Giải mã lợi nhuận kỷ lục của Hòa Phát
Thị phần tăng mạnh cho thấy chiến thuật “ xe lu” của Hòa Phát đang phát huy hiệu quả cao, trong bối cảnh cực kỳ thuận lợi nhờ chính sách thúc đẩy đầu tư công của chính phủ.
Hòa Phát đạt lợi nhuận kỷ lục trong quý III
Thông tin từ Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) cho biết doanh thu quý III/2020 của tập đoàn này đạt 24.900 tỷ đồng, tăng 62,7% so với cùng kỳ năm 2019. Lợi nhuận sau thuế tăng gấp đôi lên 3.785 tỷ đồng – là khoản lợi nhuận theo quý lớn nhất mà Hòa Phát từng ghi nhận.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Hòa Phát đạt được kết quả kinh doanh khả quan với doanh thu 65.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 8.845 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng ở mức 40% và 56% so với cùng kỳ năm 2019.
Như vậy, cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm 2020 đều đã vượt mức thực hiện cả năm 2019, trong đó doanh thu hoàn thành 75% kế hoạch năm 2020, lợi nhuận sau thuế hoàn thành 98% kế hoạch.
Hưởng lợi từ chính sách đẩy mạnh đầu tư công
Báo cáo cập nhật mới đây của Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC) nhấn mạnh một trong những yếu tố giúp Hòa Phát đạt sản lượng thép kỷ lục (động lực chính thúc đẩy lợi nhuận) là nhờ hưởng lợi từ chính sách đẩy mạnh đầu tư công.
Nhìn lại, trong quý I/2020, ngành thép của Việt Nam ghi nhận sự sụt giảm mạnh về sản lượng tiêu thụ do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, từ quý II/2020, chính phủ đã đẩy mạnh giải ngân đầu tư công nhằm kích thích nền kinh tế hồi phục.
Tổng vốn đầu tư công giải ngân trong 4 tháng gần đây (tháng 5 – tháng 9) tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này đã giúp ngành thép của Việt Nam trong quý II/2020 duy trì được sản lượng tiêu thụ ngang với cùng kỳ, sau khi giảm 13,2% so với cùng kỳ trong quý I/2020.
Video đang HOT
Trong quý III/2020, sản lượng tiêu thụ đã hồi phục mạnh mẽ với tổng sản lượng tiêu thụ thép của Việt Nam tăng 10,8% so với cùng kỳ trong tháng 7 và tháng 8/2020. Trong số các doanh nghiệp thép của Việt Nam, Hòa Phát hưởng lợi nhiều nhất từ việc đẩy mạnh đầu tư công nhờ vị thế đầu ngành và lợi thế về chi phí.
Cụ thể, lũy kế 8 tháng năm 2020, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng toàn ngành giảm 4,1% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của Hòa Phát vẫn tăng trưởng mạnh 20,2% lũy kế 8 tháng và 26,3% lũy kế 9 tháng so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ thị phần nội địa tăng mạnh và sản lượng xuất khẩu tốt.
HSC nhấn mạnh thị phần nội địa tăng nhanh do Hòa Phát là công ty được hưởng lợi chính từ chính sách thúc đẩy đầu tư công. Sản phẩm của Hòa Phát được sử dụng trong những dự án cơ sở hạ tầng chính như dự án đường cao tốc Bắc Nam, nâng cấp sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất và các dự án nhà máy nhiệt điện.
Ngoài ra, Hòa Phát có chi phí sản xuất thấp nhất trong ngành thép xây dựng Việt Nam, do đó công ty có thể đưa ra các mức giá cạnh tranh và nhờ vậy nhanh chóng mở rộng thị phần.
Thị phần nội địa của Hòa Phát đã tăng mạnh lên mức 31,7% trong 8 tháng năm 2020 từ mức 26,8% trong 8 tháng năm 2019, đặc biệt là tại thị trường miền Nam khi thị phần tăng gấp đôi. Điều này là nhờ Tổ hợp nhà máy Dung Quất giai đoạn 1 đi vào hoạt động trong nửa cuối năm 2019 đã giúp Hòa Phát tăng gấp đôi sản lượng tiêu thụ tại thị trường miền Nam.
Sang tháng 9, thị phần của doanh nghiệp này tiếp tục tăng lên 32,6%.
Sản lượng xuất khẩu tăng trưởng mạnh
Bên cạnh tăng trưởng mạnh mẽ ở thị trường nội địa nhờ chính sách đẩy mạnh đầu tư công, Hòa Phát cũng ghi nhận sản lượng xuất khẩu tăng mạnh. Sản lượng xuất khẩu thép xây dựng của công ty tăng 95% so với cùng kỳ trong 9 tháng năm 2020, lên 370.000 tấn. Điều này chủ yếu nhờ cảng nước sâu tại tổ hợp Dung Quất đi vào hoạt động từ nửa sau năm 2017, nhờ đó giảm chi phí vận chuyển của Hòa Phát.
Hòa Phát đã cho thấy năng lực cạnh tranh trong trong việc xuất khẩu phôi thép. Nhờ tổ hợp Dung Quất giai đoạn 1 đi vào hoạt động, doanh nghiệp này đã bắt đầu bán phôi thép từ quý IV/2019 sau khi đáp ứng đủ nhu cầu phối nội bộ. Tổng doanh số bán phôi thép trong 9 tháng năm 2020 đạt 1,34 triệu tấn từ con số 0 cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, theo Hòa Phát, khoảng 70% sản lượng tiêu thụ phôi thép của công ty được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Điều này cho thấy Hòa Phát hiện có thể cạnh tranh trực tiếp với các công ty Trung Quốc nhờ lợi ích kinh tế theo quy mô và quản lý chi phí tốt.
Cùng với tăng trưởng của mảng cốt lõi là thép, lĩnh vực nông nghiệp cũng là điểm sáng, đóng góp khoảng 12% doanh thu và 15% lợi nhuận cho Hòa Phát. Ban lãnh đạo tập đoàn này biết các lĩnh vực công nghiệp khác và bất động sản cũng có những đóng góp đáng kể.
Năm 2020, HSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát lần lượt đạt 87.963 tỷ đồng (tăng trưởng 38,2%) và 10.752 tỷ đồng (tăng trưởng 43,2%).
Trong đó, HSC dự báo sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của Hòa Phát sẽ đạt 3,5 triệu tấn (tăng trưởng 26,9%). Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ phôi thép dự báo đạt 1,8 triệu tấn (tăng trưởng 500% so với cùng kỳ). Sản lượng tiêu thụ ống thép dự báo sẽ tăng trưởng 7,6% lên 805.000 tấn.
Đối với thép cuộn cán nóng, dù lò cao số 3 ở giai đoạn 2 của Dung Quất mới đi vào hoạt động từ ngày 24/8/2020 nhưng đã đạt hiệu suất sử dụng 85,7% vào tháng 9/2020, với sản lượng 100.000 tấn. Sản phẩm mới chỉ được sử dụng cho nhu cầu nội bộ màng tôn và ống thép. Theo kế hoạch, Hòa Phát bắt đầu cung cấp thép cuộn cán nóng thương mại từ tháng 10/2020.
Năm 2021 và năm 2022, HSC dự báo lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát đạt lần lượt 13.040 tỷ đồng (tăng trưởng 21,3%) và 15.463 tỷ đồng (tăng trưởng 18,6%).
Công ty chứng khoán này cho rằng Hòa Phát sẽ tiếp tục hưởng lợi nhờ chính sách đẩy mạnh đầu tư công và sự phục hồi của ngành thép sau đại dịch. Tăng trưởng lợi nhuận tích cực trong năm 2021 và năm 2022 chủ yếu sẽ nhờ cơ cấu sản phẩm tốt hơn từ sản phẩm thép dài và đóng góp từ các sản phẩm thép cuộn cán nóng.
VIB báo lãi 9 tháng hơn 4.000 tỷ đồng trước thềm chuyển sàn
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (UPCoM: VIB) vừa tiết lộ kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm trước thềm chuyển niêm yết cổ phiếu sang HoSE. Theo đó, lợi nhuận trước thuế lũy kế ước tính đạt trên 4.000 tỷ đồng, xấp xỉ bằng mức thực hiện của cả năm 2019.
VIB báo lãi 9 tháng hơn 4.000 tỷ đồng trước thềm chuyển sàn
Lũy kế 9 tháng, VIB ghi nhận tổng doanh thu đạt 7.854 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, doanh thu từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng đạt 1.637 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21% trong tổng doanh thu. Doanh thu bán lẻ đạt hơn 5.700 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2019.
Tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu duy trì ở mức 40%, chi phí dự phòng tăng 27% so với cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận trước thuế lũy kế 9 tháng đầu năm 2020 đạt 4.025 tỷ đồng, xấp xỉ bằng mức thực hiện của cả năm 2019 (4.082 tỷ đồng). Trong đó, tính riêng quý III/2020 thì lợi nhuận trước thuế của VIB là 1.688 tỷ đồng, chiếm gần 42% lợi nhuận 9 tháng đầu năm. Chỉ số ROE bình quân đạt 28,9%.
Tính đến ngày 30/9/2020, tổng tài sản của VIB đạt trên 213.000 tỷ đồng; dư nợ tín dụng đạt trên 151.000 tỷ đồng, tăng 14,2% so với đầu năm.
VIB cho biết tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng thấp dưới 2%. Tỷ lệ an toàn vốn Basel II trên 9,5% (mức tối thiếu Ngân hàng Nhà nước quy định là 8%); tỷ lệ cho vay tiền gửi ở mức 77%; tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở mức 32%.
Đầu tháng 10 vừa qua, ban lãnh đạo VIB đã thông qua nghị quyết hủy đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM để chuẩn bị cho việc niêm yết gần 1 tỷ cổ phiếu VIB trên Sở giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) trong tháng tới.
Trước đó, VIB được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 20% cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ lên trên 11.094 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo VIB cho biết sẽ thực hiện kế hoạch tăng vốn trước ngày 31/12/2020 sau khi đã hoàn tất việc niêm yết cổ phiếu VIB trên HoSE.
Về diễn biến trên thị trường chứng khoán, vừa qua, trong bối cảnh giá VIB tăng mạnh khoảng 150% kể từ khi thị trường lấp đáy vào cuối tháng 3/2020, người nhà của 2 sếp lớn VIB là bà Ngô Minh Hiền và bà Lê Diệu Linh đã đăng ký mua vào lần lượt 3,2 triệu và 2,4 triệu cổ phiếu.
Được biết, bà Ngô Minh Hiền là vợ của phó tổng giám đốc kiêm giám đốc khối ngân hàng bán lẻ của VIB. Còn bà Lê Diệu Linh là vợ của giám đốc tài chính VIB.
Hiện VIB đang được giao dịch trên thị trường ở mức giá 33.000 đồng/cổ phiếu (giá mở cửa phiên 12/10/2020). Giá trị vốn hóa thị trường ước tính hơn 30.000 tỷ đồng.
Hải Đường
Trước thềm ĐHCĐ thường niên, TTC Sugar chốt ngày chi trả hơn 290 tỷ đồng cổ tức Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC Sugar, HoSE: SBT) vừa thông báo về ngày thanh toán cổ tức niên độ tài chính 2018-2019 với tỷ lệ 5% bằng tiền mặt. TTC Sugar sắp chi hơn 290 tỷ đồng trả cổ tức cho niên độ tài chính 2019-2020. Theo đó, mỗi cổ phiếu phổ thông sẽ được nhận 500...