Giải mã ngôi đền ‘cầu gì được nấy’ nổi tiếng ở Quảng Ninh
Nhiều người ở các nơi khi nghe kể về sự linh thiêng của đền Cái Lân đều ùn ùn kéo về dâng hương, khấn nguyện. Vậy đâu là sự thật, hãy cùng tìm hiểu giải mã vấn đề này.
Đền cổ được trấn yểm?
Vào dịp lễ, tết, đền chật kín người đến dâng hương, khấn nguyện, bất kể ngày mưa hay nắng. Một cụ bà nhiều năm đi lễ đền cho biết: “Ngôi đền thiêng lắm, thiêng từ xưa đến giờ. Đền thiêng từ ngày mới lập, đền đã giúp trấn giữ sáu cửa sông và đánh thắng giặc. Chính vì vậy, dịp lễ, tết nào, tôi cũng đến đền để xem bói và cầu cúng”.
Bất kể nắng mưa, người ta vẫn ùn ùn kéo về lễ đền.
Theo những người dân địa phương thì, ngôi đền là một trong ba ngôi đền ở miền Bắc thờ riêng Mẫu Thoải hay còn gọi là Mẫu Thủy (gọi chệch là Mẫu Thoải – còn gọi là Mẫu Đệ Tam), mẫu cai quản miền sông nước, liên quan trực tiếp tới Thủy Tổ dân tộc Việt. Tương truyền, đền Cái Lân có từ thời nhà Trần. Do vị trí chiến lược là nơi đổ ra biển của sáu cửa sông nên Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đã cho xây dựng ở đây một ngôi đền để cai quản sông nước. Tương truyền, Hưng Đạo Đại vương đã mang chân nhang từ ngôi đền Mẫu Thác Hàn Sơn ở huyện Hà Trung, Thanh Hóa về để trấn yểm cho đền. Nhiều người cho rằng, chính sự linh thiêng của ngôi đền đã giúp quan quân nhà Trần đánh thắng giặc Nguyên Mông trong nhiều trận thủy chiến.
Ông Nguyễn Văn Nhu, thủ nhang của ngôi đền, người đã chứng kiến biết bao câu chuyện, sự thăng trầm, bao biến cố ly kỳ của đền, xung quanh khu vực đền cũng phải thừa nhận, trước kia, ngôi đền có mấy pho tượng rất linh thiêng. Tượng mẫu mặc sắc phục trắng, hình dáng giống người thật, đôi mắt như có linh hồn, dù mình đứng ở đâu cũng thấy mẫu đang nhìn mình. Phía trước ngôi đền có hai pho tượng, đôi mắt sắc giấu trong vẻ rất dữ. Thế nên, phần lớn con nhang, đệ tử đến lễ chẳng dám lại gần mẫu một mình. Vì, chỉ cần trông thấy sắc mặt tượng mẫu, nhiều người đã sợ, một nỗi sợ mơ hồ, đầy ám ảnh. Ngoài ra, đền còn có tượng năm vị quan lớn, tượng cô và tượng cậu ở bên ngoài. Hiện nay, ngôi đền đã được trùng tu, xây dựng lại đến mấy lần trên cái gốc nguyên bản của đền cũ.
Chuyện huyễn hoặc ở đền Cái Lân
Năm 1984, đền bị phá, cũng là năm bà thủ nhang của đền chết. Sau này, cấp trên có chủ trương di dời ngôi đền đi chỗ khác, trả lại mặt bằng cho cảng. Ngày đầu thực hiện dự án di dời, không ai dám chặt nhát dao đầu tiên lên cành cây si sau đền. Ông Hữu, nhà ở gần đền nhớ lại: “Mặc dù, tiền công cho nhát dao ấy được trả đến năm triệu đồng, một khoản tiền rất lớn ngày đó, nhưng không ai dám nhận chặt. Cánh cửu vạn trèo lên dỡ bỏ ngói… nhưng không ai dám phá những cây cổ thụ. Không hiểu sao, cứ mỗi lần xe ủi đến gần là lại chết máy. Hiện, quanh khuôn viên ngôi đền còn bốn cây cổ thụ (cây si, cây đại, cây vông và một cây gì đó rất lạ, lá như hoa, đẹp trắng tinh, chưa ai biết tên). Cây si cổ có dáng dấp kỳ lạ. Tán, thân, rễ cây mọc, ôm trọn lấy toàn bộ phía sau và hai bên ngôi đền. Chuyện kỳ lạ nữa là cả một đơn vị phá bom mìn tìm đi, tìm lại rất nhiều lần mà sao vẫn bỏ sót một quả bom nằm ngay ở góc trái khuôn viên ngôi đền, chỉ cách mặt đất có mấy chục phân.
Cây si cổ, nhiều lần phá đi nhưng không thể được.
Video đang HOT
Ông Nhu kể, mấy lần tai nạn xảy ra ở khu vực này. Có lần, vào đúng ngày mồng 1 tháng 10 năm 2006, một cơn lốc bất thường làm đổ bốn trong tổng số năm chiếc cẩu làm một công nhân chết. Lạ kỳ là khu vực xung quanh không có thiệt hại gì. Lần khác, vào 14h ngày 13/6/2008, gãy cẩu làm bảy người chết. Đặc biệt, nhiều trường hợp công nhân chết do tai nạn thường nhằm đúng tuần rằm hoặc mùng một.
Thảm thương nhất là trường hợp hai công nhân nhà máy dầu thực vật, nằm ngủ quên bị công-ten-nơ thả hàng xuống, bẹp gí người, mấy ngày sau, người ta mới tìm thấy xác. Chẳng là, thùng hàng thả xuống, người lái cũng không biết có người ở dưới. Mấy ngày sau, nắng hè gay gắt, một người đi câu thấy ở khu vực đó có mùi thối mới báo công an và tỏa đi tìm, đúng là xác của hai nạn nhân đã chết đến cách đó vài ngày, đã phân hủy. Người dân đã tổ chức lễ cầu siêu cho vong linh những người đã chết.
Năm 2009, người ta xây dựng thêm một ngôi chùa bên cạnh đền này để làm yên lòng cán bộ, công nhân viên trong khu vực cảng Cái Lân. Họ còn mời nhiều pháp sư, kể cả người Việt lẫn người Nhật về di chuyển và trấn yểm ngôi đền lên khu vực đồi gần đó. Nhưng, không hiểu sao, người ta vẫn ùn ùn kéo đến đền cũ mà ít khi đến đền mới.
Nhiều kẻ xấu đã lợi dụng để hành nghề mê tín dị đoan.
Ông Nguyễn Văn Nhu bộc bạch, trước đây nhà ngoại cảm P.T.B.H. đã về đền và phán rằng, dù có di chuyển ngôi đền đi đâu thì chân linh của Thánh Mẫu vẫn ngự ở đây, chỗ cũ. Nhà ngoại cảm N.K.B. cũng đã từng đến đây và nói thêm, xung quanh khu vực này còn rất nhiều vong linh cô hồn đói khát đang vất vưởng. Thế nhưng, vẫn có nhiều người ở các nơi về đền xin ân huệ của Thánh Mẫu.
Một người phụ nữ có chồng bị mất tích khi đi tàu viễn dương đã sắp lễ lên đền khấn vái. Vừa bưng mâm lễ đến nơi, cô này bỗng giãy đành đạch ra đất, quần áo vứt lung tung, miệng thì lẩm bẩm những lời tạ ơn mẫu đã báo tin về người chồng. Cô này hình như bị “nhập đồng”, có những hành vi lạ rất lâu. Sau đó, người ta phải lấy dây buộc quần áo cho cô này lại và đưa về. Nghe nói có một anh, nhà ở Hoành Bồ, Quảng Ninh bị ốm thật tử nhất sinh không tìm ra nguyên nhân. Người nhà anh ta nằm mộng thấy thần linh về báo rằng, chính anh ta trước đó đã vào đền Mẫu khấn vái, nhân lúc mọi người không để ý bèn vơ vét tiền ở trên ban thờ. Mọi người tá hỏa đi sắm lễ vật, vào lễ tạ, bỗng dưng bệnh của anh ta không thuốc mà khỏi.
Lại nói, cách đây chưa lâu, có một anh tên Dương ở Hòn Gai (Quảng Ninh), đứng trước cửa đền nhạo báng “bọn giàu có mới sợ mất hết, mình có gì đâu mà mất”. Ngay trong đêm ấy, đạo chích viếng thăm nhà anh, lấy đi hầu hết đồ đạc có giá trị. Anh Dương hốt hoảng làm lễ tạ tội với Mẫu. Rất nhiều người mỗi khi khó khăn bấn loạn là lại đến cửa đền dâng nhang, chỉ một thời gian ngắn sau là mọi việc sẽ xuôi hết.
Bà cụ Lan kể rằng, người bị mất trộm đến đây làm lễ kêu cầu Mẫu, kẻ trộm ăn ở không yên liền phải đem đồ đến trả lại cho người mất. Nhiều anh làm công trình ở cảng, cứ mỗi lần làm không được việc gì lại vào đền, thắp mấy nén hương, khấn vái là việc lại trôi chảy.
Có thật sự cầu gì cũng được?
Ông Vũ Long, thường trực Đảng ủy Cảng Quảng Ninh cho biết, sự cố gãy cẩu là do một cơn lốc đi qua, những trường hợp trùng hợp, làm chết người khác là tai nạn. Dân gian cứ đồn thổi, đã vô hình trung tạo nên những câu chuyện huyễn hoặc về đền Cái Lân. Đền Mẫu nằm trong khuôn viên Cảng đã giúp cho người dân địa phương yên tâm làm ăn nên họ tự cảm nhận thấy cuộc sống bình an. Chúng tôi khuyến khích người dân đến thờ cúng để cái tâm được an tâm chứ không phải nhờ cậy vào thần thánh theo kiểu cầu gì được đó. Mà, trên thực tế, đền là tâm linh, chẳng có ai cầu gì được đó cả.
Hầu hết mọi người đến đền lễ đều cho rằng, chuyện tâm linh là do cảm nhận của từng người. Thánh Mẫu linh thiêng phù hộ cho ai hợp “căn số”, thường phù hộ sức khỏe và sự bình an, chứ không phải ai đến đây xin gì cũng được. Thực tế đã có kẻ gian, lợi dụng thần thánh để hành nghề mê tín, bói toán, cầu cúng…
Đã có nhiều người trở thành tín đồ của mê tín dị đoan. Đặc biệt là những kẻ tham lam đến cầu buôn gian bán lậu, những người đến đền mà lòng mang sẵn ác tâm thì sẽ bị trừng phạt. Không thể cầu gì cũng được ở đền này nếu bản thân mình không cố gắng làm việc.
Nhiều học sinh không chịu học hành, đến mùa thi, ra đền cầu đỗ đại học thì làm sao đỗ được. Những kẻ trộm cắp, những tên tội phạm, kẻ làm ăn phi pháp… mà đến đền cầu thì chỉ có chuốc thêm họa vào thân mà thôi. Một số người quá hiếu kỳ, chỉ nghe những tin đồn rồi thêu dệt lên câu chuyện hoang đường, sự thực, đền là nơi thờ cúng bình thường và tốt với người có tâm nhưng không dung những kẻ lợi dụng thánh thần để làm bậy.
Kho báu bí ẩn ở đền Cái Lân Năm 1986, người ta tìm được rất nhiều tiền cổ ở xung quanh đền. Số tiền cổ đó, phải chất lên bốn xe ô tô tải mới chở hết. Mấy hũ bạc bị đổ xuống vị trí một cái ao sau đền. Hiện giờ, mọi dấu vết đã bị thay đổi, mặt bằng đã bị san lấp đi rất khác xưa, không ai biết chính xác những đồ cổ ấy bị chôn vùi ở điểm nào.
Theo NĐT
Nô nức dự lễ hội Đô thị Nước Mặn
Ngày 2/3, đông đảo người dân ở khắp mọi nơi nô nức về Chùa Bà thuộc thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước (Bình Định) dự lễ hội Đô thị Nước Mặn - lễ hội mang đậm dấu ấn văn hóa của miền đất võ Bình Định.
Lễ hội Đô thị Nước Mặn được tổ chức hàng năm bắt đầu từ tối mùng 1 đến mùng 3 tháng 2 âm lịch, thu hút du khách ở khắp mọi nơi hội tụ về thành kính dâng hương lên Thiên Hậu thánh mẫu cùng ông Quan Thánh.
Độc đáo lễ hội Đô thị Nước Mặn tại Bình Định
Trong suốt 3 ngày đêm, lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao như hát tuồng cổ, biểu diễn võ thuật, múa lân, cùng các trò chơi dân gian thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương tham gia.
Cho đến ngày nay, lễ hội Nước Mặn trở thành một trong những lễ hội độc đáo mang đậm nét văn hóa truyền thống của người dân Bình Định để tưởng nhớ về các bậc tiền nhân từng tạo nên thương cảng Nước Mặn sầm uất năm xưa.
Theo sử sách ghi lại, cách đây hơn 400 năm trước, vào khoảng năm 1610 khu vực thôn An Hòa là cảng thị Nước Mặn nổi tiếng sầm uất. Người Hoa từ Quảng Đông, Phúc Kiến di cư sang mở phố buôn bán, vừa đánh dấu một cảng thị ở vùng đất biên viễn bước vào thời kỳ phồn thịnh, vừa thể hiện tinh thần dung hợp văn hóa Việt - Hoa.
Ngày nay, trải qua bao biến cố lịch sử tuy cảng thị đã suy tàn, biến dạng thành một vùng quê yên tĩnh như ngày nay. Tuy nhiên, chùa Bà vẫn còn, lễ hội Nước Mặn vẫn còn như một hoài niệm về một đô thị thương cảng đã từng là trung tâm thương mại, văn hóa một thời của Bình Định, là biểu tượng của tình giao hữu.
Chùa Bà là nơi thờ Thiên hậu thánh mẫu - một nhân vật huyền thoại, thường cứu vớt tàu thuyền gặp nạn. Vì vậy, để tưởng nhớ những bậc tiền nhân và cùng với sự tương đồng về văn hóa, tín ngưỡng, người dân ở đây đã dựng lên miếu thờ Thiên Hậu thánh mẫu cùng ông Quan Thánh để thờ cúng.
Hàng ngàn người dân nô nức về Chùa Bà dự lễ hội Đô thị Nước Mặn
Chùa Bà đông nghịt người dân, du khách đến thắp hương
Thành kính dâng nén hương lên Thiên hậu thánh mẫu
Người dân, du khách đến với lễ hội còn được xem nhiều trò chơi dân gian của Bình Định
Doãn Công
Theo Dantri
Gần 47.000 tỷ ngăn ngừa tai nạn giao thông đường sắt Bộ Giao thông vận tải vừa phê duyệt nguồn kinh phí gần 47.000 tỷ đồng xây dựng hệ thống giao cắt giữa đường sắt với đường bộ. Kinh phí trên bao gồm cả chi phí xây dựng, giải phóng mặt bằng, chi phí khác và dự phòng... Theo đó, sẽ có 9 tuyến trong quy hoạch được đầu tư xây dựng các điểm...