếu gồm voi châu Phi và voi châu Á, voi châu Phi có thể nặng hơn 6 tấn còn voi châu Á chỉ khoảng 3-4 tấn.
Loài voi ngà thẳng có lẽ sống thành từng đàn nhỏ, sinh sôi rất mạnh trong thời kỳ gian băng và có phạm vi sống lan sang cả đảo Anh.
Video đang HOT
Các nhà khảo cổ thường chỉ tìm thấy hóa thạch phần ngà rời rạc chứ bộ xương hoàn chỉnh rất hiếm.
Loài này là tổ tiên của hầu hết các loài voi lùn sau này được khai quật ở vùng Địa Trung Hải.
Tuy vĩ đại như vậy, nhưng chiếc ngà khổng lồ đang được các nhà cổ sinh vật học “nâng như trứng mỏng” bởi có thể gặp phải hiện tượng như “bốc hơi về trời” trong truyện cổ tích: Nguyên vẹn trong hàng trăm ngàn năm, nhưng chỉ cần tiếp xúc với ánh sáng và không khí lần nữa là phân hủy ngay.
Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Cơ quan Cổ vật Israel (IAA) và Đại học Tel Aviv – Israel, những siêu quái vật này đã định cư trong khu vực khoảng 800.000 năm trước rồi bất ngờ tuyệt chủng vào 400.000 năm trước.
Mẫu vật đào được có niên đại 500.000 năm và là chiếc ngà hóa thạch hoàn chỉnh lớn nhất được khai quật tại Israel và cả vùng Cận Đông.
“Trong cuộc khai quật khảo cổ mà chúng tôi đã tiến hành ở đây vài năm trước, chúng tôi đã tim thấy một số xương (một phần họp sọ, xương sườn và răng) bên cạnh các đồ tạo tác của con người như rìu, công cụ chặt…” – tiến sĩ Ianir Milevski từ IAA cho biết.
Việc phát hiện ra chiếc ngà hoàn toàn tách rời khỏi hộp sọ khiến các nhà khoa học nghi ngờ rằng con người cổ đại – chắc chắn là một loài người khác vì thời điểm đó Homo sapiens chúng ta chưa xuất hiện – đã săn bắn và giết thịt siêu quái vật này cũng như đồng loại của nó.
Như vậy, địa điểm này có thể là một kho tàng khảo cổ còn ẩn chứa nhiều điều thú vị.
Phát hiện hóa thạch cá ở Trung Quốc giống với loài vô cùng nguy hiểm thời cổ đại
Theo tạp chí Nature, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra loài cá hóa thạch xuất hiện khoảng hơn 400 triệu năm trước với những đặc điểm vô cùng nguy hiểm.
Ngày nay, hầu hết các loài động vật có xương sống đều có răng, nhưng theo quan điểm cổ sinh vật học, đây là một sự tiếp thu tiến hóa tương đối gần đây, xuất hiện chỉ hơn 400 triệu năm trước. Và các nhà khoa học Trung Quốc đã may mắn phát hiện ra một loài cá hóa thạch ngay từ thời kỳ đó, có lẽ là loài "cá có răng" đầu tiên trên Trái đất, rất giống với cá mập thời hiện đại.
Một loài cá mới, mặc dù trông không có vẻ gì là đe dọa, nhưng theo tiêu chuẩn thời đó, là một loài săn mồi nguy hiểm.
Trước khi xuất hiện răng và hàm, những động vật có xương sống cổ đại đã lục lọi trong các lớp trầm tích đáy mềm, lọc các sinh vật sống nhỏ. Không có răng, chúng chỉ có thể vô tình hút một loài giáp xác cỡ trung bình, giun hoặc họ hàng nhỏ hơn vào miệng.
Tuy nhiên, khoảng 425 triệu năm trước, một sự đổi mới tiến hóa đã xuất hiện giữa các loài cá nguyên thủy, quyết định quá trình phát triển của động vật có xương sống trong tương lai. Ở một số vòm mang không có hàm, ban đầu có chức năng hỗ trợ bộ máy hô hấp, đã dịch chuyển về phía trước, biến thành các hàm đầu tiên.
Hóa thạch "cá có răng" từ Trung Quốc có thể là tổ tiên có hàm lâu đời nhất của cá có răng thời hiện đại
Những động vật có xương sống đầu tiên có hàm xuất hiện trên Trái đất vào đầu kỷ Silur, và chính từ những sinh vật giống cá này có thể là nguồn gốc cho tất cả các động vật có xương sống trên cạn hiện đại.
Cũng trong khoảng thời gian này, những chiếc răng thật đầu tiên đã xuất hiện. Có một số giả thuyết về nguồn gốc của răng, bao gồm sự phát triển từ vảy cá hoặc hình thành sừng của yết hầu, nhưng cuối cùng, răng và hàm đã hình thành một bộ máy duy nhất dùng để tấn công và giữ con mồi.
Và bây giờ các nhà khoa học Trung Quốc đã mô tả loài cá có răng lâu đời nhất: một loài mới, được gọi là Qianodus Dupis, hoặc qianodus kép, sống cách đây khoảng 443-419 triệu năm.
Các hóa thạch được phát hiện vào năm 2019 ở tỉnh Quý Châu, miền Nam Trung Quốc. Trên hàm của cá hóa thạch này, phần đầu và phần cuối hàm có những chiếc răng dài và sắc nhọn. Những chiếc răng này ít nhất 14 triệu năm tuổi so với bất kỳ chiếc răng nào khác được các nhà cổ sinh vật học phát hiện.
Phần đầu và cuối hàm của cá hóa thạch có răng dài và sắc nhọn.
Sự xuất hiện của răng ở động vật có xương sống đã dẫn đến sự bùng nổ đa dạng sinh học. Các nhà khoa học cho rằng, có nhiều loài động vật với hàm răng sắc nhọn, đã bơi trong các vùng biển cổ đại, có khả năng cắn và xé xác con mồi.
Và các nhà khoa học cũng đưa ra phán đoán rằng, thực chất cá cổ đại không phải là không có hàm, thậm chí cá với hàm răng sắc nhọn đã xuất hiện cách đây 419 triệu năm, vào đầu kỷ Devon.
Đồng thời nhận định rằng, cá xương và sụn cổ đại đã đạt đến sự đa dạng chưa từng có, nhờ đó thời gian này được gọi là "kỷ nguyên của cá".
Kỳ lạ tảng đá 500 tấn lơ lửng trên không, chuyên gia rối não Tảng đá 500 tấn lơ lửng trên không là một trong những câu đố lớn nhất và lâu đời nhất trong cả lịch sử khảo cổ học của Nhật Bản. Đây là công trình kiến trúc bằng đá khổng lồ có hình dạng của một chiếc TV cũ cao gần 6 mét và nặng 500 tấn. Nhìn từ xa, hòn đá như đang...