Giải mã những hiện tượng kỳ lạ xảy ra trong lúc ngủ
Trong quá trình ngủ, chúng ta có thể gặp các hiện tượng hết sức kỳ lạ như: bóng đè, mộng du, nằm mơ thấy mình đang mơ thậm chí là… ăn trong lúc ngủ nhưng lại không hề nhớ điều gì xảy ra sau khi thức dậy. Mỗi hiện tượng xảy ra đều có cách lý giải khác nhau.
Bóng đè là hiện tượng xảy ra phổ biến nhất trong quá trình ngủ. Đây là hiện tượng một người cảm thấy tỉnh táo nhưng không thể di chuyển và có cảm giác tồi tệ như bị đè nặng lúc đang ngủ
Có khoảng gần 7% dân số thế giới cho biết là đã trải qua tình trạng bóng đè. Các nhà khoa học giải thích rằng, hiện tượng này xảy ra khi bộ não của con người thức tỉnh, trong lúc cả cơ thể về cơ bản vẫn đang trong trạng thái ngủ. Chính vì vậy, dù cơ quan thần kinh có gửi các tín hiệu cử động xuống chân tay nhưng các cơ bắp vẫn chưa “tỉnh”, dẫn đến hiện tượng tê liệt toàn thân
Để không xảy ra hiện tượng bóng đè, nên hạn chế uống trà pha đậm hay cafe từ 3-5 tiếng trước khi ngủ. Thêm vào đó, để có một giấc ngủ sâu hơn, không nên ăn quá no hoặc uống quá nhiều rượu bia
Nói mê là hiện tượng mà bạn nói rất nhiều và làm ồn trong khi đang ngủ. Những người nói mê thường có xu hướng nói chuyện rõ ràng hoặc nói nhỏ. Tuy nhiên, khi tỉnh dậy sẽ không nhớ những gì mà họ đã nói
Các thống kê đã chỉ ra rằng, đàn ông và trẻ em là hai đối tượng có tỷ lệ nói trong lúc ngủ cao nhất. Nguyên nhân của hiện tượng này, đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, phần đa các nhà tâm lý học cho rằng, đó là hệ quả của những stress mà chủ thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày
Mơ trong… mơ là một hiện tượng kỳ lạ. Đó là hiện tượng bạn đang nằm mơ thì chợt tỉnh giấc nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ, bạn đang tỉnh giấc ở trong một giấc mơ khác nữa
Video đang HOT
Hiện các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác cho hiện tượng này. Tuy nhiên, hiện tượng mơ trong mơ không gây ra bất kỳ tổn hại nào về sức khỏe của con người
Các giấc mơ trùng lặp là hiện tượng phổ biến. Điều đặc biệt, những thứ xuất hiện trong các giấc mơ khác nhau lại có một điểm tương đồng. Đó có thể là về địa điểm, khung cảnh, con người hay đồ vật
Mơ là một cách mà não bộ chúng ta sắp xếp lại những ký ức, đánh giá chúng trước khi đưa vào trí nhớ. Thấy đi thấy lại một giấc mơ rất có thể liên quan đến một vấn đề mà não bộ đang cố gắng giải quyết. Do đó, những giấc mơ này thường gắn với một phần câu chuyện đã xảy ra trong thực tế
Đôi khi, trong lúc ngủ, chúng ta nằm mơ thấy cảnh mình bị rơi từ trên cao xuống với cảm giác hết sức chân thật, thường sẽ khiến chúng ta giật mình tỉnh dậy
Hiện tượng này xảy ra do chúng ta quá mệt mỏi, khiến não bước vào chu kỳ ngủ nhanh đến mức cơ thể không theo kịp. Khi đó, hơi thở và nhịp tim xuống ở mức rất thấp. Chính điều này đã khiến bộ não cảm thấy hoảng sợ và gửi một thông điệp đến các cơ bắp để kiểm tra tình trạng của cơ thể. Và không gì hiệu quả hơn là tạo ra một giấc mơ mà ở đó chúng ta sắp chết
Khi thức dậy vào buổi sáng, cơ thể cảm thấy tê liệt, không thể cử động hay nói năng gì. Trạng thái này có thể kéo dài vài giây đến vài phút và khiến người ta sợ hãi
Về cơ bản, hiện tượng này xảy ra ngược với cảm giác đang bị rơi. Cảm giác tê liệt xuất hiện là do não đã tỉnh giấc trong khi cơ thể phục hồi chậm hơn và vẫn còn đang trong trạng thái ngủ say
Một hiện tượng có tên “Tiếng nổ trong đầu” khiến bạn nghe thấy một tiếng nổ lớn trong đầu xảy ra ngay sau giấc ngủ. Mặc dù không gây tổn thương về thể chất nhưng triệu chứng này khiến người ngủ trải qua cảm giác sợ hãi và lo lắng như bị tấn công
Hiện tượng này xảy ra cũng giống như cảm giác bị rơi xuống, đó là khi cơ thể vẫn chưa hoàn toàn nghỉ ngơi và các giác quan vẫn còn đang hoạt động
Có nhiều người thường thức dậy vào lúc nửa đêm, đi xuống bếp, sử dụng dao để cắt thức ăn, ăn một lượng lớn thức ăn trong trạng thái vô thức. Đây không phải là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa mà là rối loạn giấc ngủ
Điều này có thể gây nguy hiểm vì bạn có thể tự làm tổn thương chính mình nếu dùng dao không cẩn thận hay ăn thực phẩm chưa được nấu chín
Những người bị mộng du thường đột nhiên bước ra khỏi giường, di chuyển, làm các công việc thường ngày như lau dọn hoặc bước ra khỏi nhà, trong khi mắt vẫn nhắm nghiền lại. Sau khi tỉnh dậy, họ sẽ không nhớ bất cứ việc gì mình đã làm trong quá trình mộng du
Hiện tượng mộng du xảy ra với khoảng 4,6-10,3% dân số và tỉ lệ này cao nhất ở trẻ em. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể là do mệt mỏi, tâm trí rối loạn và bệnh tật
Ngáy là một tật phát ra âm thanh qua đường thở khi ngủ làm cho nhiều người khó chịu
Ngáy làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, thậm chí có thể gây tử vong trong một số trường hợp do làm tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim. Thay đổi tư thế ngủ từ nằm ngửa sang nằm nghiêng là một cách hiệu quả giúp bạn giảm việc ngủ ngáy
Kiều Phương (Tổng hợp)
Theo anninhthudo
Mộng du, người phụ nữ nốc chai nước tẩy rửa 'như uống nước trái cây'
Người phụ nữ Anh mắc chứng mộng du. Vào một đêm, bà tỉnh giấc và phát hiện mình đang cầm chai nước tẩy rửa và nốc 'như thể đó là nước trái cây'.
Người phụ nữ Anh đã nốc chai nước tẩy rửa khi đang mộng du - Ảnh minh họa: Shutterstock
Bà Andrea Davison (41 tuổi) sống với 4 cậu con trai ở thị trấn Leigh-on-Sea, hạt Essex, Anh. Davison có tiền sử bị mộng du. Tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng khi bà hay tin bố ruột và bố chồng bị ung thư, theo The Sun.
Thông thường, những lần mộng du của bà Davison chỉ là bước đến tủ lạnh hoặc đi quanh vườn nhà. Thỉnh thoảng, bà đi tìm thứ gì đó để ăn.
Thậm chí, có lần Davison đã lái xe ô tô suốt 6 phút khi đang mộng du. Bà đã giấu cả chìa khóa trước khi ngủ vì sợ mình sẽ làm điều nguy hiểm này lần nữa.
Vào một đêm nọ, Davison đã bước đi trong giấc ngủ và tu một chai tẩy rửa. "Khi tôi uống chai nước tẩy rửa, tôi nghĩ mình sẽ chết", bà Davison kể lại.
Không phải bất kỳ cơn mộng du nào bà cũng tỉnh dậy nửa chừng. "Thỉnh thoảng, tôi không tỉnh dậy. Tôi chỉ làm gì đó trong cơn mộng du rồi quay về giường. Tôi có thể làm rất nhiều thứ mà tôi không nhớ", người phụ nữ nói thêm.
Trong lần uống nước tẩy rửa, Davison kể rằng bà không biết mình đã uống bao nhiêu nhưng khi tỉnh dậy nửa chừng, bà cảm nhận đang nốc ừng ực như uống nước trái cây, theo Mirror.
Bà Davison được đưa đến bệnh viện cấp cứu và may mắn không bị sao. Bà đã cố thuyết phục các bác sĩ rằng mình không hề tự sát mà đó là do mộng du.
Mộng du là một dạng của chứng rối loạn giấc ngủ Parasomnia. Chứng bệnh này không chỉ gây mộng du mà người bệnh còn có thể ăn khi đang ngủ, bị bóng đè và một số triệu chứng khác, theo The Sun.
Những tác nhân góp phần gây mộng du gồm căng thẳng, không ngủ đủ giấc, uống rượu, dùng một số loại chất kích thích, đôi khi là do uống thuốc hoặc bị nhiễm trùng.
Theo Thanh niên
Những rối loạn 'ma quái' trong giấc ngủ Hội chứng người đẹp ngủ, rối loạn tình dục, ác mộng, bóng đè, thèm ăn, mộng du... gây căng thẳng, sợ hãi cho bạn. Theo Livescience, mất ngủ kéo dài có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe như béo phì, huyết áp cao và đau tim... Ngoài ra, giấc ngủ còn đem đến những rối loạn đáng sợ khiến bạn...