Giải mã những tuyên bố gây chấn động của Tổng thống Trump
Từ kế hoạch mua Greenland đến ý định sáp nhập Canada, các tuyên bố gần đây của ông Trump hé lộ một tầm nhìn địa chính trị đầy táo bạo, đậm dấu ấn học thuyết Monroe thế kỷ XXI.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái). Ảnh: AP/TTXVN
Theo kênh CNN ngày 25/1, các tuyên bố gây chấn động của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc có thể mua lại Greenland, sáp nhập Canada và kiểm soát Kênh đào Panama không chỉ là những phát ngôn thất thường, mà còn là biểu hiện sống động của một tư duy địa chính trị mang đậm dấu ấn của quan điểm “Nước Mỹ trên hết”.
Quan điểm của ông Trump về “Nước Mỹ trên hết” là sử dụng sức mạnh của Washington để theo đuổi không ngừng các lợi ích quốc gia hẹp hòi, thậm chí bằng cách ép buộc các đồng minh nhỏ hơn.
Các chuyên gia cho rằng, Tổng thống Trump đang vật lộn với các thách thức an ninh quốc gia trong một thế giới mới được định hình bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự bất bình đẳng của toàn cầu hóa và sự bất đồng giữa các cường quốc. Ông Trump không chỉ đơn thuần là một nhà đầu tư bất động sản, mà còn là một nhà chiến lược với những ý đồ mở rộng ảnh hưởng của Mỹ.
Hal Brands, Giáo sư về các vấn đề toàn cầu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Nâng cao Johns Hopkins, nhận định rằng ông Trump đang hướng tới một “chủ nghĩa lục địa” có thể thay thế cho “chủ nghĩa toàn cầu” truyền thống. Các tuyên bố của ông Trump về Greenland hay Panama thực chất là một bản cập nhật táo bạo của Học thuyết Monroe năm 1823, nhằm chống lại ảnh hưởng của các cường quốc như Trung Quốc, Nga và Iran tại Tây bán cầu với tuyên bố: “Chúng tôi cam kết duy trì nền độc lập của mình khỏi sự xâm lấn của các thế lực nước ngoài”. Chương trình Monroe thế kỷ 21 đặc biệt nhắm vào các mối quan hệ kinh tế, quân sự và tình báo của Trung Quốc tại các quốc gia như Venezuela, Bolivia, Nicaragua và Cuba.
Những cảnh báo không phải là lời nói suông
Khi được hỏi về khả năng sử dụng vũ lực để kiểm soát Kênh đào Panama hay Greenland, ông Trump không loại trừ khả năng này. “Tôi sẽ không loại trừ khả năng này, có thể Mỹ sẽ cần phải làm gì đó”, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump nói trong cuộc họp báo tại Mar-a-Lago ở Florida.
Video đang HOT
Thậm chí, ông còn gợi ý sẽ đán.h thuế Đan Mạch ở mức cao nếu không đạt được nhượng bộ về Greenland, và mô tả việc trao trả Kênh đào Panama năm 1999 là một sai lầm. Ông Trump khẳng định Mỹ “đã trao Kênh đào Panama cho Panama. Chúng tôi không trao nó cho Trung Quốc, và họ đã lạm dụng nó”.
Những tuyên bố này phản ánh triết lý cốt lõi của Tổng thống Trump: mỗi quốc gia nên theo đuổi lợi ích của mình một cách đơn phương, với sự quyết đoán và không khoan nhượng. Ông Trump từng tự hào tuyên bố tại Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 2020: “Tôi đặt nước Mỹ lên trên hết, và các bạn cũng nên đặt quốc gia của mình lên trên hết”.
Quan điểm của ông cũng thể hiện nguyên tắc “Nước Mỹ trên hết” là sử dụng sức mạnh của Washington để theo đuổi không ngừng các lợi ích quốc gia hẹp hòi, thậm chí bằng cách ép buộc các đồng minh nhỏ hơn.
Trước bối cảnh này, phản ứng từ các quốc gia bị nhắm đến là sự lo ngại. Thủ tướng Canada Justin Trudeau công khai ch.ỉ tríc.h: “Không có một cơ hội nào về việc Canada sẽ trở thành một phần của Mỹ”. Về phần mình, Aaja Chemnitz, nghị sĩ Quốc hội Đan Mạch, cho biết người dân Greenland cảm thấy “khá đáng sợ và khó chịu” trước những tuyên bố của ông Trump.
Hệ quả ngoại giao
Các chuyên gia cảnh báo rằng cách tiếp cận này là một rủi ro lớn và có vẻ như sẽ đi ngược lại luật pháp quốc tế. Và ông Trump có thể làm tổn hại đến quyền lực của nước Mỹ bằng cách phá hoại các liên minh được xây dựng qua nhiều thế hệ và bị bạn bè xa lánh. Một số chuyên gia chính sách đối ngoại thậm chí còn lo ngại rằng các mối đ.e dọ.a và áp lực của Mỹ ở Mỹ Latinh thực sự có thể đẩy các quốc gia xích lại gần Trung Quốc hơn.
CNN lưu ý, ông Trump khó có thể đạt được điều mình muốn với Canada, Panama hay Greenland. Vì vậy, chiến lược của ông có thể hướng đến việc đạt được những thỏa thuận tốt hơn cho Mỹ – có thể là giảm giá cho các tàu thuyền của Mỹ đi qua tuyến đường thủy quan trọng giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, Mỹ tiếp cận nhiều hơn với các khoáng sản đất hiếm ở Greenland, cũng như một thỏa thuận thương mại mới với Canada có thể mang lại lợi thế cho các nhà sản xuất Mỹ.
Tổng thống Trump sẽ mô tả bất kỳ điều nào trong số này là một chiến thắng lớn mà chỉ ông mới có thể đạt được, ngay cả khi chúng kết thúc không giống kỳ vọng như hiệp ước Mỹ-Mexico-Canada trong nhiệm kỳ đầu của ông.
Thực hư trong những đề xuất đáng chú ý của ông Trump về Tây Bán cầu
Những đề xuất đối với khu vực Tây Bán cầu của ông Trump đang thu hút sự chú ý với những đề xuất táo bạo như mua Greenland, đòi lại Kênh đào Panama và biến Canada thành tiểu bang thứ 51.
Ý tưởng gây tranh cãi này làm dấy lên câu hỏi về tham vọng chiến lược của Tổng thống đắc cử Mỹ.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP/TTXVN
Theo kênh CNN ngày 7/1, trong một bài phát biểu kéo dài hơn một giờ đồng hồ tại Mar-a-lago, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã gây chú ý khi đề xuất nhiều ý tưởng táo bạo về Tây Bán cầu, như một phần trong tầm nhìn về "bình minh của thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ".
Những đề xuất đáng chú ý của ông Trump bao gồm: mua lại Greenland từ Đan Mạch với lý do an ninh quốc gia và bảo vệ thế giới tự do; đòi lại Kênh đào Panama từ Panama do lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc; biến Canada thành tiểu bang thứ 51 của Mỹ và thậm chí đề xuất vận động viên khúc côn cầu nổi tiếng Wayne Gretzky làm thống đốc; cũng như đổi tên Vịnh Mexico thành Vịnh Châu Mỹ.
Liên quan đến Canada, ông Trump cho rằng nước này đang được trợ cấp khoảng 200 tỷ USD một năm cùng nhiều lợi ích khác, trong khi chỉ duy trì một lực lượng quân sự nhỏ và phụ thuộc vào quân đội Mỹ. Về Kênh đào Panama, ông Trump phàn nàn: "Chúng tôi đã trao Kênh đào Panama cho Panama. Chúng tôi không trao nó cho Trung Quốc, và họ đã lạm dụng nó".
Mặc dù một số ý tưởng có vẻ khó tin, nhưng việc ông Trump liên tục nhắc đến Greenland, Panama và Canada trong nhiều dịp khác nhau cho thấy đây không đơn thuần là những phát ngôn nhất thời. Đáng chú ý, trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông Trump từng cân nhắc việc mua Greenland.
Theo Đại sứ đã nghỉ hưu Gordon Gray, hiện là Giáo sư tại Đại học George Washington, sự mở rộng lãnh thổ luôn là một phần trong bản chất của người Mỹ. Giáo sư Gray cũng lưu ý rằng mặc dù giai đoạn bành trướng chậm lại vào đầu thế kỷ 20, Alaska và Hawaii vẫn trở thành tiểu bang của Mỹ vào năm 1959.
Về lập trường của Mỹ với Tây Bán cầu, nhìn lại lịch sử, vào năm 1823, Tổng thống Mỹ James Monroe đã thiết lập Học thuyết Monroe thông qua thông điệp gửi Quốc hội, cảnh báo các cường quốc châu Âu không được tiếp tục thực dân hóa ở Tây Bán cầu. Sau đó, trong quá trình giám sát việc xây dựng Kênh đào Panama, Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt đã mở rộng học thuyết này, khẳng định trách nhiệm của Mỹ trong việc giúp đỡ các quốc gia ở Tây Bán cầu.
Lịch sử cũng cho thấy Mỹ có tiề.n lệ về việc mua lại lãnh thổ từ Đan Mạch. Năm 1917, nước này đã mua Quần đảo Virgin với giá 25 triệu USD sau nhiều thập kỷ đàm phán.
Hiện nay, Quần đảo Virgin là một trong năm vùng lãnh thổ của Mỹ, cùng với Puerto Rico là vùng lãnh thổ lớn nhất và đông dân nhất. Người dân sinh ra ở các vùng lãnh thổ này là công dân Mỹ nhưng chỉ được đại diện tượng trưng trong Quốc hội và chỉ có thể bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử tổng thống nếu chuyển đến một bang khác.
Đối với Greenland, có nhiều lý do chiến lược khiến Mỹ quan tâm, đặc biệt là về khoáng sản quý hiếm trong bối cảnh Trung Quốc đang thống trị thị trường đất hiếm toàn cầu. Tuy nhiên, Đan Mạch vẫn kiên quyết không bán hòn đảo này.
Giáo sư Gray phân tích rằng trong khi mong muốn mua Greenland của ông Trump có thể xuất phát từ lợi ích chiến lược thực sự, thì những bình luận về Canada hay việc đề cử Wayne Gretzky làm thống đốc có vẻ mang tính chính trị nhiều hơn. Tương tự, việc đề cập đến Kênh đào Panama dường như nhắm vào mối lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc - một vấn đề được cử tri của ông Trump đặc biệt quan tâm.
Mới nhất, Donald Trump Jr., con trai cả của Tổng thống đắc cử Trump, đã thực hiện chuyến đi đến Greenland và đăng tải video từ buồng lái máy bay cũng như hình ảnh người dân địa phương đội mũ MAGA (khẩu hiệu "Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại" trong chiến dịch tranh cử của ông Trump), góp phần thu hút sự chú ý vào vấn đề này.
Di sản là một vấn đề quan trọng đối với ông Trump, điều này thể hiện rõ qua cách ông đưa cố Tổng thống Mỹ Jimmy Carter vào những bình luận của mình về Kênh đào Panama. Phát biểu với các phóng viên, ông Trump cho rằng quyết định ký hiệp ước trả lại khu vực Kênh đào cho Panama sau 75 năm Mỹ cai trị là nguyên nhân khiến ông Carter thất bại trong cuộc bầu cử. "Theo tôi, lý do khiến Jimmy Carter thua cuộc bầu cử là vì Kênh đào Panama", ông Trump nói.
Điều đáng chú ý là ông Trump đã không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực quân sự để đạt được các mục tiêu này, một lập trường có vẻ mâu thuẫn với lời hứa tranh cử về việc kiềm chế Mỹ tránh xa các cuộc chiến. Tuy nhiên, việc thiếu vắng các kế hoạch cụ thể cho thấy những đề xuất này vẫn đang ở giai đoạn ý tưởng.
Tân Ngoại trưởng Mỹ sắp thăm Panama giữa cẳng thẳng vấn đề kênh đào Theo tờ Politico, tân Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio sẽ có chuyến thăm tới Panama trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump đang có những động thái muốn kiểm soát kênh đào cùng tên với nước này. Ông Marco Rubio được Thượng viện Mỹ phê chuẩn làm Ngoại trưởng Mỹ ngày 20/1/2025. Ảnh: New York Times/TTXVN Theo đó đã có 3 quan chức...