Giải mã loạt hành vi tàn nhẫn của “dì ghẻ” xuống tay với bé 8 tuổi: Điển hình của “hội chứng Cinderella”
Tâm lý của Trang có thể rất ghét những gì còn sót lại của người vợ cũ.
Chiều 29/12, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em TP.HCM cho biết đã gửi công văn đến HĐND TP.HCM, UBND TP.HCM, Cục trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH) và các đơn vị có liên quan; yêu cầu làm rõ vai trò, trách nhiệm của cha ruột trong vụ bé gái 8 tuổi bị “dì ghẻ” ra tay. Theo đó, Hội đã gửi đến các cơ quan chức năng nêu trên nhằm tăng cường các hoạt động can thiệp và bảo vệ quyền trẻ em, nhất là trong bối cảnh dư luận cả nước đang phẫn nộ trước hành vi của người dì ghẻ đối với cháu N.T.V.A.
UBND TP.HCM đã chỉ đạo các cơ quan, ban ngành tập trung nỗ lực giải quyết; đồng thời ngày 28/12, Công an quận Bình Thạnh đã có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Nguyễn Võ Quỳnh Trang (vợ sắp cưới của ông N.K.T.Th – cha ruột cháu A.) về hành vi “Hành hạ người khác”.
Liên quan đến vụ việc, chị Lê Bảo Ngọc – Chuyên viên nghiên cứu tâm lý tội phạm từ Công ty luật Multi Law cho biết, có lẽ nhiều người đã biết đến câu chuyện cổ tích “Cinderella” – Cô bé Lọ Lem, kể về một cô gái bị dì ghẻ ngược đãi sau khi người cha tái hôn.
Câu chuyện trên được tâm lý học tội phạm đặt tên cho hiện tượng người mẹ kế/cha dượng hành hạ con riêng dưới sự phớt lờ hoặc bao che của cha mẹ ruột đứa trẻ. Vụ việc bé gái 8 tuổi bị mẹ kế hành hạ, chính là điển hình của “ hội chứng Cinderella”.
Võ Nguyễn Quỳnh Trang và anh Th. (bố bé A.) đã qua lại suốt thời gian dài. Theo chia sẻ của anh trai mẹ bé A. trên báo chí, trong thời gian này, Trang đã liên tục nhắn tin thách thức, đe dọa mẹ của bé A. khiến mẹ bé nghĩ quẩn rồi uống thuốc ngủ.
Ngay sau đó, vợ chồng anh Th. ly hôn, trong chưa đầy một tháng, Trang đã đàng hoàng về sống chung nhà với bé A. với tư cách là “mẹ kế” dù chưa đăng ký kết hôn. Theo chuyên viên nghiên cứu tâm lý tội phạm, có thể Trang rất ghét những gì còn sót lại của người vợ cũ.
Bởi vậy, cô ta đã đuổi việc người bảo mẫu lâu năm của gia đình vì bà ấy đã từng giúp việc nữ chủ nhân trước đây. Có thể thấy tất cả đồ đạc có liên quan đến vợ cũ của anh Th. đều bị Trang vứt bỏ. Duy thứ Trang không thể vứt bỏ được đó là bé A.
Tâm lý học tiến hóa giải thích hiện tượng mẹ kế ghét bỏ con riêng của chồng vì đứa trẻ không mang gene của cô ấy. Nhưng trong trường hợp này, Trang ghét bé A. còn vì trong mắt Trang, bé chính là hiện thân của mẹ bé.
Sự tồn tại của A. luôn khiến Trang liên tưởng về mẹ ruột của bé và tội lỗi của mình. Dù đã giành được anh Th. nhưng chắc chắn Trang từng bị nhiều người – trong đó có gia đình vợ cũ của anh ta mắng là “kẻ giật chồng, phá hoại gia đình người khác”.
Video đang HOT
Tâm lý con người luôn nhạy cảm với sự kết tội của xung quanh. Để củng cố bản thân, Trang sẽ luôn tỏ ra bên ngoài là mình ổn, nhưng sâu bên trong vẫn tồn tại những xung động tiêu cực. Những xung động này sẽ được Trang trút ra bên ngoài bằng cách bắt nạt bé A. và mẹ của bé để chứng minh mình là “kẻ thắng cuộc”.
Theo như chia sẻ của bác V.A, trong suốt 2 năm trời, người mẹ ruột chỉ tìm được duy nhất cơ hội cuối cùng lén gặp con khi tan trường. Biết được điều này, Trang tức giận trách mắng bảo mẫu, một thời gian sau thì đuổi việc bà ấy. Đó là do tính hiếu thắng và sĩ diện.
Trang luôn ngăn cấm, tước đi quyền gặp con của mẹ bé A. Cô ta biết rằng mẹ của A. tha thiết muốn được ở bên con, nên phải ngăn cấm để mẹ cô bé phải đau khổ.
Tuy chẳng hề yêu thương A. nhưng Trang buộc phải chăm sóc và dạy học cho cháu bé theo yêu cầu của Th. Đây là cơ hội để cô ta trút giận và chứng tỏ vị thế của mình. Trong lời khai của mình, Trang nói rằng đánh bé A. vì bé làm sai bài tập. Thực chất đây chỉ là cái cớ.
Lý do ẩn sâu phía sau những đòn roi này là: “Tại sao tôi phải chăm sóc một đứa trẻ xa lạ? Sự có mặt của đứa con gái riêng này phá hỏng cuộc sống vui vẻ của tôi và chồng, nó là người thừa trong gia đình tôi”.
Bên cạnh sự ích kỷ của Trang, sự lạnh nhạt của người cha ruột càng khiến người ta bức xúc hơn. Theo các nghiên cứu tâm lý tội phạm, trong những vụ mẹ kế bạo hành con riêng của chồng, sự im lặng đồng tình của người chồng đóng vai trò rất lớn trong việc tạo điều kiện thúc đẩy hành vi tội phạm diễn ra thuận lợi.
Mặc dù cảm thấy thật khó chịu với việc phải chăm sóc đứa con của người vợ cũ nhưng Trang sẽ không lập tức đánh đứa trẻ một trận thừa sống thiếu chết ngay khi vừa tới chung sống, vì còn sợ cha ruột của bé. Do đó, điều đầu tiên cô ta làm là lặng lẽ theo dõi tình hình, bắt đầu với những gây sự nhỏ với đứa trẻ.
Nếu phát hiện ra rằng người cha chẳng hề quan tâm khi cô ta đánh mắng đứa trẻ – thậm chí anh ta còn đồng tình và bao che cho mình, thì Trang sẽ chẳng phải ngại ngần gì nữa. Mức độ bạo lực của cô ta sẽ ngày càng tăng.
Theo phân tâm học, bản chất con người có xu hướng muốn tấn công, lý do tại sao chúng ta có thể kìm ném bạo lực là nhờ các cơ chế ức chế và tự kiểm soát giúp con người điều chỉnh cảm xúc. Một khi có vấn đề trong quá trình kiềm chế và tự chủ, xu hướng tấn công sẽ trở nên rất mạnh mẽ.
Môi trường lý tưởng để “hội chứng Cinderella” tồn tại chính là một mối quan hệ khép kín, nơi chỉ có mẹ kế – cha ruột – con riêng (hoặc cha dượng – mẹ ruột – con riêng). Nếu có bất kỳ tác nhân ngoài xã hội nào phá vỡ môi trường này, ví dụ như họ hàng/giáo viên/hàng xóm/cảnh sát/các nhà hoạt động xã hội… phát hiện và can thiệp kịp thời, hành vi bạo lực sẽ bị ngăn chặn hoặc giảm thiểu.
Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ sôi máu với "dì ghẻ" bạo hành bé 8 tuổi: "Kinh khủng hơn cả súc sinh và khốn nạn tận cùng"
Chỉ bị khởi tố với tội danh "hành hạ người khác", cô gái khiến cư dân mạng chưa thể nguôi giận.
Liên quan đến vụ việc "dì ghẻ" bạo hành con riêng của chồng sắp cưới gây chấn động dư luận những ngày qua, cơ quan điều tra đã ra quyết định bắt giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Võ Nguyễn Quỳnh Trang (26 tuổi, quê Gia Lai) về hành vi "hành hạ người khác". Tại cơ quan điều tra, Trang khai trong quá trình dạy học, do bực tức việc cháu N.T.V.A. (8 tuổi, con riêng của bạn trai) chậm hiểu bài nên đã la mắng và dùng cây gỗ đánh, dùng chân đá.
Trang còn khai trước đó cũng nhiều lần dùng roi mây đánh và la mắng cháu A. trong lúc dạy học. Đến ngày 28/12, bước đầu xác định Trang có dấu hiệu phạm tội "hành hạ người khác" nên cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 tháng đối với Trang để điều tra về hành vi này theo điều 140 BLHS hiện hành.
Tuy nhiên sau đó, nhiều ý kiến cho rằng tội danh mà cơ quan điều tra đã khởi tố đối với Trang là chưa tương xứng với hậu quả mà bị can đã gây ra. Thậm chí, có ý kiến cho rằng cha ruột của cháu A. có trách nhiệm liên đới.
Mới đây, nhà báo Hoàng Nguyên Vũ cũng đăng đàn trên trang cá nhân, nêu quan điểm của bản thân như mọi lần. Theo đó, anh cho rằng: "Cần một án điểm mạnh tay và đổi tội danh với 2 kẻ đã giết bé An!
Nhìn tấm ảnh này, thêm một lần nữa bó tay với cái gọi là nhân cách của người đàn ông này, dù cái gọi là ấy, méo mó di truyền từ đời cha mẹ. Bắt con gái mình diễn cảnh hạnh phúc với một con ác quỷ khi mà trước đó, chính mẹ của bé từng phải tự tử vì con ác quỷ này chưa lâu. Vậy thằng này đích thị cũng là ác quỷ.
Ngoại tình, cùng với ác quỷ tra tấn tinh thần mẹ của bé đến mức người mẹ ấy phải tìm đến cái chết, rồi lấy cái chết đấy đi nói với toà là cô ấy bị tâm thần không nuôi được con rồi giành con bé về bằng được. Mà về có nuôi đâu?
Về bắt con mình diễn tuồng cùng kẻ đã gieo bao đau khổ cho vợ cũ; hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần bé hơn 1 năm trời và cuối cùng thì tước đoạt cuộc sống của bé. Kinh khủng hơn cả súc sinh và khốn nạn tận cùng.
Chúng ta cần lên tiếng mạnh mẽ và kiến nghị đổi tội danh của cả 2 (chứ không riêng gì con ác quỷ) thành cố ý giết người, chứ không phải tội hành hạ người khác.
Hàng năm, bao đứa trẻ phải chịu đau đớn và đứa trẻ này phải gánh đủ điều đau khổ và độc ác, nhất từ những kẻ bé phải sống chung 1 năm qua. Vậy, cần lắm một án điểm mạnh tay để không đứa trẻ nào phải chịu khổ đau như thế này nữa.
Không thể có bất cứ một tình tiết giảm nhẹ nào với tội ác tày trời của hai kẻ này!"
Nhìn nhận về vụ án này, luật sư Lê Trung Phát - Đoàn luật sư TP.HCM - cho rằng hành vi "hành hạ người khác" mà cơ quan điều tra đã tiến hành khởi tố là có cơ sở bởi nạn nhân được xác định sống chung với bị can và khi cháu bé tử vong, ghi nhận có nhiều thương tích nghiêm trọng. Hơn nữa, bước đầu bị can đã thừa nhận hành vi đánh đập nạn nhân.
"Việc xác định tội danh của bị can có đúng là bạo hành hay không, hay là cố ý gây thương tích hoặc thậm chí tội giết người còn tùy thuộc vào diễn biến trong quá trình điều tra, tùy thuộc vào các tài liệu, chứng cứ mà cơ quan điều tra sẽ làm rõ.
Nếu trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác định rõ hành vi mà bị can tác động lên cháu bé có phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của cháu bé hay không thì mới xác định được chính xác là bạo hành hay một tội danh khác", luật sư Phát giải thích.
Sau vụ bé 8 tuổi bị bạo hành và tử vong, sản phẩm 'roi mây thần thánh dạy dỗ bé' bị gỡ đồng loạt khỏi Shopee, Lazada, Tiki; riêng Sendo vẫn bán! Tối 28/12, sau khi trò chuyện với bạn về câu chuyện đau lòng quanh vụ bé 8 tuổi tử vong sau khi bị 'dì ghẻ' bạo hành bằng roi mây mua trên mạng, và gậy gỗ, chị Thư ở Nhà Bè bất ngờ thấy Facebook gợi ý mua "combo 3 cây roi thần thánh mẹ tặng bé" trên Lazada... " Roi mây đánh...