Giải mã nguyên tắc đầu tư thành công của ông hoàng “thế hệ mới” Ed Seykota
Rủi ro là xác suất không xác định được của khoản lỗ. Nếu bạn có thể xác định chính xác rủi ro là bao nhiêu, nó sẽ không còn là rủi ro nữa…
Ed Seykota được giới đầu tư lâu năm trên thế giới biết tới là một nhà đầu tư tài ba thế hệ mới với thành tích tạo ra tỷ suất sinh lợi 250.000% trong 16 năm kinh nghiệm. Tài năng của Seykota có thể sánh vai với những siêu sao thế hệ trước như Warren Buffet và George Soros. Là một nhà đầu tư, Ed Seykota là một trong những huyền thoại của thế hệ đời sau. Ông là đại diện cho hình mẫu trader trang bị kĩ về cả thông tin và trí thức (có bằng kỹ sư điện tử tại MIT) và những phương pháp giao dịch Trend Following khá đơn giản, dễ hiểu.
Cho tới thời điểm hiện tại, dường như ông vẫn luôn là một tượng đài nổi bật trong phương thức giao dịch “nhanh nhạy” và được nhiều nhà giao dịch xem là thần tượng. Phong cách giao dịch của ông đã gây ảnh hưởng với nhiều giao dịch của thế hệ trẻ trên phố Wall. Bên cạnh đó, bậc thầy của chúng ta cũng là người rất tin vào hai chữ “nguyên tắc”. Mọi việc ông làm đều dựa trên kỉ luật giao dịch nghiêm ngặt mà bản thân Seykota tự vạch ra cho mình. Chính bởi vậy mà ông giữ được bình tĩnh ngay cả khi mọi thứ diễn ra không như ý ban đầu.
Ông cũng là người tiên phong trong việc lập trình hóa các hệ thống giao dịch . Được truyền cảm hứng bởi Richard Donchian, Ed Seykota bắt đầu phát triển hệ thống giao dịch trên thị trường futures vào những năm 1970. Ông đã kiểm nghiệm và thực thi các ý tưởng của mình trên máy tính IBM 360. Điều này xảy ra rất lâu trước khi thị trường chứng khoán được giao dịch online. Ở thời điểm đó, máy tính có kích cỡ bằng cả căn phòng lớn và được lập trình thông qua các thẻ đục lỗ.
Ban đầu, ông viết các hệ thống giao dịch theo xu hướng với một số quy tắc về nhận dạng mô hình và quản trị rủi ro. Vào năm 1988, một trong số các tài khoản khách hàng của ông đã tăng đến 250.000%. Ngày nay, câu chuyện được kể rằng công việc mỗi ngày của ông chỉ là tốn vài phút để chạy chương trình máy tính và tìm kiếm các tín hiệu giao dịch mới.
Câu nói nổi tiếng của Ed Seykota khá đặc biệt à “Có kiểu nhà đầu tư già dặn (old trader) và kiểu nhà đầu tư táo bạo (bold trader), nhưng có rất ít nhà đầu tư lại vừa già dặn vừa táo bạo” Ông cũng cho hay kinh nghiệm và máu liều là một trong những nhân tố quan trọng nhất để trở thành một nhà đầu tư thành công. Dưới đây là 5 lời khuyên đúc kết từ kinh nghiệm của bậc thầy dành cho các nhà đầu tư đại chúng mong muốn thành công (theo phỏng vấn trên bản tin tài chính của CNN)
1. Học thuộc lòng 4 quy tắc sinh tồn Ed Seykota đúc kết trong đầu tư.
Bao gồm là: (1) Cắt lỗ, (2) Giữ các giao dịch lãi. (3) Đặt cược nhỏ. (4) Tuân thủ các quy tắc mà không cần phải hoài nghi và (5) biết khi nào nên phá vỡ các quy tắc.
2. Rủi ro là xác suất không xác định được của khoản lỗ. Nếu bạn có thể xác định chính xác rủi ro là bao nhiêu, nó sẽ không còn là rủi ro nữa.
3. Nếu bản thân không chấp nhận một khoản lỗ nhỏ, sớm hay muộn NĐT sẽ phải gặp một khoản thua lỗ rất lớn.
Video đang HOT
Với mỗi lệnh mua, Seykota luôn biết chính xác mức giá cắt lỗ nếu như mọi thứ không hoạt động theo đúng kế hoạch. Ông định nghĩa mức giá này một cách rõ ràng trước khi giao dịch. Hầu hết ông không tập trung vào khía cạnh lợi nhuận mà tập trung ban đầu vào khía cạnh rủi ro. Phương châm “hãy nghĩ đến rủi ro đầu tiên” có nghĩa mỗi NĐT phải hiểu rõ rủi ro vốn có cho mỗi giao dịch và hãy chuẩn bị tâm thế đối diện với những điều tưởng chừng như không thể xảy ra.
Nếu mong muốn một muốn tỷ suất sinh lợi lớn khi đầu tư cổ phiếu, hãy xem xét mức độ rủi ro bạn sẵn sàng gánh chịu, và có kế hoạch đóng lệnh (exit) xác định trước nhằm bảo vệ tài khoản tránh gặp phải những khoản lỗ lớn. Nếu không, cuối cùng sẽ phải trả lại cho thị trường một phần lớn hoặc toàn bộ lợi nhuận đã kiếm được. Thậm chí, vẫn còn được xem là may mắn nếu như còn giữ lại được mức tỷ suất sinh lợi trung bình trên tài khoản.
Ông luôn cố gắng xử lý chuỗi thua lỗ kéo dài bằng cách làm giảm hoạt động giao dịch và chờ đợi cơ hội mới an toàn hơn. Đối với Seykota, việc cố gắng giao dịch trong khi đang rơi vào chuỗi thua lỗ là một cảm xúc đau đớn. Đồng thời điều này sẽ khiến NĐT trả giá rất đắt. Một cách làm tốt hơn là đặt cược nhỏ và từ đó sẽ làm giảm mức rủi ro trong giai đoạn gặp phải sự sụt giảm tài khoản lớn nhất (equity drawdown). Đó là cách tốt nhất để bản thân trở nên thoải mái hơn về cả cảm xúc và tài chính.
4. Giao dịch từng phần tài khoản
Thường thì chúng ta không biết chính xác đâu là đáy, hay chính xác đâu là đỉnh, nên khi thị trường tiếp cận vùng kháng cự có thể giao dịch từng phần tài khoản để đảm bảo tài khoản vẫn an toàn và sinh lời.
Những nhà đầu tư có kinh nghiệm giao dịch trên thị trường, họ sẽ quyết định bán 1/3 tài khoản khi thị trường tiếp vào vùng kháng cự, 1/3 sẽ được tiếp tục bán ra theo các chỉ số kỹ thuật, và 1/3 còn lại sẽ được bán hết khi thị trường điều chỉnh mất 8% so với đỉnh tạo ra.
Trong trường hợp thị trường tiếp tục tăng điểm và vượt kháng cự, thì 2/3 lượng cổ phiếu còn lại sẽ tiếp tục được duy trì, 1/3 tiền mặt bán ra sẽ được dùng vào đầu tư lướt sóng T với những cổ phiếu còn có cơ hội tăng tiếp của thị trường. Và rủi ro sai có xảy ra, thì phần thua lỗ bởi 1/3 tài khoản gây ra cũng không ảnh hưởng nhiều đến phần lợi nhuận nhà đầu tư đã đạt được trước đó.
5. Hãy học cách đọc đồ thị và nhận ra các nền giá tốt và lựa chọn các điểm mua thích hợp.
Sử dụng đồ thị ngày và tuần để cải thiện khả năng chọn lựa cổ phiếu và định thời điểm thị trường. Mua các cổ phiếu nào tạo điểm breakout (phá vỡ) đầu tiên thoát ra khỏi các nền giá tốt với khối lượng cao hơn 50% (hoặc hơn) so với khối lượng giao dịch thông thường.
Lê Hằng
Theo Trí thức trẻ
Làm sao để né được những "mánh khóe" trong mua bán nhà đất?
Là câu chuyện không mới mẻ nhưng trên thị trường BĐS hiện nay, nhiều khách hàng, NĐT vẫn bị dính "mánh khóe" kinh doanh của các chủ đầu tư, môi giới. Làm thế nào để hạn chế điều này?
Đâu là những "mánh lừa" dễ nhận thấy nhất?
Không phải tất cả nhưng rõ ràng trên thị trường BĐS hiện nay, hiện tượng lừa đảo, nhà đầu tư mất tiền oan dường như có xu thế ngày càng tăng lên. Thậm chí, có những dự án NĐT đã tìm hiểu rất kỹ nhưng cũng không lường trước được rủi ro xảy ra sau đó. Khi đã xảy ra sự vụ, người mua BĐS dường như không biết kêu cứu ở đâu.
Ông Nguyễn Văn Hậu, Tổng giám đốc Công ty CP BĐS Asian Holding cho hay, phổ biến trên thị trường nhà đất hiện nay có mánh khoé như: Môi giới tư vấn đất một nơi nhưng dẫn khách đi xem đất một "nẻo", chẳng hạn tư vấn đất Q.9 dẫn đi Đồng Nai, hoặc Bình Chánh đi Long An; bán hàng tập trung: cho người công ty hoặc người nhà đóng kịch người mua nhà, tạo thị trường, những khách hàng mới vào không biết dễ sập bẫy; gọi điện xưng danh là người của chủ đầu tư hoặc các website bán hàng giả dạng là web của chủ đầu tư để dụ khách mua...
Ngoài ra, theo ông Hậu, hiện tại tận dụng thị trường còn tốt các CĐT tranh thủ huy động vốn khi pháp lý dự án chưa xong. Điều này dẫn đến tình trạng có thể đất không ra được sổ, NĐT mất tiền cọc hoặc mất cả cục tiền.
Còn theo giới đầu tư nhà đất, một chiêu lừa khác mà khách hàng hay gặp phải trên thị trường BĐS đó là, CĐT giảm giá khi mua sỉ rồi ôm tiền của khách lặn tăm. Chiêu này chủ yếu rơi vào các DN không có dự án nhưng lại quảng cáo là có. Dự án mà khách hàng đi xem thực chất không phải của họ.
Bên cạnh đó, tình trạng bán đất theo hình thức đa cấp cũng nở rộ và khiến nhiều NĐT điêu đứng vì "mánh lừa" này. Cụ thể, thông qua các khóa học, nếu các học viên giới thiệu, bán được hàng cho các NĐT khác thì sẽ được chiết % giá trị sản phẩm. Nếu học viên không có tiền thì có thể cùng góp vốn vào một sản phẩm cùng rất nhiều người khác. "Chiêu thức" này đã khiến nhiều học viên không có tiềm lực tài chính nhưng muốn làm giàu nhanh tham gia mà không lường hết được hậu quả, rủi ro.
Theo Luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư TP HCM, thông thường, chủ đầu tư chỉ cam kết với những thông tin chính thống về pháp lý dự án, công trình dự án, tiện ích. Tuy nhiên, các môi giới đôi khi thêm thắt các thông tin về tiện ích của dự án nhằm mục đích dụ người mua chốt hợp đồng. Vấn đề này, chủ đầu tư luôn có quy định bên môi giới không được đưa thông tin không đúng về dự án, nhưng do nhân viên môi giới đưa ra bằng lời nói, nên chủ đầu tư cũng khó xử lý.
Ngoài ra, môi giới thường dùng những lời có cánh, mang tính chất thổi phồng, gắn thêm tiện ích vào dự án, thậm chí diễn giải sai quy định pháp luật về điều kiện giao dịch, thế chấp dự án, bảo lãnh ngân hàng... được quảng bá bằng miệng hoặc tờ rơi quảng cáo dự án do môi giới tự in, gửi đến từng người. Với những thông tin này, nếu người mua cả tin sẽ rơi vào tình trạng mù mờ và kí hợp đồng khi "chuyện đã rồi".
Phải tỉnh táo khi "bỏ tiền" vào BĐS
Đó là cảnh báo của hầu hết các chuyên gia trong ngành đối với người mua BĐS hiện nay.
Luật sư Đỗ Đăng Khoa, Công ty Luật BĐS Hưng Vượng cho rằng, quy trình mua bán nhà đất có 7 bước mà khách hàng cần nắm rõ, đó là: xem dự án (xem thực tế dự án và kiểm tra pháp lý dự án); giữ chỗ; kí hợp đồng đặt cọc mua bán với CĐT; kí hợp đồng mua bán chính thức; thanh toán tiền; CĐT bàn giao nhà và nhận nhà; nhận sổ đỏ.
Trong đó, theo Luật sư Khoa, bước đi xem thực tế và kiểm tra pháp lý dự án là vô cùng quan trọng. Có rất nhiều CĐT bán nhà hình thành trong tương lai nhưng một thời gian dài vẫn không thấy triển khai gì, chỉ nằm bất động trên giấy.
"Pháp luật quy định rõ ràng điều kiện mua bán nhà trong tương lai là phải có văn bản chấp thuận của Sở xây dựng, có bảo lãnh ngân hàng, thanh toán cho khách hàng trong trường hợp CĐT không giao nhà đúng thời hạn cho khách...do đó, khâu kiểm tra pháp lý dự án là rất quan trọng", Luật sư Khoa nhấn mạnh.
Theo Luật sư này, để mua BĐS hạn chế rủi ro, khách hàng cần lưu ý: Chọn đúng môi giới, đọc kỹ hợp đồng mua bán bởi rất nhiều tranh chấp xảy ra, khách hàng thua thiệt là do khách hàng không hiểu thấu hợp đồng; khi nộp tiền theo tiến độ dự án phải đến công trình để xem thực tế tiến độ vì có khá nhiều trường hợp đóng tiền hết rồi nhưng sau này mới tá hỏa, công trình còn dở dang hoặc nhà không như ý muốn của mình.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM khuyến cáo, người mua cần hết sức tỉnh táo trước những thông tin về dự án. Những người chưa có kinh nghiệm mua bán BĐS thì cần phải nhờ sự tư vấn của những người có kinh nghiệm và đáng tin.
Ngoài ra, khách hàng cũng nên tham khảo nhiều đầu mối bán hàng khác nhau của dự án trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Bởi lẽ, ở một sàn giao dịch BĐS rất nhiều nhân viên bán hàng. Thông tin giữa các nhân viên bán hàng về dự án cũng có sự khác nhau. Nếu nhân viên bán hàng cần doanh số thì họ có thể sẽ thổi phồng thông tin về dự án lên để bán dễ hơn.
Còn theo ông Hậu, khách hàng nên xem kỹ càng pháp lý dự án như quyết định giao đất sổ đỏ dự án, phê duyệt 1/500; dự án đã đóng tiền sử dụng đất hay chưa. Đồng thời, nên đến xem thực tế dự án muốn mua; uy tín CĐT đã triển khai dự án nào chưa, nếu chưa thì tìm hiểu thêm trước khi ra quyết định.
Hạ Vy
Theo Nhịp sống kinh tế
Quỹ đầu tư ASam (Hàn Quốc) rót 200 tỷ đồng vào TNG Thông báo được phát đi từ Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (mã chứng khoán: TNG) cho biết: Ngày 25/9 vừa qua, Quỹ đầu tư ASam (Hàn Quốc) đã chính thức ký hợp đồng mua toàn bộ số trái phiếu của TNG trị giá 200 tỷ đồng. Được biết, Quỹ ASam là quỹ đầu tư có trụ sở tại...