Giải mã lầm tưởng: Chị em sống cùng sẽ có chu kì kinh nguyệt giống nhau
Một nghiên cứu do Đại học Oxford tiến hành tiết lộ rằng, không có bằng chứng tỏ chị em sống chung sẽ có chu kì kinh nguyệt giống nhau.
Vào năm 1971, nghiên cứu trên nhóm nữ sinh đại học sống chung trong phòng ký túc xá Đại học Wellesley cho thấy một hiện tượng khó lòng lý giải nổi: Họ đều có cùng chu kì kinh nguyệt. Cụ thể: 135 nữ sinh đại học Mỹ sống trong ký túc xá và được ghi chép dữ liệu về nguyệt san của mình. Ký túc xá có 4 hành lang và khoảng 25 nữ sinh sống trong các phòng đôi, phòng đơn. Dựa trên việc phân tích số liệu về 8 chu kì kinh nguyệt trên mỗi nữ sinh, nghiên cứu cho thấy hiện tượng đồng bộ hóa có dấu hiệu tăng lên.
Nghiên cứu năm 1971 của Martha McClintock cho rằng những phụ nữ sống cùng nhau sẽ có chu kì kinh nguyệt giống nhau.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Martha McClintock, kết luận rằng, phụ nữ phát ra pheromones – hóa chất có tác dụng kích thích hành vi mang tính bản năng của đồng loại – và do đó, ảnh hưởng tới hormone của những phụ nữ khác. Điều này có nghĩa là, càng dành nhiều thời gian sống với nhau, họ càng có cơ hội tăng tương tác giữa pheromones của mình. Đó là hai loại pheromones có khả năng trì hoãn hoặc làm tăng nhanh sự rụng trứng ở những phụ nữ khác.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Đại học Oxford, toàn bộ ý tưởng trên – được biết tới với tên gọi ‘Hiệu ứng McClintock’ – là một lầm tưởng. Thực sự thì chu kì kinh nguyệt của phụ nữ không có sự đồng bộ hóa nếu họ sống chung với nhau.
Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Oxford đã hợp tác với đơn vị sáng chế ứng dụng theo dõi chu kì kinh nguyệt Clue, nhằm phân tích dữ liệu trên 1.500 phụ nữ đã trả lời một cuộc điều tra. Họ xem xét 360 phụ nữ thường xuyên sử dụng ứng dụng, không dùng biện pháp tránh thai liên quan tới hormone và có mối quan hệ gần gũi với một phụ nữ khác mà họ thường xuyên gặp gỡ.
Nghiên cứu do Đại học Oxford tiến hành lại tiết lộ rằng không có bằng chứng chứng tỏ phụ nữ sống cùng nhau sẽ có chu kì kinh nguyệt giống nhau.
Sau 3 chu kì kinh nguyệt, các nhà nghiên cứu kết luận rằng, phần lớn người tham gia (273) thực sự có chu kì kinh nguyệt khác xa với người bạn gái thân thiết với họ. Chỉ có 79 cặp cho biết, họ trải nghiệm hiện tượng đồng nhất chu kì kinh nguyệt. Và không có mối liên hệ rõ ràng nào giữa chu kì kinh nguyệt với việc sống cùng nhau.
Video đang HOT
Tuy nhiên, những phát hiện trên khó lòng được coi là mang tính đột phá. Trên thực tế, có khá ít nghiên cứu cùng đưa ra nhận định như nghiên cứu năm 1971 của Martha McClintock. Nhiều phân tích kể từ thời điểm đó cũng chỉ ra rằng, nghiên cứu mang tính đột phá của McClintock sai lầm về cơ bản. Thậm chí, đồng nghiệp cũ của bà, nhà tâm lý học Jeffrey Schank, hiện đang làm việc tại Đại học California, cũng tự nhận thấy sai lầm trong phương pháp nghiên cứu họ từng tiến hành.
Trong một nghiên cứu về pheromone chịu sự kiểm soát chặt chẽ trên loài gặm nhấm, Schank phá hiện thấy, ý tưởng hai pheromone tương tác và ảnh hưởng đến nhau không xác thực.
(Nguồn: DailyMail)
Theo Huyền Nguyễn/Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
8 nguyên nhân liên quan đến vấn đề kinh nguyệt khác thường
Bất kì sự 'không bình thường' nào của chu kì kinh nguyệt đều có nguyên nhân. Vì vậy, đừng bỏ qua, hãy theo dõi và đi khám ngay lập tức.
Nếu chu kì kinh nguyệt của bạn thất thường, khác lạ (biến mất, chậm, nhanh, quá nhiều hoặc quá ít so với bình thường...) hãy đi kiểm tra ngay lập tức.
1. Bạn chắc là mình không có thai chứ?
Tiến sĩ Mary Jane Minkin, giáo sư lâm sàng của khoa sản và phụ khoa tại Đại học Yale School of Medicine nói: 'Một nửa số ca mang thai ở Hoa Kỳ là do không kế hoạch'. Đó chính là lý do tại sao nhiều người không thấy kinh nguyệt mà vẫn không nghĩ tới khả măng mình đã mang thai.
Bạn cũng có thể thấy một chút máu ở đầu thời gian thai kì và dấu hiệu này càng khiến chị em nhầm tưởng là mình sắp có kinh nguyệt cho dù sau đó hiện tượng ra máu này biến mất nhanh chóng.
2. Có thể bạn đang thực sự stress
Sự rụng trứng là do tuyến yên ở não tác động. Tuyến yên lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có cả cảm xúc, tâm trạng như căng thẳng, lo âu... Theo Tiến sĩ Lauren Streicher, phó giáo sư lâm sàng của khoa sản và phụ khoa tại Đại học Northwestern thì đây chính là lý giải tại sao khi quá stress chị em có thể gặp hiện tượng mất hoặc chậm kinh.
Sự rụng trứng là do tuyến yên ở não tác động (Ảnh minh họa: Internet)
3. Bạn bắt đầu, ngừng lại, hoặc thay đổi biện pháp tránh thai
Các biện pháp tránh thai có thể tác động đến chu kì kinh nguyệt của bạn, mức độ ảnh hưởng thường không giống nhau. Những biện pháp tránh thai liên quan nhiều đến nội tiết như thuốc uống, tiêm, cấy que tránh thai thường có tác động nhiều hơn so với biện pháp khác như vòng tránh thai, màng ngăn âm đạo hay bao cao su.
4. Hoặc bạn đang bị ốm
Những bệnh tưởng chừng không liên quan đến kinh nguyệt như cảm lạnh, cảm cúm cũng có thể tác động đến nội tiết và làm cho bạn chậm hoặc mất kinh, tương tự như các biện pháp tránh thai.
5. Nguyên nhân là từ tuyến giáp của bạn
Một nguyên nhân phổ biến dẫn đến kinh nguyệt không đều là do tình trạng tuyến giáp không tốt. Chị em mắc bệnh cường giáp thường có thể làm cho lượng kinh nguyệt ít đi (hoặc không có gì cả), trong khi bệnh suy giáp có thể gây chảy máu nặng, bác sĩ sản phụ khoa Minkin cho biết. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng khác thường trong kì kinh nguyệt, nên nói chuyện với bác sĩ sớm.
6. Tác dụng phụ của bệnh mãn tính cũng có thể bao gồm cả kinh nguyệt thất thường
Hội chứng buồng trứng đa nang và lạc nội mạc tử cung là 2 bệnh chắc chắn có thể ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt, thường làm cho chúng kéo dài hơn, nhiều hơn hoặc ra máu bất thường.
Hội chứng buồng trứng đa nang và lạc nội mạc tử cung là 2 bệnh chắc chắn có thể ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt (Ảnh minh họa: Internet)
7. Cũng có thể bạn đang trong thời kì tiền mãn kinh
'Mặc dù tuổi trung bình của thời kỳ mãn kinh là 51 tuổi nhưng cũng có 1% phụ nữ mãn kinh ở tuổi 40', bác sĩ Minkin cho biết. Và triệu chứng của thời kì này là kinh nguyệt không đều, có thể chậm 1-2 tháng/lần hoặc lâu hơn.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh có thể bạn có thời gian mãn kinh tương tự như mẹ, vì vậy, hãy hỏi mẹ bạn về vấn đề này để biết mình có khả năng gặp nguyên nhân này không.
8. Hoặc chẳng có nguyên nhân nào hết
Đôi khi cơ thể của bạn có những biểu hiện lạ mà không làm một số shit lạ và không ai biết lý do tại sao. Tiến sĩ Streicher cũng từng thừa nhận: 'Chúng tôi thấy điều này ở những phụ nữ đang cố gắng để có thai và không phải lúc nào chúng tôi cũng có thể giải thích tại sao'.
Theo Afamily
Dời ngày 'đèn đỏ' để đi du lịch Bạn có thể uống thuốc tránh thai để thực hiện được điều này. Em chuẩn bị đi du lịch nhưng sắp đến ngày kinh nguyệt. Em muốn bác sĩ tư vấn giúp em cách nào để dời ngày đèn đỏ. Em xin cảm ơn! Nguyễn Thị Ngọc Linh (linhngoc@gmai.com) Hiện tượng kinh nguyệt là do giảm đột ngột nồng độ nội tiết tố...