Giải mã những cú ngã khởi nghiệp
Theo CB Insights (Mỹ) – một trong những hãng nghiên cứu dữ liệu uy tín trên thế giới, 97% công ty khởi nghiệp thất bại ngay trong năm đầu tiên.
Chỉ 3% startup có thể duy trì qua năm thứ hai và thành công trong thực tế. Chia sẻ thất bại của các doanh nhân đi trước sẽ là bài học quý báu cho startup trên con đường thực hiện giấc mơ kinh doanh.
Những cú ngã đau đớn
Năm 1988, thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan ra đời và bắt đầu tiếp thị sản phẩm ra thị trường phía Bắc. Ông Trịnh Thành Nhơn – Chủ tịch HĐQT Công ty ICC – ông chủ kem Dạ Lan lúc đó, phải đích thân đưa sản phẩm ra ngoài chợ tiếp thị suốt nhiều ngày liền. Tuy nhiên, sản phẩm vẫn không bán được. Ông phải nghĩ kế mới: Mua 10 ống kem đánh răng Dạ Lan, tặng kèm quyển lịch. “Thời điểm đó, có một quyển lịch rất quý, người ta tranh nhau mua kem đánh răng chỉ để… có cuốn lịch! Sau 10 ngày sản phẩm được bán hết, Dạ Lan bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh phía Bắc và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Dạ Lan tựa như một cô gái đẹp, có rất nhiều thương hiệu và nhãn hàng tìm đến hợp tác như P&G, Unilever…”, ông Nhơn kể.
Lúc đó, Công ty Colgate-Palmolive vẽ ra một bức tranh tốt đẹp và đề nghị mua lại nhãn hiệu của Dạ Lan với giá rất cao. Ông chủ Dạ Lan đã dao động, không phải là vì tiền mà tin rằng, mình đang tìm được một người giúp cho công ty phát triển, có thể bay cao, bay xa hơn nữa.
Đến bây giờ, vẫn có không ít người cho rằng, ông Nhơn đã quyết định sai. Nhưng vào thời đó, “Đây là một quyết định đúng và chọn đối tác không sai”, ông Nhơn khẳng định. Ông nói: “Lúc đó, Colgate là một trong những đơn vị sản xuất kem đánh răng hàng đầu trên thế giới, họ có rất nhiều chế độ tốt với mình. Song đáng tiếc là Colgate chỉ “mua” thị phần của Dạ Lan và họ đã làm… chết đi Dạ Lan. Cái sai của tôi là thiếu kinh nghiệm trong hợp tác kinh doanh. Họ vẽ cho tôi một bức tranh quá tốt mà tôi vô tình không biết rằng, đó chính là cái bẫy, khi mình đã vướng vào rồi thì làm sao có thể rút chân được”.
Ông Trịnh Thành Nhơn:
“ Tôi muốn các bạn biết rằng, chẳng có gì dễ dàng cả, nếu dễ dàng có, cũng sẽ dễ dàng mất. Nếu chúng ta không kiên trì, không nỗ lực theo đuổi thì cái hoàn cảnh khó khăn cứ đeo đuổi chúng ta trên hành trình mà chúng ta khởi nghiệp“.
Tương tự, năm 1996 ông Lý Quý Trung khởi nghiệp mô hình quán bar Jazz Club và phải… sang quán vào năm 1999, đồng thời đem hết tài sản cá nhân trả nợ cho bar này trong vòng ba năm! Lý do thất bại vì xây dựng mô hình quán bar nhỏ nhưng chi phí đầu tư quá cao, lại không nắm kỹ và tính toán số lượng khách vào ra, tiêu xài đầu người bao nhiêu. Kết quả, doanh thu không bù được chi phí. “Kinh doanh F&B (Food and Beverage) chỉ cần bất cẩn một chút là rất dễ thất bại”, ông Trung cho hay.
Năm 2007, ông Trung tiếp tục khởi nghiệp với chuỗi Gloria Jeans Coffee nhưng cũng thất bại. Tiếp theo, ông Trung phải đóng cửa hai tiệm phở tại Singapore vì không tính toán được thói quen ăn uống của khách hàng và tìm phương án dự phòng bán đồ khác nếu không có khách ăn phở vào buổi tối. Rồi nhà hàng Đào Viên ở Thái Lan cũng thất bại vì sai vị trí. “Trong khi nhiều mô hình kinh doanh F&B không xuất sắc nhưng trúng vị trí tốt có thể thành công”, ông Trung rút ra bài học.
Ông Lý Quý Trung:
Video đang HOT
“ Trước khi kinh doanh, phải trả lời được câu hỏi khách hàng của mình là ai, phục vụ cho ai. Sản phẩm phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Thành công trong khởi nghiệp nằm ở mô hình kinh doanh chứ không phải ở sản phẩm. Nếu mình nghĩ sản phẩm của mình ngon là có hàng nghìn người cũng nghĩ sản phẩm của họ ngon“.
Phải tính đến… thất bại
Ông Nguyễn Thanh Việt – Chủ tịch HĐTV Tổ hợp Y tế Phương Đông chia sẻ: “Bản thân tôi từng gặp nhiều startup. Nhiều bạn thao thao bất tuyệt về công ty, về doanh nghiệp, mọi thứ nghe có vẻ rất ổn nhưng xét về nhiều yếu tố, gần như phải làm lại từ đầu. Tôi nghĩ trong kinh doanh, có những thứ mình nên đi chậm, nhưng cũng có những thứ mình cần phải làm nhanh”.
Ông Việt cho rằng: “Khi đầu tư cho kinh doanh, bạn cũng phải tính đến thất bại. Kể cả khi phương pháp của chúng ta tốt thế nào đi chăng nữa cũng sẽ tồn tại những rủi ro. Không hẳn vì dự án, vì thị trường, vì mối quan hệ tốt thì hẳn sẽ thành công. Trong kinh doanh, không ai có thể nói trước được điều gì”. Cũng theo ông Việt, yếu tố khiến cho các startup thất bại chính là “cả thèm chóng chán”, phải kiên trì mới có thể gặt hái được thành công.
Ông Nguyễn Thanh Việt:
“Cứ ba người đi cùng với ta, sẽ có một người là thầy của ta. Vậy tại sao chúng ta lại không nhờ những người đó tư vấn? Tất nhiên không một bài học nào giống nhau, cũng như không có một công thức nào để nói về sự thành công. Chỉ có tính kiên trì và tìm được những người tâm huyết có thể thực sự tư vấn cho mình”.
Ông Nguyễn Thanh Mỹ – Chủ tịch Tập đoàn Mỹ Lan kể: “Khi tôi trở về Trà Vinh năm 2004, thời điểm đó, Trà Vinh không có hạ tầng, nhân lực dành cho công nghiệp, nghèo nhận thức, nghèo sự đoàn kết… Ý định mang môi trường sống và cách làm việc ở Canada về Việt Nam của tôi gặp muôn vàn rào cản. Lúc đó, bạn bè biết chuyện tôi bỏ hết việc tại Mỹ và Canada để về khởi nghiệp ở Trà Vinh đều nói tôi điên. Còn nhiều người dân ở Trà Vinh nói tôi là ông “Việt Kiều bị té giếng”!
Sau thời gian vấp váp ban đầu, ông Mỹ nhận ra “muốn nhanh thì phải từ từ” và kiên nhẫn. Ngoài việc tự xây dựng hạ tầng cho doanh nghiệp của mình, tập đoàn Mỹ Lan cũng phải tự đào tạo nhân lực bằng cách liên kết với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trong khu vực. Cho đến hiện nay, ông “Việt kiều bị té giếng” đã thành công. Kinh nghiệm của ông Mỹ chia sẻ, muốn thành công trên con đường khởi nghiệp, trước hết phải xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp, đó là bước đầu tiên. Còn việc tạo ra sản phẩm, cứ thấy những gì người ta có nhu cầu, cộng đồng cần thì mình đưa ra ý tưởng.
Ông Nguyễn Thanh Mỹ:
“Khi khởi nghiệp, các bạn phải nhìn vào bản thân mình trước. Liệu mình đã đủ kiên nhẫn chưa? Có đủ những chuẩn bị chưa? Tìm hiểu kỹ về thị trường chưa?… Thêm vào đó, khi xây dựng một doanh nghiệp, bạn phải luôn chú trọng về môi trường làm việc, văn hóa công ty, chế độ đãi ngộ tốt cho nhân viên. Là người lãnh đạo, mình phải luôn đi tiên phong đầu tư vào con người trước”.
Theo DNSG
Làm thế nào để startup "sống sót" được trong năm đầu tiên?
"97% các công ty khởi nghiệp thất bại ngay trong những năm đầu tiên. Chỉ 3% các startup có thể duy trì qua năm thứ 2 và thành công trong thực tế. Thị trường ngày càng khó khăn, những người khởi nghiệp quả thực có thể gọi họ là người hùng vì con đường khởi nghiệp rất chông gai, là cuộc chiến gian nan...".
Ông Bảo Nguyễn, Chủ tịch Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp RAIF, CEO của Awareness Group chia sẻ tại Worshop "để khởi nghiệp không thất bại trong năm đầu" do Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp RAIF và học viện danh tiếng quốc tế tổ chức mới đây tại Tp.HCM.
Chỉ có sống sót được năm đầu thì mới có thể đi tiếp...
Ông Bảo cho rằng, trên thị trường khởi nghiệp hiện nay, rất ít doanh nghiệp thành công trong năm đầu tiên bởi thị trường ngày càng khó khăn, cạnh tranh khốc liệt. Chỉ có khoảng 3% các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể duy trì qua năm thứ 2 và thành công trong thực tế. Nhiều startup họ áp dụng tất cả các chiến lược đã học như tìm thị trường, quản lý tài chính, nhân sự, quảng cáo... nhưng vẫn không kỉ niệm được sinh nhật cho năm đầu tiên.
"Có 1 ý tưởng hay, nhưng trên thị trường cứ 2 giờ lại có 1 ý tưởng mới. Điều đó có nghĩa là có ý tưởng chưa chắc đã thành công. Đó là lý do mà có nhiều nhóm khởi nghiệp lên rồi mất tích", ông Bảo nhấn mạnh.
Theo ông Bảo Nguyễn, các Startup phải làm thế nào để sống sót được qua năm đầu tiên thì mới tính tiếp được con đường đi. Ảnh: PN
Bài toán quan trọng nhất ở đây theo ông Bảo chính là làm thế nào để "sống sót" được trong năm đầu tiên khởi nghiệp. "Tôi đã từng khởi nghiệp và có những dự án thất bại, tôi học từ các doanh nghiệp và đúc rút ra: Chỉ có sống sót được năm đầu tiên thì mới có thể đi tiếp được", Chủ tịch Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp RAIF chia sẻ.
Vị Chủ tịch này cũng chỉ ra 3 yếu tố mà startup cần phải có trong năm đầu tiên khởi nghiệp, đó là ngoài yếu tố sống sót, thì testing và thu nhập cũng rất quan trọng.
"Quan trọng nhất là nguyên lí là "phải sống sót", "phải sống 1 ngày nữa để chiến đấu". Ngoài ra, testing sản phẩm và gu của khách hàng có tốt không, sản phẩm của mình có hấp dẫn khách hàng không. Hầu hết các công ty khởi nghiệp chỉ thành công sau một quá trình testing sản phẩm và khách hàng của mình. Bên cạnh đó, phải có thu nhập để vận hành trong năm đầu", ông Bảo Nguyễn nhấn mạnh.
Yếu tố nào là quan trọng nhất để tránh rủi ro khi khởi nghiệp trong năm đầu tiên?
Làm thế nào để vừa sống sót vượt qua năm đầu, vừa thu hút được khách hàng và nhà đầu tư trong thị trường có hàng trăm nghìn sản phẩm tương tự nhau? Làm thế nào để thu hút người mua dù sản phẩm của mình không phải là độc nhất? Làm thế nào bán giá cao hơn đối thủ mà vẫn khiến khách hàng vui vẻ "móc hầu bao"? Và, nếu những chiến lược doanh nghiệp mình đang áp dụng thì đối thủ cũng áp dụng, làm thế nào thắng được trong cuộc cạnh tranh?
Theo ông Bảo đó là những trăn trở mà hầu hết các startup gặp phải. Làm gì để không rủi ro trong năm đầu tiên khởi nghiệp, theo vị CEO của Awareness Group các yếu tố như thị trường, tài chính mạnh, quản lý, giá bán, kiên định với mô hình, dàn trận hoành tráng, thiên thời địa lợi, quảng cáo... đều không phải không quan trọng nhưng có một yếu tố quyết định toàn bộ các yếu tố này chính là vị thế của mô hình. Có vị thế nghĩa là nổi bật hơn đối thủ, chiếm giữ một vị trí vượt trội, có giá trị, hấp dẫn khách hàng và nhà đầu tư ngay trong năm đầu.
Trong đó, tạo vị thế được cho doanh nghiệp của mình mới hấp dẫn được nhà đầu tư và khách hàng
"Hầu hết các startup hiện nay gặp khó khăn và ít thành công là do không có vị thế. Có đội ngũ làm nhưng lại không tạo ra được vị thế khiến việc kinh doanh chỉ là hên - xui. Nếu mô hình không có vị thế cũng giống như một cô gái đẹp ở trong nhà, không ai biết đến. Nhất đinh, làm startup phải có vị thế trong lĩnh vực mình làm", ông Bảo nhấn mạnh.
Để có được vị thể thì startup phải có chiến lược để tạo ra vị thế. Ông Bảo Nguyễn chỉ ra các cách thức để tạo ra vị thế của mô hình khởi nghiệp trên thị trường ngay năm đầu tiên:
Thứ nhất, tiếp thị danh tiếng cho doanh nghiệp/startup của mình: Doanh nghiệp nếu có chiến lược tiếp thị sẽ đưa sản phẩm của mình hấp dẫn trên thị trường, bất chấp đối thủ ra trước. Khi đã có vị thế thì sẽ xác định được con đường tương lai của doanh nghiệp mình.
Cụ thể, phải dựng mô hình kinh doanh của mình thành một biểu tượng trong lĩnh vực đó; hỏi câu hỏi doanh nghiệp của bạn đại diện cho điều gì; doanh nghiệp tôi bán gì? hiện thân của điều gì đó ở trong lĩnh vực đó. Chẳng hạn, Nike bán gì? Chúng ta thường hay nói là họ bán giày thể thao nhưng thực chất họ định vị vị thế của họ là "doanh nghiệp thành tích về thể thao", nghĩa là bất cứ sản phẩm nào mà họ bán ra đều hướng đến đạt thành tích cao.
"Chúng ta hay tả về doanh nghiệp của chúng ta hơn là tả về giá trị mang lại. Đó chính là cách tạo ra vị thế bằng tiếp thị danh tiếng. Nhưng nếu định vị thế không khéo, không tốt thì dễ bị đối thủ dập và không có thị trường", ông Bảo nhấn mạnh và cho biết, hiện nay có 3 giá trị phổ biến nhất mà doanh nghiệp startup nên hướng vào đó là: Sức khỏe, mối quan hệ và làm giàu.
Thứ hai, lợi thế bán hàng độc nhất: ông Bảo Nguyễn nhắc lại, tất cả các mô hình khởi nghiệp hiện nay phải hướng vào yếu tố giá trị chứ không phải cung cấp cách bán hàng. Mô hình khởi nghiệp nào thành công được là đều là mô hình hướng đến giá trị. Trong đó, tập trung vào mang lại giá trị cho khách hàng rõ ràng nhất. Khách hàng bây giờ cực kì lười, lười suy nghĩ, lười giao tiếp...cho nên nhiệm vụ của các CEO là đưa đến tận nơi cho họ, làm cho họ hài lòng.
"Lợi thế bán hàng độc nhất của doanh nghiệp căn bản là giá trị (mang lại kết quả gì cho khách hàng) và tất cả những sản phẩm cố gắng đơn giản nhất cho người dùng. Nhanh hơn, rẻ hơn, không phức tạp xem như mình đã có lợi thế.
Cũng theo ông Bảo Nguyễn, "97% các công ty khởi nghiệp thất bại ngay trong những năm đầu tiên. Chỉ 3% các startup có thể duy trì qua năm thứ 2 và thành công trong thực tế
Thứ ba, thị trường có đủ sẵn sàng trả tiền? Theo ông Bảo, có những startup có y tưởng xuất sắc nhưng vẫn thất bại bởi vì khởi nghiệp ở thị trường không đủ lớn và khách hàng không sẵn sàng trả tiền. Do đó, các startup nên tập trung vào các thị trường khát khao nhất. Chẳng hạn, làm sản phẩm về thức ăn thì ở thị trường Tp.HCM khao khát nhất là sản phẩm sạch. Khi mình thỏa mãn nhu cầu khát khao đó, thì khách hàng sẵn sàng trả tiền. Còn nếu họ không khát khao thì rất khó để bán hàng.
Thứ tư, tạo ra được thị trường ngách: đi vô thị trường ngách nghĩa là bán đúng cái người ta cần. Khi đó, bán dễ hơn, thành công nhanh hơn. Ngoài ra, lợi thế của thị trường này là sở hữu lượng khách hàng đúng mục tiêu; tạo sự khác biệt so với thị trường.
"Tôi khuyên các startup là: Đừng follow theo đối thủ, hãy tìm chỗ trống, suy nghĩ đối thủ đang bán gì, thiếu gì, bổ sung cái đối thủ thiếu đó vào là mình đã có sản phẩm khác biệt rồi", ông Bảo Nguyễn nhắn nhủ.
Mà để tạo ra thị trường ngách theo ông Bảo, startup phải xác định được mảng nào là mảng chuyên môn của mình? ai là nười hứng thú về nó? kết quả mang lại cho nhóm khách hàng này là gì? Đặc biệt, phải xác định được mình muốn bán sản phẩm này cho ai nhất thay vì bán tùm lum như các đối thủ khác trên thị trường.
Phương Nga
Theo Trí thức trẻ
Những đặc điểm cần lưu ý khi startup ở giai đoạn Lock-Up Period Giai đoạn lock-up (tiếng Anh: Lock-up period) là khung thời gian mà tại đó nhà đầu tư không được phép bán ra cổ phiếu hay hoàn lại một khoản đầu tư cụ thể. Giai đoạn Lock-Up Giai đoạn lock-up, tiếng Anh gọi là lock-up period. Trong tiếng Việt, "lock-up" chỉ việc "không rút được vốn đầu tư ra". Đây là khung thời gian...