Giải mã khoản lỗ nghìn tỷ đột ngột của công ty vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất
Phân khúc sản phẩm Mogas 95 ( xăng A95) là “thủ phạm” chính dẫn đến thua lỗ nghìn tỷ của BSR. Theo tính toán, quý IV/2018, BSR ghi nhận 7.091 tỷ đồng doanh thu từ Mogas 95, trong khi giá vốn tương ứng lên đến 7.785 tỷ đồng. Như vậy, chênh lệch giá vốn – doanh thu sản phẩm xăng A95 lên đến 694 tỷ đồng.
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất của BSR
Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2018 của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) – doanh nghiệp quản lý và vận hành Nhà máy Lọc dầ u Dung Quất – “gây sốc” cho không ít nhà đầu tư khi quý vừa qua, BSR lỗ ròng tới 1.010 tỷ đồng.
Nguyên nhân của khoản lỗ đột ngột này chủ yếu là bởi quý IV/2018, giá vốn của BSR vượt doanh thu thuần tới 812 tỷ đồng. Cùng với đó, các khoản chi phí cố định (chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng) tiếp tục làm thua lỗ thêm trầm trọng.
Điều này là đáng lo ngại, bởi đây là sự sụt giảm ở hoạt động kinh doanh cốt lõi (lọc hóa dầu).
Đi sâu hơn, phân khúc sản phẩm Mogas 95 (xăng A95) là “thủ phạm” chính dẫn đến thua lỗ nghìn tỷ của BSR. Cụ thể, theo tính toán, quý IV/2018, BSR ghi nhận 7.091 tỷ đồng doanh thu từ Mogas 95, trong khi giá vốn tương ứng lên đến 7.785 tỷ đồng. Như vậy, chênh lệch giá vốn – doanh thu sản phẩm xăng A95 lên đến 694 tỷ đồng.
Phía BSR cho biết, khoản lỗ nghìn tỷ trong quý IV/2018 là xuất phát từ việc thị trường dầu thô thế giới biến động bất thường; giá dầu thô (Dated Brent) giảm từ 86,16 USD/thùng tại ngày 4/10/2018 xuống còn 50,21 USD/thùng tại ngày 28/12/2018, tương đương với giảm gần 36 USD/thùng (giảm 42%) và làm cho giá xăng giảm theo.
“Sự biến động giá dầu thô này đều gây bất lợi cho tất cả các nhà máy lọc hóa dầu trên thế giới, kể cả những đơn vị kinh doanh, phân phối xăng dầu”, phía BSR cho hay.
Đại diện BSR dẫn giải, với đặc thù về sản xuất, chế biến liên tục của nhà máy lọc dầu, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất của BSR luôn phải duy trì một lượng dầu thô và cần thời gian chế biến để từ dầu thô cho ra sản phẩm xuất bán, điều này dẫn đến khi giá dầu thô và sản phẩm giảm thì giá vốn bị ảnh hưởng của tồn kho có giá cao hơn giá thị trường.
Bên cạnh đó, BSR cũng chịu tác động từ việc tháng 10/2018, trên thị trường dầu mỏ, khoảng chênh lệch giữa giá dầu thô và giá các sản phẩm chính (Crack margin) suy giảm nghiêm trọng, có những thời điểm giá xăng thấp hơn cả giá dầu thô Dated Brent đã khiến cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tháng cuối năm giảm sút mạnh.
Video đang HOT
Thông tin thêm, đại diện BSR cho biết trong số 812 tỷ đồng lỗ gộp quý IV/2018 có 310 tỷ đồng là do trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Thanh Long
Theo VNF
Tin chứng khoán 9/11: BSR gặp 'điểm nghẽn' tăng trưởng
BSR bày tỏ rằng nếu Chính phủ không bảo lãnh cho vay vốn ngân hàng cho BSR thì Nhà máy Lọc dầu Dung Quất "chẳng lần đâu ra tiền mà nâng cấp, mở rộng".
BSR gặp 'điểm nghẽn' tăng trưởng
Tin chứng khoán: BSR "chẳng lần đâu ra tiền mà nâng cấp, mở rộng"
Trong một bản tin phát đi mới đây, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) bày tỏ rằng nếu Chính phủ không bảo lãnh cho vay vốn ngân hàng cho BSR thì Nhà máy Lọc dầu Dung Quất "chẳng lần đâu ra tiền mà nâng cấp, mở rộng".
BSR nêu thực tế rằng, mặc dù Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), tỉnh Quảng Ngãi và và BSR đã chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện để nâng cấp và mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất... nhưng đã gần 3 năm qua, mọi việc gần như "dậm chân tại chỗ" bởi không có sự bảo lãnh về vốn vay của Chính phủ.
Công ty lọc hóa dầu này khẳng định việc nâng cấp và mở rộng nhà máy là nhu cầu sống còn đối với sự phát triển bền vững, vì vậy mong "Chính phủ chỉ đạo các Bộ Tài chính, Công thương, Kế hoạch và Đầu tư... khẩn trương tìm con đường đi cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất".
Được biết, dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được trao giấy Chứng nhận đầu tư vào ngày ngày 24/12/2014. Theo đó, dự án sẽ được nâng công suất từ 6,5 triệu tấn lên 8,5 triệu tấn/năm, tương đương 192.000 thùng dầu/ngày. Tổng vốn cho dự án khoảng 1,82 tỷ USD với tỷ lệ 70% vốn vay (khoảng 1,27 tỷ USD) và 30% vốn góp (khoảng 550 triệu USD).
Tính đến hết ngày 30/9/2018, vốn chủ sở hữu của BSR ở mức 32.334 tỷ đồng, tương đương khoảng 1,4 tỷ USD. Nợ phải trả ở mức 27.354 tỷ đồng, tương đương khoảng 1,2 tỷ USD. Xét sơ bộ trên phương diện an toàn tài chính, nếu BSR vay thêm 1,27 tỷ USD thì hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu ở mức 1,76 lần, vẫn ở mức khá an toàn.
Trong khi đó, lợi nhuận cũng như dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh hàng năm lên đến hàng nghìn tỷ đồng cho phép BSR đủ nguồn lực để trang trải nợ.
Điều này hàm ý rằng, cái khó của BSR trong việc mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất không phải nằm ở vấn đề an toàn tài chính cũng như vấn đề trả nợ, mà nằm ở việc lượng vốn vay quá lớn, có khả năng vượt hạn mức cho vay của nhiều ngân hàng nội hoặc các ngân hàng nội không muốn cho vay do vấn đề hiệu quả của dự án, trong khi huy động vốn vay từ nước ngoài không đơn giản.
Hiện BSR chủ yếu vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) với lượng vay lên đến 7.277 tỷ đồng, chiếm tới 92% nợ vay dài hạn. Vì vậy, dư địa vay vốn tại VDB còn lại là khá nhỏ. Vay từ ngân hàng bên ngoài lãi suất sẽ cao hơn nhiều.
Chính phủ bảo lãnh vay vốn cho BSR sẽ giải được bài toán huy động vốn (cả từ ngân hàng nội cũng như tổ chức tài chính nước ngoài), đồng thời giúp giảm bớt lãi suất (do rủi ro không trả được nợ gần như không có vì được Chính phủ bảo lãnh). Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, vấn đề bảo lãnh Chính phủ chịu sự giám sát rất chặt từ các đại biểu Quốc hội và nhiều lần đã được đặt lên bàn chất vấn, bởi bảo lãnh Chính phủ, nhất là lượng bảo lãnh lớn, liên quan đến an toàn tài chính quốc gia. Chính phủ hiện cũng theo chủ trương hạn chế bảo lãnh.
Một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư cũng như các tổ chức tín dụng nước ngoài không "mặn mà" lắm với việc tài trợ vốn cho BSR có thể nằm ở triển vọng tương lai có nhiều tín hiệu không mấy khả quan.
Một báo cáo của Bộ Công Thương năm 2017 cho biết, nhiều đối tác nước ngoài tiềm năng đã rút khỏi dự án mở rộng nhà máy của BSR do đề xuất áp dụng cơ chế ưu đãi cho dự án (đặc biệt là ưu đãi thuế đối với các sản phẩm xăng dầu) không được Chính phủ chấp thuận. Các nhà đầu tư tính toán rằng, nếu không có cơ chế ưu đãi về thuế sản phẩm xăng dầu thì dự án không đáp ứng kỳ vọng.
Thêm vào đó, việc Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn với nguồn cung lên tới 8,4 triệu tấn dầu thô/năm (cao hơn 30% công suất hiện tại của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất) bắt đầu chạy thương mại khiến nguồn cung dầu thô ra thị trường là rất lớn, càng gây khó khăn cho BSR.
Một báo cáo UBND tỉnh Quảng Ngãi gửi lên Chính phủ nhận định rằng, "điều này khiến cho thị trường bị dư thừa nguồn cung dẫn đến việc tiêu thụ cũng như giá bán các sản phẩm xăng dầu của BSR bị ảnh hưởng lớn theo hướng bất lợi".
Hiện UBND tỉnh Quảng Ngãi đang kiến nghị Chính phủ giữ nguyên cơ chế đang có hiệu lực hiện hành tại Quyết định 1725 của Thủ tướng nhằm "bảo đảm tính cạnh tranh theo cơ chế thị trường, khẳng định sự nhất quán trong chính sách đối với BSR".
Bên cạnh đó, UBND tỉnh kiến nghị Chính phủ có các chính sách hỗ trợ BSR thay thế cho việc cấp bảo lãnh chính phủ để BSR có đủ năng lực tài chính để huy động vốn vay trên thị trường vốn nhằm thúc đẩy dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy Dung Quất.
Đồng thời xem xét chấp thuận điều chỉnh mức thuế suất nhập khẩu dầu thô Azeri từ Azerbaijan nói riêng và các loại dầu thô nhập khẩu khác nói chung cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất tương tự như Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn là 0%.
Tỉnh Quảng Ngãi cũng kiến nghị loại bỏ các sản phẩm được chế biến từ tài nguyên dầu thô ra khỏi danh sách các sản phẩm không chịu thuế VAT khi xuất khẩu, tương tự như Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.
Ngoài ra, tỉnh còn xin cho BSR tiếp tục sản xuất sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn Euro 2 như thiết kế cho đến khi hoàn thành dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy Dung Quất (theo lộ trình của Chính phủ, đến năm 2017 các loại ô tô phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro 4).
VN-Index tiếp tục thử thách ngưỡng cản 930 điểm trong phiên 9/11?
Phiên 9/11, nhà đầu tư toàn cầu phản ứng tích cực trước kết quả bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ của Mỹ khi Đảng Cộng Hòa giành ưu thế tại Thượng viện trong khi Đảng Dân chủ kiểm soát Hạ Viện, có thể tác động không nhỏ tới các chính sách của tổng thống Trump trong thời gian tới. Chứng khoán Mỹ cùng nhiều thị trường đều bật tăng đầy hứng khởi.
Chịu ảnh hưởng tích cực từ thị trường thế giới, các chỉ số chứng khoán Việt Nam cũng xanh điểm ngay từ đầu phiên, tuy nhiên, lực cầu không đủ mạnh khiến các chỉ số giằng co giảm dần trong phiên. VN-Index có lúc tăng hơn 10 điểm nhưng kết thúc phiên chỉ tăng nhẹ 4,12 ( 0,45%) lên 926,28 điểm. VHM tăng 2,8% và đóng góp 2,09 điểm là cổ phiếu chính dẫn dắt đà tăng của VN-Index cùng với VRE, VNM, VCB và VJC.
Thiếu động lực từ VHM, chỉ số VN30 tăng khiêm tốn hơn với 1,15 điểm ( 0,13%) lên 900,4 điểm với 16 mã tăng điểm và 12 mã giảm điểm.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), VN-Index đã tăng khá thử thách ngưỡng 930 trong phiên nhưng sau đó giảm trở lại, tạo cây nến ngày là nến giảm với bóng nến trên dài hơn thân nến. Thanh khoản đã tăng cao hơn so với phiên liền trước nhưng chưa có tín hiệu tăng cung đột biến ở vùng điểm cao cho thấy trang thái tích lũy tiếp tục được duy trì.
"Phiên giao dịch tiếp theo, VN-Index có khả năng sẽ tiếp tục tăng và thử thách một lần nữa ngưỡng cản 930", SSI dự báo.
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
Tin chứng khoán 24/9: Thế lưỡng nan của BSR Công suất Nhà máy Lọc dầu Dung Quất của BSR hiện ở mức 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, chỉ bằng 2/3 công suất của đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn. Dù vậy, BSR vẫn phải cử người sang giúp đối thủ. Công suất của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sau khi mở rộng cũng chỉ...