Giải mã nguồn lực margin: Ngân hàng bơm vốn cho chứng khoán cỡ nào?
Dữ liệu từ báo cái tài chính các công ty chứng khoán cho thấy, các ngân hàng đã tài trợ hơn 20 tỷ USD trong năm 2020 cho thị trường chứng khoán…
Các ngân hàng và tổ chức tài chính trong và ngoài nước đã tài trợ hơn 20 tỷ USD cho các công ty chứng khoán trong năm 2020
Tổng vay nợ của 25 công ty chứng khoán có số dư cho vay margin lớn trên thị trường đến cuối quý 4/2020 đã lên đến 84.977 tỷ đồng, tăng bình quân 48,9% so với hồi đầu năm. Nhưng số vay nợ ngân hàng phát sinh trong năm 2020 của 21 công ty chứng khoán (không có VPS, VCSC, TVSI, VIX) lên đến 461.467 tỷ đồng (tương đương khoảng 20 tỷ USD).
TĂNG TRƯỞNG CHO VAY KHÁCH HÀNG NHANH HƠN VAY NỢ
Dòng tiền margin từ các công ty chứng khoán được xem là một luồng tiền quan trọng nâng đỡ thị trường trong mọi hoàn cảnh. Thống kê báo cáo tài chính quý 4/2020 của 25 công ty chứng khoán có dư nợ cho vay khách hàng (trong đó cho vay margin chiếm 95% tổng dư nợ), cho thấy, dư nợ cho vay khách hàng đến cuối quý 4/2020 đạt 85.762 tỷ đồng, tăng bình quân 57,4% so với đầu năm, tăng thêm 39,8% so với cuối quý 3.
Dẫn đầu nhóm các công ty chứng khoán có dư nợ cho vay khách hàng lớn là Mirae Asset với 11.132 tỷ đồng ( 50,7%), tiếp theo SSI với 9.226 tỷ đồng ( 72,2%), HSC với 8.624 tỷ đồng ( 82%), VPS với 5.813 tỷ đồng ( 142,8%), VNDS với 4.706 tỷ đồng ( 63%), KIS với 4.566 tỷ đồng ( 60,4%).
Dư nợ cho vay khách hàng của các công ty chứng khoán
Video đang HOT
Nguồn tài trợ cho vay của các công ty chứng khoán ngoài vốn chủ sở hữu phần còn lại đến chủ yếu từ nguồn vốn vay bao gồm vay các ngân hàng, phát hành trái phiếu ngắn và dài hạn.
Cụ thể, tổng vay nợ của 25 công ty nói trên ở thời điểm kết thúc năm 2020 lên đến 84.977 tỷ đồng, tăng bình quân 48,9% so với hồi đầu năm và tăng 24,9% so với cuối quý 3/2020. Trong đó, vay ngắn hạn của các ngân hàng chiếm áp đảo, hơn 90% tổng vay nợ, tăng bình quân 65% trong năm 2020 và tăng 28,6% so với 3 tháng trước đó.
Top các công ty chứng khoán có tốc độ vay nợ tăng nhanh gồm: ACBS ( 255,6%), HSC ( 180,6%), Vietinbank Securities – CTS ( 143,4%), VCBS ( 107,4%), KIS ( 99,9%), BVSC ( 98,99%), Yuanta ( 82,6%), Mirae Asset ( 77,9%), FPTS ( 65,1%), MBS ( 63,8%)…. Tài trợ nợ cho các công ty nói trên bao gồm các ngân hàng trong nước như Vietcombank, MSB, VPBank, VIB, BIDV, TPBank, Techocombank, HDBank; và tổ chức tài chính, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam như Wooribank, Indovinabank, Shinhan Việt Nam, CTBC, Korea Investment Holding Co. Ltd.
Xét về quy mô vay nợ lớn, dẫn đầu là SSI với số dư hơn 24.498 tỷ đồng bao gồm vay trái phiếu chuyển đổi ngắn hạn 1.146,5 tỷ đồng; VNDS với 10.162 tỷ đồng, VPS với 6.978 tỷ đồng, HSC với 6.717 tỷ đồng, Mirae Asset với 6.336 tỷ đồng, KB Securities với 3.375 tỷ đồng.
Như vậy, dư nợ cho vay khách hàng của 25 công ty chứng khoán lớn có tốc độ tăng nhanh hơn tổng vay nợ của các công ty nói trên trong năm 2020. Điều này đồng nghĩa, hoạt động vay margin của khách hàng trong quý 4/2020 đã tăng mạnh mẽ. Bởi trước đó, số liệu 9 tháng cho thấy tăng trưởng vay nợ của các công ty chứng khoán nhanh hơn số dư cho vay khách hàng.
CÁC NGÂN HÀNG ĐÃ TÀI TRỢ HƠN 20 TỶ USD TRONG NĂM 2020
Mặc dù tổng vay nợ của các công ty chứng khoán đến cuối năm 2020 chỉ 84.977 tỷ đồng, trong đó vay nợ ngắn hạn là 76.852 tỷ đồng. Nhưng số liệu thống kê cho thấy doanh số giao dịch vay trả trong kỳ bao gồm vay thấu chi của các công ty chứng khoán với các ngân hàng lớn gấp nhiều lần so với số dư vay nợ cuối kỳ.
Thống kê 21/25 công ty chứng khoán có số dư cho vay margin lớn không có VPS, VCSC, TVSI, VIX cho thấy, trong năm 2020, số vay nợ ngắn hạn phát sinh lên đến 461.467 tỷ đồng, tương đương khoảng 20 tỷ USD, gấp bình quân 6 lần so với số dư vay nợ ngắn hạn cuối kỳ của các công ty.
Trong đó, SSI có số vay phát sinh 128.575 tỷ đồng (gấp hơn 5,2 lần tổng dự nợ cuối kỳ), VNDS phát sinh 121.326 tỷ đồng (gấp 12 lần), HSC 25.320 tỷ đồng (gấp 3,8 lần), SHS phát sinh 19.644 tỷ đồng (gấp 10,4 lần), Mirae Asset phát sinh 18.652 tỷ đồng (gấp 3 lần), KB Securities phát sinh 18.272 tỷ đồng (gấp 5,4 lần).
Như vậy, các ngân hàng đã tài trợ hơn 20 tỷ USD trong năm 2020 cho thị trường chứng khoán. Và với số liệu thuyết minh chưa đầy đủ của 21 công ty nói trên, Vietcombank, BIDV là những ngân hàng đã tài trợ mạnh vốn ngắn hạn cho các công ty chứng khoán. Các tổ chức tín dụng trong nước tài trợ vốn mạnh cho các công ty chứng khoán phải kể đến Vietcombank (tài trợ vốn cho SSI, KIS, MBS, ACBS, KB Securities, FPTS…), BIDV (tài trợ vốn cho SSI, KIS, BVSC, VCBS, TCBS, KB Securities…), Ngân hàng MSB (tài trợ vốn cho MBS, KB Securities, FPTS, BVSC, ACBS…), VPBank, Tienphong Bank, ABBANK, VIB, HDBank…
Các tổ chức tài chính nước ngoài bao gồm cả chi nhánh hoạt động tại Việt Nam tài trợ vốn cho các công ty chứng khoán gồm: Sinopac (tài trợ cho SSI), WooriBank (tài trợ MBS, ACB, KB Securities, FPTS…), Kookmin Bank (tài trợ cho KB Securities), CTBC (tài trợ cho MBS, VCBS, TCBS…), Indoviabank (tài trợ vốn cho KB Securities, MBS, BVSC, TCBS, VCBS,..), SMBC – Singapore, ShinhanBank…
Áp lực bán lớn từ khối ngoại đẩy VnIndex giảm gần 9 điểm, thanh khoản sàn HoSE vọt lên gần 13.400 tỷ
HNX hôm nay tạo bất ngờ cho nhà đầu tư khi giữ được sắc xanh tăng giá suốt cả ngày giao dịch. Những cổ phiếu đóng góp lớn cho đà tăng của HNX-Index là THD, ACB, IDC, S99, HUT...
Vào thời điểm khoảng 13h50, thị trường chứng khoán bất ngờ giảm nhanh. Áp lực bán lớn từ khối ngoại đẩy nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn như HPG, MBB, CTG, VNM, VPB, VHM...giảm khá sâu khiến VnIndex mất hơn 10 điểm. "Tàu lượn siêu tốc" VnIndex đã hồi phục nhanh sau đó về ngưỡng -6 điểm nhờ dòng tiền mạnh từ khối nội "cân" nhưng áp lực bán lại mạnh mẽ hơn khiến chỉ số lại lùi.
Cuộc so găng giữa dòng tiền và bên bán kết thúc, VnIndex chốt phiên giảm gần 9 điểm nhưng nhiều cổ phiếu VN30 chốt phiên không ở mức giá thấp nhất ngày. Vài cổ phiếu nhóm VN30 giảm sâu như SAB, VCB, POW, VPB, VNM giảm trên 2% gây tác động lớn nhất đến chỉ số còn lại đều giảm trên dưới 1%. Phía tăng giá chỉ có 3/30 mã gồm NVL, SSI, VRE.
Điểm nhấn phiên giao dịch hôm nay tiếp tục là con số thanh khoản. Sàn HoSE hôm nay đạt giá trị giao dịch 13.552 tỷ đồng và sàn HNX đạt 1.395 tỷ đồng. HNX hôm nay tạo bất ngờ cho nhà đầu tư khi giữ được sắc xanh tăng giá suốt cả ngày giao dịch. Những cổ phiếu đóng góp lớn cho đà tăng của HNX-Index là THD, ACB, IDC, S99, HUT...
============
Đang xoay vần giữa xanh và đỏ, bất ngờ thị trường chứng khoán giảm sâu. Áp lực bán mạnh xảy ra ở nhiều cổ phiếu khiến VnIndex mất 9,64 điểm. Dòng tiền vẫn chảy mạnh trên thị trường chứng khoán với 10.530 tỷ tại thời điểm 14h trên HoSE và 1.125 tỷ trên HNX.
===================
Trạng thái thị trường chứng khoán cuối phiên sáng không khác gì mấy so với trong phiên khi mà bên bán cứ bán và bên mua cứ mua. Nhà đầu tư liên tục trao tay cổ phiếu đẩy thanh khoản sàn HoSE lên gần 7.100 tỷ trong phiên sáng-mức cao thuộc "top" kỷ lục từ trước đến nay.
Chúng tôi cũng muốn nói thêm rằng, nhà đầu tư mới nhất định không được nhầm lẫn với thanh khoản cao của thị trường đồng nghĩa với việc tiền thật vào thị trường một cách tương ứng. Dòng tiền trên thị trường hiện đang có 2 luồng ảnh hưởng lớn: một là tiền thật từ nhà đầu tư mới đổ vào thị trường chứng khoán (do lãi suất thấp và ít cơ hội đầu tư khác) và dòng tiền từ các công ty chứng khoán cho vay ký quỹ hay còn gọi nôm na dễ hiểu là nhà đầu tư sử dụng margin. Đối với tiền thật, nó khá dễ hiểu. Nhưng, đối với dòng tiền margin thì lại khác. Khi cổ phiếu trong danh mục của bạn tăng lên bao nhiêu thì đồng nghĩa với việc sức mua tăng lên bấy nhiêu, vốn đi vay để mua cổ phiếu lại được "nới ra" bấy nhiêu. Nếu không thật sự để tâm đến điều này, nhà đầu tư đang say trong chiến thắng đôi khi bị rơi vào cảnh nợ ngập đầu mà không thể biết cho đến khi thị trường đảo chiều và chỉ một cú rung lắc nhỏ cũng đủ thổi bay tài khoản đã được "bơm" tiền margin quá căng. Không chỉ thế, thanh khoản cao trên thị trường một phần nữa là từ tốc độ giao dịch của nhà đầu tư đang cao chưa từng có. "T 3 lãi là bán" là cụm từ nhiều nhà đầu tư F0 quen thuộc vô cùng và điều này cũng góp phần khiến nhiệt trên thị trường mấy tháng gần đây không hết nóng.
================
Bên mua-bên bán đang trong cuộc chiến so sức mạnh. Lực bán chốt lãi tung ra bao nhiêu thì dòng tiền mạnh đổ vào bấy nhiêu khiến VnIndex liên tục đảo chiều như tàu lượn. Tại thời điểm 10h40', VnIndex lại quay đầu tăng điểm và thanh khoản sàn HoSE lên đến 4.900 tỷ. Sàn HNX ổn định hơn khi tăng khá đều đặn từ đầu phiên lên 168,52 điểm.
===============
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay, áp lực bán khá mạnh sau nhiều phiên tăng nóng đã khiến VnIndex giảm hơn 6 điểm. Tuy nhiên, lại là dòng tiền mạnh đã một lần nữa đẩy chỉ số đảo chiều ngay sau khoảng 25' giao dịch. Từ -6 điểm, VnIndex quay đầu tăng gần 2 điểm trước khi đảo chiều thêm một lần nữa.
Chúng tôi luôn nhấn mạnh yếu tố dòng tiền giai đoạn hiện tại. Thực tế, nguồn tiền quá dư dả khi mà lãi suất tiền gửi giảm, những sản phẩm đầu tư khác cũng không quá hút tiền thì sự lựa chọn đổ tiền vào thị trường chứng khoán-nơi dễ mua, dễ bán, rút vốn được nhanh nếu cần là điều khá dễ hiểu. Ngoài ra, các công ty chứng khoán cũng dư dả tiền khi lãi suất đầu vào thấp trong khi lãi vay margin vẫn khá hấp dẫn. Chưa kể đến việc với việc thị trường chứng khoán tăng mạnh thời gian qua thì cũng đồng nghĩa với việc tài sản đảm bảo để vay margin tăng lên và tiền cứ liên tục "phình to" trên thị trường chứng khoán. Nguồn tiền dồi dào này đẩy thanh khoản thị trường lên cao kỷ lục. Chưa đầy 1 giờ giao dịch, sàn HoSE đã đạt thanh khoản 3.000 tỷ và sàn HNX đạt 400 tỷ.
Quay trở lại với diễn biến thị trường, dòng tiền mạnh mẽ đã giúp VnIndex có pha đảo chiều ngoạn mục từ -6 điểm lên 2 điểm nhưng rồi lại đảo chiều giảm trở lại với mức giảm -2 điểm tại thời điểm 10h.
Quan sát của chúng tôi ở nhóm VN30 cho thấy việc chỉ số giảm sâu chủ yếu do tác động của việc VCB giảm 1,4%, VIC giảm 1% còn lại các cổ phiếu khác đều giảm rất nhẹ. Phía tăng điểm, PNJ, VRE, VJC tăng trên 1,5% đã "cân" lại thị trường giúp chỉ số chứng khoán không sụt giảm sâu.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán tiếp tục tăng mạnh mẽ trong đó những cái tên đáng chú ý phải kể đến như SBS, VIG, VND, AGR, CTS khi mà đà tăng của cổ phiếu đang được hậu thuẫn bởi thanh khoản khá cao.
Tiền tiếp tục chảy mạnh vào chứng khoán Khi VN-Index đã vượt qua đỉnh cũ năm 2019, ngỡ rằng các công ty chứng khoán sẽ thận trọng hơn. Tuy nhiên, thực tế lại khác. Việc Công ty Chứng khoán Techcombank (TCBS) tăng hạn mức phổ thông cho vay ký quỹ đối với khách hàng gấp 10 lần khiến thị trường chú ý. Theo đó, từ ngày 24/11/2020, TCBS tăng hạn mức...