Giải mã “lời nguyền sông Hiếu”
Nước sông Hiếu bao đời luôn một màu trong xanh và là mạch sống cho nhiều thế hệ con người nơi đây. Song, không hiểu sao hơn 10 năm trở lại đây, sông Hiếu “trở chứng nổi giận vào đúng mùa thi”.
Theo những người dân sống đôi bờ sông Hiếu cho biết, cứ sau mỗi cái chết bất ngờ của các đôi nam nữ trẻ… thì những phụ huynh có con em xấu số trên lại tổ chức mời thầy lập đàn ngay trên sông để cúng bái, xin thần nước trả hồn con họ về lại với trời.
Câu chuyện em N.V.V, học sinh lớp 11 vừa nhảy cầu tự tử trên sông Hiếu, tại TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị khiến người dân nơi đây tiếp tục xôn xao về sự việc: “Năm nào cũng vậy. Cứ đến mùa thi, là sông Hiếu lại lấy đi những mạng người non trẻ”. Nhiều người cho rằng, cần phải hóa giải “lời nguyên sông Hiếu” thì mới kết thúc những cái chết oan. Để biết được thực hư câu chuyện “ lời nguyền sông Hiếu” như thế nào PV báo PL&XH đã cất công tìm hiểu.
Sông Hiếu đoạn từ cầu Sắt nối phường 3 và phường Đông Giang đến cầu Đông Hà chừng chưa đầy 2km vốn mềm mại, thơ mộng như bức tranh thủy mặc. Nước sông Hiếu bao đời luôn một màu trong xanh và là mạch sống cho nhiều thế hệ con người nơi đây. Song, không hiểu sao hơn 10 năm trở lại đây, sông Hiếu “trở chứng nổi giận vào đúng mùa thi”.
Sau mỗi cái chết nhảy cầu tự tử ở sông Hiếu, người dân lại cho là do chưa hóa giải được “lời nguyền sông Hiếu”. (Ảnh: Võ Linh)
Theo những người dân sống đôi bờ sông Hiếu cho biết, cứ sau mỗi cái chết bất ngờ của các đôi nam nữ trẻ… thì những phụ huynh có con em xấu số trên lại tổ chức mời thầy lập đàn ngay trên sông để cúng bái, xin thần nước trả hồn con họ về lại với trời. Có nhiều người cho rằng, mỗi lần cúng bái cầu xin là để “giải mã lời nguyền” xin thần nước cho hồn con cái họ về, chứ nằm dưới sông lạnh và thiếu thốn dễ dẫn đến hư hỏng như quay về nhà bắt anh, em về sống cùng với mình dưới sông.
Không những thế, nhiều phụ huynh có con em là bạn của người mới nhảy cầu tự tử để “ngăn ngừa” oan hồn của người chết về bắt con mình cũng dâng lễ, cũng bái linh đình để xin thần nước không cho người vừa xuống sông “sống” làm bậy mà kéo con mình xuống “ở” chung dưới đó.
Chị Hoàng Thị Cúc, một tiểu thương buôn bán ngay ở sát cầu Đông Hà cho biết: “Lạ lắm mấy eng (anh) ơi. Năm nào cũng vậy, cứ đúng vào mùa thi, thì y như rằng mấy cô cậu học trò kéo nhau ra cầu trầm mình xuống sông mặc cho cha mẹ, người thân và bạn bè đau khổ, không hiểu vì sao con mình, bạn mình lại tìm đến cái chết lạ kỳ này. Tất cả những người nhảy cầu đều có chung kết cục là chết. Nhưng cách thức những cái chết nhảy cầu lại không ai giống ai”.
Theo chị Cúc, từ năm 2009 đến nay, ít nhất đã có trên 10 cái chết do nhảy cầu, trong số đó có nhiều đôi trẻ đang đèo nhau trên xe máy đi ra khoảng giữa cầu thì lập tức bạn gái ngồi sau xe nhảy phắt xuống xe và phi lên thành cầu cắm đầu xuống sông. Quá bất ngờ với trường hợp này, các cơ quan chức năng triệu tập người chở nạn nhân trên để làm sáng tỏ, song không tìm được câu trả lời.
Một trường hợp khác vào 2010, em trai N.V.H, 17 tuổi học sinh lớp 12 THPT Đông Hà cũng chọn cái chết nhảy cầu “ấn tượng”. Khi đi xe máy ra giữa cầu thì em dừng lại và trèo lên lan can cầu hét lớn “ai cứu tôi với… cứu tôi với”. Mọi người nghe thấy chạy tới thì lập tức em trai này chúi đầu lao xuống dòng sông… Và rồi khi cơ quan chức năng tìm được thi thể nạn nhân, phát hiện trong người em một vài mảnh giấy với dòng chữ nhòe nhoẹt đại loại như: “Vĩnh biệt tình yêu của tôi! Hẹn gặp lại… dưới sông Hiếu nhé!”. Chính những dòng chữ để lại như trên, mà người dân Đông Hà đồn rằng đó là: “Lời nguyền sông Hiếu”.
Video đang HOT
Và cũng bởi “sự kiện” này, người dân đồn thổi về những cái chết tương tự hàng năm là do các oan hồn dưới sông “chỉ đường” cho những người: Bị tình yêu phụ bạc hoặc bị gia đình ngăn cản tình yêu.
Không chỉ thể, khoảng 2 năm trở lại đây, nhiều người dân còn truyền tai nhau câu chuyện, công nhân xây dựng khách sạn Sài Gòn – Đông Hà ở một bên sông Hiếu cạnh cầu Đông Hà cũng thường bị “ám” bởi những oan hồn dưới sông hiện lên “gọi” đi cùng. Theo đó, đã có ít nhất 2 mạng người làm việc tại công trường này bị chết do trượt từ trên cao xuống đất. Và chuyện công nhân ngủ lại ở công trường thường thấy bóng các em nhỏ cất tiếng khóc ai oán, vẫy gọi rồi có trường hợp bị quấy rối không chịu nổi đã phải bỏ việc đi nơi khác làm.
Nhiều người dân truyền tai nhau về chuyện anh H.V.N công nhân xây dựng khách sạn trên trong lúc ngủ trưa mơ mơ, tỉnh tỉnh đã thấy một cô gái mặc áo dài trắng cứ đi lởn vởn trước mặt, bỗng dừng lại và òa khóc, xưng tên tuổi rồi nói rõ nguyên nhân là ở dưới sông lạnh lắm, mà chỉ có một bộ áo quần mặc quanh năm nên “ghé thăm” xin chú mấy đồng để mua áo quần mặc, sưởi ấm để đi lại thăm bạn bè… Ngay đêm đó, anh N đã lập bàn thờ và làm theo đúng lời cầu nguyện của cô gái, vậy là từ đó đến nay giấc ngủ của anh được yên ổn.
Làm việc với một số cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Trị, PV báo nhận được lời khuyên gửi đến bạn đọc: “Quả thật, khu vực sông Hiếu, đoạn chảy qua cầu Đông Hà năm nào cũng có người nhảy cầu tự tử, song có thể đó là những người có phần kém hiểu biết nên đã chọn cho mình cái chết như thế. Còn câu chuyện về “lời nguyền sông Hiếu” có lẽ là do những người mê tín truyền tai nhau để giữ vững lòng tin về câu chuyện này với mọi người.
Mặc dù có ý kiến từ phía cơ quan chức năng “lời nguyền sông Hiếu” là do những người mê tín. Nhưng phần lớn người dân ở khu vực đôi bờ sông Hiếu lại tin vào cái gọi là “lời nguyền” này. Thực hư về câu chuyện này chưa ai có thể khẳng định được. Song, với tư cách cá nhân, PV báo PL&XH xin đưa ra lời khuyên đối với những bạn trẻ: Dù hoàn cảnh cuộc sống có bị dồn đến chân tường của sự cùng cực, đau khổ thì các bạn hãy cố gắng vượt qua, không nên chọn con đường “giải thoát” bằng cách nhảy cầu như những bạn trẻ đã làm trong mấy năm qua.
Theo PLXH
Người dám bước qua lời nguyền
Công việc vớt xác, cứu người đến với ông Mai Văn Dàn (SN 1965, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, Quảng Trị) như là định mệnh để giành lại sự sống cho nhiều người.
Ở miền cát trắng tỉnh Quảng Trị, ngư dân từng chứng kiến "thủy thần" cướp đi sinh mạng của nhiều người mà không dám cứu giúp. Bởi ngư dân nơi đây quan niệm: Nếu cứu người thì sẽ đền mạng với Hà Bá (?!). Lời nguyền đó chưa ai dám bước qua. Nhưng với ông Mai Văn Dàn, chuyện vớt xác, cứu người như là định mệnh.
Ông Mai Văn Dàn cùng vợ và con bên ngôi nhà nhỏ. Ảnh: Đ.H
Ám ảnh bởi một lời nguyền
Từ khi gia nhập Đội, ngoài việc túc trực hướng dẫn tàu thuyền không vào khu vực bãi tắm, nhắc nhở du khách và người dân tắm biển không chủ quan vượt ra khỏi vùng nước an toàn... ông Dàn còn nhiệt tình lặn tìm xác nạn nhân không may bị chết đuối khi thân nhân của họ đến nhờ. Ít ai biết rằng, để làm được việc này, trong con người ông phải đấu tranh giữa giữa cái thiện và cái ác, giữa "lời nguyền" theo quan niệm của cư dân biển với triết lý nhân đức ở đời.
Chúng tôi về Quảng Trị vào một buổi chiều nắng ấm. Tới bãi tắm Cửa Việt hỏi nhà ông vớt xác, cứu người Mai Văn Dàn thì ai cũng biết. Trong căn nhà nhỏ ấm cúng, vợ chồng ông Dàn đang sửa soạn đồ dùng để chuẩn bị đi biển gần bờ. Thấy có khách, ông nghỉ tay, mời khách ngồi uống trà trước hiên nhà ngóng ra biển. Trong làn gió mặn chát của biển, ông kể cho chúng tôi nghe về "cái nghiệp" vớt xác, cứu người của mình.
Sinh ra và lớn lên từ vùng biển biển cát trắng, với truyền thống gia đình làm nghề đi biển, vì thế ông Dàn gắn bó với biển cả từ rất sớm. Năm 1986, gác lại nghề biển, ông vào quân ngũ bảo vệ Thủ đô. Rồi sau đó ông tình nguyện lên mặt trận biên giới ở Vị Xuyên - Hà Tuyên (cũ). Khi đang cùng đồng đội chắc tay súng nơi vùng biên cương thì ông hay tin bố và chú ruột mình ở quê nhà đã bị chết đuối. "Lúc đó tôi không tin vào mình nữa. Cha và chú tôi là những người đi biển kỳ cựu, làm sao mà bị chết đuối được. Nhưng khi nghe kể lại là hôm đó khi cha và chú đang đánh bắt hải sản gần bờ thì bỗng nhiên có một trận cuồng phong ập vào. Hai người trở tay không kịp thuyền bị lật và...", ông Dàn nghẹn ngào.
Điều áy náy và đau đớn nhất với ông là lúc cha và chú mình bị nạn, có những thuyền ở gần đó chứng kiến cảnh vật lộn với thủy thần của hai người đàn ông mà không ai tới cứu giúp. Bởi họ quan niệm rằng: Khi thuỷ thần đã "kêu" ai thì người ấy "dạ". Ai đến cứu nghĩa là chống lệnh "bắt người" của "hà bá", và phải thế mạng, nên nhiều người chỉ đứng nhìn. Quan niệm đó theo mãi ngư dân biển một thời gian dài mà không ai dám bước qua.
Gia nhập Đội cứu sinh thuộc Ban QL bãi tắm Cửa Việt, ông Dàn thường xuyên túc trực nhắc nhở người dân tắm biển an toàn.
Với chiếc thuyền nhỏ này nhưng ông Dàn đã cứu được nhiều mạng người thoát khỏi tay thủy thần.
Bước qua lời nguyền
Rời quân ngũ trở về quê hương, ông Dàn quyết tâm bám biển, nối nghiệp cha ông. Nhưng ký ức về cái chết tức tưởi của người thân cứ đeo đẳng mãi trong ông.
"Tôi nghĩ cứu người là chuyện bình thường, bất kể người cứu làm nghề gì. Nếu có cơ hội cứu được một người là mình nên cứu chứ đừng nề hà. Mạng người là quan trọng, bây giờ nếu ai gặp nạn trên biển thì tôi sẵn sàng "bước qua lời nguyền" để cứu giúp họ", ông nói.
Những người được ông Dàn cứu trong mấy chục năm ở miền biển này không thể nào kể hết. Chỉ biết rằng, cứ mỗi độ lễ, Tết có nhiều người nhớ đến công ơn cứu mạng của ông và họ tìm về để tạ ơn.
Đưa tay chỉ ra bờ biển, ông Dàn cho biết, cách đây mấy năm, có một du khách nữ trong đoàn tham quan phía Bắc về tắm biển Cửa Việt. Khi mọi người đang say sưa vui chơi trên biển thì bất ngờ người phụ nữ đó chấp chới trong làn sóng dữ, hai tay quơ lên cầu cứu. Trong đoàn hôm đó không có ai biết bơi nên không thể ra tay cứu người. "Lúc đó tôi ngồi trong bờ thấy tín hiệu kêu cứu, tôi chạy ra bơi thẳng về phía nạn nhân rồi đưa lên bờ sơ cấp cứu. Sau đó có mấy cô y tá đến tiếp tế và người phụ nữ đó đã thoát chết", ông Dàn kể. Sau này khi biết mình thoát khỏi tay tử thần từ một người dân biển, người phụ nữ đó hàng năm quay lại miền biển này để tạ ơn ông.
Hay như cô gái tên Ly ở khối phố 1, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hoá, Quảng Trị. Một chiều mùa hè, cô cùng bạn bè đi tắm biển thì bất ngờ bị sảy chân, cuốn theo sóng dữ. Mọi người la hét, kêu cứu. Ông Dàn nghe được liền chạy ngay ra bờ biển và sải cánh tay rắn chắc bơi ra giữa dòng dìu cô gái vào bờ. Do uống quá nhiều nước biển nên cô gái mệt lả và ngất đi, nhưng nhờ ông Dàn đưa vào bờ kịp thời nên sau khoảng một tuần cấp cứu ở bệnh viện, sức khỏe cô gái đã hồi phục.
"Ông ấy cứu người là thế nhưng cũng gặp không ít... tai nạn"- bà Trần Thị Thuận, vợ ông kể: Cách đây hơn 5 năm, ông Dàn đang đánh bắt cá phát hiện một cô gái bị cuốn trôi. Sau khi cứu nạn nhân lên thuyền, người này thiết tha xin đi theo thuyền một quãng để được chứng kiến công việc ngư dân trên biển, nên ông Dàn cực chẳng đã cho đi theo. Một lúc sau vợ chồng ông tá hỏa khi thấy một chiếc thuyền chở gã thanh niên cầm dao lăm lăm tới đòi "xử". Đến khi lên giải trình với Công an, gã thanh niên nhận lỗi là do mải mê nhậu trên bờ, rồi nghe người ta nói người yêu bị một ngư dân bắt lên thuyền chở ra biển, nên gã lao đến dí dao vào cổ một người dân chài khác yêu cầu chở ra biển để "xử" ông Dàn. Chứng kiến cảnh chồng "làm ơn mắc oán", vợ ông bật khóc nức nở.
Vợ từng không dám ôm chồng vì sợ hồn ma
Ông Trần Đình Mãn- Phó chủ tịch UBND thị trấn Cửa Việt: "Ông Mai Văn Dàn và Đội cứu sinh, Ban Quản lý bãi tắm Cửa Việt đã hướng dẫn, cảnh báo kịp thời để đảm bảo an toàn cho du khách và người tắm biển. Ông đã cứu không ít người bị đuối nước ở đây.Việc làm của ông đã được nhiều người chứng kiến cảm kích, gửi thư khen ngợi...".
Theo ông Dàn, cứu người đuối nước ở biển nguy hiểm hơn ở sông, hồ. Nếu ai không biết cách thì có khi lại hại chính mình. Để cứu đuối ở biển, ngoài thông thuộc luồng lạch, cần phải biết quan sát con nước và ước lượng dòng chảy để lao ra đón đầu vớt nạn nhân.
Ngoài cứu người đuối nước, ông Dàn còn lặn vớt xác với những nạn nhân xấu số không thể cứu được. Đợt trước, một cô gái học sinh lớp 9 bị chết đuối ở hồ Hà Lộc, nhiều người ngụp lặn hàng giờ không tìm thấy xác. Ấy thế mà ông Dàn chỉ cần lặn xuống một vài hơi là tìm thấy thi thể nạn nhân. Hình như cái "duyên" gặp xác chết cứ đi theo ông. Hễ ở đâu có người chết đuối mà chưa tìm thấy xác thì ông có mặt và chính ông nhanh chóng tìm thấy.
"Ngày xưa khi thấy chồng vớt xác, cứu người, tôi sợ lắm. Mỗi lần ổng đi vớt xác về là tối hôm đó tôi sợ không dám ngủ cùng. Ban đêm không dám mở cửa ra ngoài vì sợ hồn ma người ta đi theo trong người chồng. Bây giờ quen rồi không sợ nữa, ngược lại tôi càng tự hào và động viên chồng cố gắng cứu được ai thì cứ cứu, giúp được ai thì cứ giúp", bà Thuận tâm sự.
Cứu nhiều người thoát khỏi lưỡi hái tử thần nhưng ông Dàn không bao giờ lấy tiền của ai. Những ân nhân khi trở lại thăm ông biếu tiền ông cũng không lấy. Hiện ông gia nhập Đội cứu sinh thuộc Ban Quản lý bãi tắm Cửa Việt với số tiền hỗ trợ hàng tháng khiêm tốn: hơn 800 ngàn đồng.
Theo Giadinh.net.vn
Nghề xăm và 'lời nguyền' Long, Ly, Qui, Phượng Bình thường, bộ tứ này rất được coi trọng nhưng với những người xăm hình các con vật này lại bị cho là... tốt tù. Vì thế khi xăm cho khách, anh Hải cũng thường tránh "lời nguyền" đó bằng cách bỏ đi một nét vẽ để bức xăm không bao giờ được hoàn thiện. Bị dí súng vào đầu Hải xăm nổi...