Giải mã sóng cổ phiếu giá thấp
Gần hai tuần trở lại đây, thị trường chứng kiến sự tăng điểm khá mạnh của nhiều cổ phiếu có thị giá thấp.
Nổi bật trong số này là các cổ phiếu HAP (của CTCP Tập đoàn Hapaco); TLD (của CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển đô thị Thăng Long); SRA (của CTCP Sara Việt Nam); EVG (của CTCP Tập đoàn EverLand)…
HAP: Kỳ vọng vào dự án mới
Cổ phiếu HAP vừa có chuỗi 13 phiên tăng trần liên tiếp, đưa thị giá từ 3.260 đồng/cổ phiếu trong phiên 6/8 lên 6.770 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch 21/8.
Thị giá HAP tăng mạnh trong bối cảnh Công ty vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm kém tích cực.
Cụ thể, doanh thu đạt 157,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 9 tỷ đồng, lần lượt giảm 27,5% và 45,5% so với cùng kỳ năm trước.
Biên lợi nhuận gộp giảm từ 19% về còn 12,8% và biên lợi nhuận ròng giảm từ 7,6% về còn 5,7%. Sau 6 tháng đầu năm, HAP mới hoàn thành được 35,7% kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm.
Tính tới 30/6/2020, doanh nghiệp sở hữu 829,7 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 2,2% so với đầu năm. Trong đó, tài sản chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn trị giá 278,5 tỷ đồng, chiếm 33,6% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn là 231,9 tỷ đồng, chiếm 27,9% tổng tài sản; hàng tồn kho là 91,5 tỷ đồng, chiếm 11% tổng tài sản.
Khoản đầu tư tài chính dài hạn lớn nhất của HAP là 195 tỷ đồng vào CTCP Bệnh viện Quốc tế Green.
Trong khi đó, các khoản phải thu khác lên tới 215,2 tỷ đồng, trong đó tới 114,9 tỷ đồng là phải thu CTCP Bệnh viện Quốc tế Green về góp vốn thừa đầu tư tại Bệnh viện…
Video đang HOT
Tài sản Hapaco tập trung nhiều vào các công ty liên doanh, nghiệp kết, đơn vị góp vốn. Các giao dịch qua lại giữa các thành viên của tập đoàn tạo nên sự khó theo dõi các giao dịch.
Đà tăng của cổ phiếu này xuất phát từ thông tin Hội đồng quản trị HAP thông qua chủ trương xây dựng, thực hiện các dự án đầu tư phát triển, dự kiến trình Đại hội đồng cổ đông bất thường vào cuối năm 2020, gồm Dự án dây chuyền sản xuất giấy tissue phục vụ xuất khẩu, Bệnh viện đa khoa quốc tế Việt – Hàn, quy mô 800 giường, có tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng tại TP. Hải Phòng;
Trung tâm thương mại Quốc tế quy mô 22 tầng nổi, 2 tầng hầm, tiêu chuẩn xây dựng 5 sao trên khu đất của CTCP Thương mại Dịch vụ Hải Phòng (doanh nghiệp do HAP sở hữu 99,84% vốn); toà nhà văn phòng cho thuê 18 tầng thực hiện trên khu đất 10.000 m2 và một số dự án bất động sản khu công nghiệp. Tuy nhiên, cái khó của các dự án này là việc HAP lấy đâu ra tiền để triển khai/
Nằm trong nhóm doanh nghiệp đầu tiên lên niêm yết trên thị trường chứng khoán, nhưng hoạt động kinh doanh nhiều năm không có điểm nhấn đã khiến thị giá cổ phiếu HAP rơi xuống mức thấp.
Với 54,4 tỷ đồng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn tại thời điểm 31/6/2020, HAP sẽ phải đẩy mạnh huy động vốn để phục vụ cho việc phát triển các dự án lớn. Trong giai đoạn triển khai đầu tư, chưa có nguồn thu, áp lực pha loãng cổ phiếu sẽ gia tăng.
TLD, SRA, EVG tăng giá sau thông tin tăng vốn
Dù hai phiên gần đây đã điều chỉnh nhẹ, nhưng thị giá cổ phiếu TLD phiên 21/8 tăng khoảng 50% so với phiên 3/8, đạt 14.500 đồng/cổ phiếu so với mức 9.320 đồng/cổ phiếu. Còn thị giá SRA đạt mức tăng 25,66 sau 10 phiên gần nhất.
Hiệu quả kinh doanh kém tích cực, chất lượng tài sản có nhiều vấn đề đáng lưu ý khi lượng tiền hạn chế, khoản phải thu chiếm trọng số là đặc điểm chung của TLD, SRA, EVG.
Diễn biến đáng chú ý nhất cả ba doanh nghiệp này là… kế hoạch tăng mạnh vốn.
Ngày 22/6/2020, TLD đã chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền mua cổ phiếu phát hành theo tỷ lệ 2:1 (cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu được quyền mua thêm 1 cổ phiếu) với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Theo đó, số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành thêm là gần 9,36 triệu cổ phiếu.
Ngoài ra, theo giấy chứng nhận đăng ký đăng ký chào bán ra công chúng vừa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp. Ngoài gần 9,36 triệu cổ phiếu phát hành cho cổ đông hiện hữu, TLD còn được phát hành 10 triệu cổ phiếu riêng lẻ cũng với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.
Doanh nghiệp dự kiến dùng vốn phát hành cho việc xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị cho nhà máy ván ép công nghiệp tại Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình; đồng thời, bổ sung vốn lưu động cho hoạt động tại nhà máy này và hoạt động của Công ty.
Tại EVG, doanh nghiệp dự tính phát hành thêm 45 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ từ 600 tỷ đồng lên 1.050 tỷ đồng. Doanh nghiệp dự kiến phát hành với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, thời điểm dự kiến trong năm 2020.
Số tiền thu được sẽ dùng góp vốn điều lệ CTCP Everland Vân Đồn với số tiền 206,9 tỷ đồng; mua cổ phần phát hành tăng thêm CTCP Everland Phú Yên là 96 tỷ đồng; mua cổ phần phát hành CTCP Crystal Holidays 134,1 tỷ đồng và bổ sung vốn lưu động 13 tỷ đồng.
Tại SRA, doanh nghiệp dự kiến phát hành 43,2 triệu cổ phiếu tăng vốn trong năm nay hoặc năm sau.
Trong đó, chào bán 18 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu; 18 triệu cổ phiếu phát hành riêng lẻ dưới 100 nhà đầu tư và trả cổ tức cổ phiếu 40%, tương ứng 7,2 triệu cổ phiếu. Nếu đợt phát hành thành công, vốn điều lệ của SRA sẽ tăng từ 180 tỷ đồng lên 612 tỷ đồng.
SRA cho biết, số tiền huy động được từ cổ đông hiện hữu sẽ đầu tư xây dựng dự án xây dựng khu xử lý rác thải y tế tập trung tại Quảng Ninh 150 tỷ đồng, 30 tỷ đồng bổ sung vốn lưu động.
Đối với 180 tỷ đồng từ phát hành riêng lẻ, doanh nghiệp sẽ dùng 150 tỷ đồng xây dựng đầu tư dự án Xây dựng khu xử lý rác thái y tế tập trung tại Thái Nguyên và bổ sung 30 tỷ đồng vốn lưu động.
Cổ phiếu giá thấp, món yêu thích của nhà đầu tư F0?
Dưới góc nhìn của ông Lê Đức Khánh, Giám đốc phân tích CTCP Chứng khoán VPS, trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đang bị ảnh hưởng bởi làn sóng Covid-19, tâm lý nhà đầu tư mặc dù không hoảng loạn nhưng cũng không dám mạnh dạn giải ngân khi khối ngoại bán ròng mạnh mẽ kể từ tháng 2.
VN-Index không biến động nhiều chính là do các cổ phiếu bluechips đi ngang trong giai đoạn vừa qua. Việc không có dòng tiền lớn chảy vào bluechips thì các cổ phiếu nhỏ lại ăn khách, cho dù kết quả kinh doanh không thực sự ấn tượng.
“Có thể nói đây là dòng tiền đầu cơ ngắn hạn của các nhà đầu tư cá nhân đã và đang tham gia vào thị trường tiềm kiếm cơ hội giao dịch T . Số lượng các nhà đầu tư F0 mở mới tương đối nhiều trong giai đoạn quý II và đặc điểm phương thức giao dịch của các nhà đầu tư này là thích các cổ phiếu vừa và nhỏ, cổ phiếu thị giá thấp với lượng vốn không quá lớn”, ông Khánh nhận xét.
Ngoài ra, tháng 7 âm lịch cũng là giai đoạn thị trường thường không thuận lợi nhiều cho giao dịch, do vậy, dòng tiền đứng ngoài thích giao dịch ở các cổ phiếu nhỏ.
Vị chuyên gia chứng khoán này cho rằng, diễn biến tích cực ở nhiều cổ phiếu nhỏ sẽ không kéo dài. Quá trình tăng nóng của các cổ phiếu nhỏ sẽ sớm kết thúc để nhường chỗ cho các cổ phiếu lớn tăng giá.
Khối ngoại mua ròng 671 tỷ đồng trong tuần 17-21/8 nhờ thỏa thuận VHM, bán mạnh cổ phiếu bluechip
Khối ngoại sàn HoSE tuần qua mua ròng thỏa thuận lên đến 1.443 tỷ đồng và nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh thì dòng vốn ngoại sàn này bán ròng lên đến 674 tỷ đồng. VHM là tâm điểm của dòng vốn ngoại khi được mua ròng lên đến gần 1.700 tỷ đồng thông qua phương thức thỏa thuận. Các cổ phiếu bluechip gồm VNM, VIC, MSN, VCB, VRE... đều bị bán ròng mạnh.
Trong tuần giao dịch từ 17-21/8, VN-Index tăng 4,04 điểm (0,5%) lên 854,78 điểm; HNX-Index tăng 4,95 điểm (4,25%) lên 121.18 điểm; UPCoM-Index tăng 0,65 điểm (1,1%) lên 57,39 điểm.
Khối ngoại trên thị trường giao dịch có một số điều bất ngờ. Tính chung cả 3 sàn giao dịch HoSE, HNX và UPCoM, khối ngoại mua vào 94,4 triệu cổ phiếu, trong khi bán ra 107 triệu cổ phiếu, giá trị mua vào ở mức 3.694,8 tỷ đồng còn giá trị bán ra là 3.023,6 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 12,6 triệu cổ phiếu, nhưng tính về giá trị dòng vốn ngoại mua ròng trở lại 671 tỷ đồng.
Ở sàn HoSE, khối ngoại bất ngờ mua ròng trở lại 769,3 tỷ đồng, dù vậy nếu xét về khối lượng họ vẫn bán ròng 5 triệu cổ phiếu. Điểm đáng chú ý trong giao dịch của khối ngoại tuần qua là họ mua ròng thỏa thuận lên đến 1.443 tỷ đồng và nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng lên đến 674 tỷ đồng.
VHM chính là tâm điểm của dòng vốn ngoại khi được mua ròng lên đến gần 1.700 tỷ đồng thông qua phương thức thỏa thuận, còn nếu tính cả giao dịch khớp lệnh thì cổ phiếu này được mua ròng 1.600 tỷ đồng. Đứng thứ 2 trong danh sách mua ròng của khối ngoại sàn HoSE là PHR với 122 tỷ đồng.
Chiều ngược lại, VGC bị bán ròng mạnh nhất với 199 tỷ đồng và toàn bộ được thực hiện thông qua phương thức thỏa thuận VNM và VIC đứng ngay sau với giá trị bán ròng lần lượt 164 tỷ đồng và 96 tỷ đồng. Các cổ phiếu bluechip gồm MSN, VCB, VRE... cũng đều bị bán ròng mạnh.
Trên sàn HNX, khối ngoại tiếp tục bán ròng 76 tỷ đồng (tăng 32% so với phiên trước), tương ứng khối lượng bán ròng là 7,7 triệu cổ phiếu.
ART đứng đầu danh sách mua ròng sàn HNX nhưng giá trị chỉ là 1,2 tỷ đồng. Trong khi đó, PGS bị bán ròng mạnh nhất với 27,5 tỷ đồng. PVS và BCC bị bán ròng lần lượt 24 tỷ đồng và 7,5 tỷ đồng.
Tại sàn UPCoM, khối ngoại cũng bán ròng 22 tỷ đồng, nhưng xét về khối lượng dòng vốn ngoại sàn này mua ròng nhẹ trở lại 185.005 cổ phiếu.
ACV được khối ngoại sàn UPCoM mua ròng mạnh nhất với 10,7 tỷ đồng. MCH và LTG được mua ròng lần lượt 5 tỷ đồng và 3,6 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VTP bị bán ròng mạnh nhất với 29 tỷ đồng. KDF và VEA bị bán ròng lần lượt 8,7 tỷ đồng và 6,6 tỷ đồng
Tự doanh CTCK mua ròng 382 tỷ đồng trong tuần 10-14/8, tập trung gom cổ phiếu bluechip Trái ngược với khối ngoại, tự doanh CTCK đẩy mạnh mua ròng 382 tỷ đồng trong tuần từ 10-14/8. Kết thúc tuần giao dịch từ 10-14/8, VN-Index tăng 9,28 điểm (1,1%) lên 850,74 điểm; HNX-Index tăng 3,459 điểm (3,1%) lên 116,23 điểm. UPCoM-Index cũng tăng chỉ 0,9% lên 56,72 điểm. Điểm tích cực của thị trường trong tuần qua đó là khối tự...