Giải mã kết quả xét nghiệm máu
Trong phiếu kết quả xét nghiệm máu luôn có các cột: kết quả, trị số bình thường. Những chỉ số ấy có ý nghĩa gì, nó có “báo cáo” cụ thể các bệnh trong cơ thể không?
Máu do ba loại tế bào hợp thành là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Hồng cầu làm nhiệm vụ chuyên chở oxy từ phổi đến các cơ quan. Người trưởng thành bình thường có từ bốn-năm triệu hồng cầu/mm3 máu, phụ nữ thấp hơn đàn ông một chút. Tiểu cầu điều hòa sự đông đặc của máu. Nhờ vậy, đếm tế bào máu sẽ biết được máu loãng hay đặc, bệnh ung thư máu. Ngoài ra còn có huyết cầu tố, đây là “ xe” chở dưỡng khí. Nếu lượng huyết cầu tố thấp HGB hơn mức trị số bình thường có thể bị thiếu máu. Bạch cầu gồm năm loại khác nhau cùng chung nhiệm vụ tấn công các vi sinh vật gây bệnh. Mủ tại các vết thương là xác chết của bạch cầu và vi sinh vật gây bệnh tạo ra. Số lượng bạch cầu tăng hơn mức bình thường cũng báo động có… quân địch trong cơ thể (viêm nhiễm…).
Xét nghiệm máu còn phát hiện các loại vi-rút gây bệnh HIV, viêm gan siêu vi A, B, C… Khi bị các bệnh này, do cần điều trị ngay nên bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể. Bên cạnh phát hiện bệnh do lây nhiễm, máu còn “tố giác” nhiều mầm bệnh khác như tim mạch, huyết áp. TS Nguyễn Hoài Nam – Đại học Y Dược TP.HCM cho biết: “Cholesterol có hai loại, LDL hiện diện nhiều thì có hại cho cơ thể (chất này đem cholesterol do gan sản xuất ra các bộ phận khác trong cơ thể, nếu thừa sẽ gây xơ vữa, huyết khối)…, còn HDL có mặt đông đủ lại có ích cho sức khỏe vì chuyên chở cholesterol từ vùng xa về gan, hạ bớt mỡ trong các mạch máu. Vì thế, ngoài xem xét các chỉ số, cần xem thêm triglixerit, nếu tăng nên tìm thầy chữa bệnh. Khi cholesterol tăng mà không điều trị thì điều gì xảy ra? Chúng làm cho dòng chảy của máu chậm lại. Chính tốc độ này khiến hình thành các mảng xơ vữa trong lòng mạch máu. Đến một ngày, khi lòng mạch bị phá hủy hoàn toàn sẽ “bục”, nếu mạch máu ở não thì gây tai biến mạch máu não. Còn nếu mạch máu ở tim thì gây nhồi máu cơ tim…
Thông qua máu, nhiều cơ quan nội tạng báo cáo được tình hình sức khỏe của chúng. Hai men gan thường xuất hiện trong bảng kết quả là: SGOT (còn gọi là AST), SGPT (còn gọi là ALT). Đã có trường hợp phát hiện nhiễm viêm gan nhờ kết quả xét nghiệm cho thấy men gan tăng. Bác sĩ chuyên khoa gan chỉ định xét nghiệm tìm viêm gan siêu vi. Kết quả người bệnh bị viêm gan siêu vi C. Khi còn trẻ, dưới 40 tuổi, là phụ nữ (không hút thuốc, không uống rượu), số lượng vi-rút chưa nhiều… nên người bệnh đã được điều trị khỏi bệnh (không còn sự hiện diện của vi-rút trong máu).
Ngoài ra, các chỉ số khác như: Albumin giảm hơn chỉ số bình thường báo động nhiều nguyên nhân có thể là bị bệnh ở gan hoặc thận, suy dinh dưỡng, viêm…, Globulin tăng khi gan bị đau hoặc bị một bệnh nào đó…, Glucose: nồng độ đường trong máu thường là con số không đổi, người bình thường dưới 126mg/dl hay dưới 7mmol/l (các phòng xét nghiệm có thể cho kết quả là đơn vị này hoặc đơn vị kia). Bên cạnh xét nghiệm máu tìm bệnh tiểu đường, ngày nay còn có những xét nghiệm tiến bộ hơn để tìm ra những người tiền tiểu đường nhằm có biện pháp phòng bệnh từ xa. BS Phan Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán y khoa TP.HCM cho biết: “Xét nghiệm máu thấy đường huyết bình thường thì không thể biết được trước đó đã từng tăng cao hay chưa. Nhưng với chỉ số HbA1C thì biết được nhờ vào lời “tố cáo” của các hồng cầu tố”. Việc biết sớm tiền tiểu đường có giá trị sức khỏe rất lớn. Nhưng khi bị giảm đường huyết cần đi khám tìm nguyên nhân điều trị vì đó có thể đã bị bệnh gan, tuyến giáp…
Video đang HOT
Dấu vết còn lại sau khi tiêu hóa chất đạm trong máu là: Acid uric tăng ở những người ăn nhiều đạm, uống bia rượu… chỉ số này cao còn báo động bệnh gút. Những ai bị bệnh thận hoặc có thân nhân bị bệnh này rất rành các chỉ số về creatinin. Theo TS Phạm Văn Bùi – BV Nguyễn Tri Phương TP.HCM thì: “Chỉ số creatinin cao thì nên đi khám chuyên khoa thận niệu để điều trị vì thận đã suy”.
Phương Nam
Theo PNO
10 vấn đề sức khỏe phụ nữ cần kiểm tra
Theo các chuyên gia y tế, chị em phụ nữ cần kiểm tra sức khỏe bản thân thông qua những cuộc thăm khám, hoặc thực hiện các nội dung kiểm tra sức khỏe dưới đây, nhằm phòng ngừa bệnh tật một cách hiệu quả.
1. Chụp X-quang tuyến vú
Những phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh thấp chỉ nên chụp nhũ ảnh hai năm một lần từ tuổi 50 trở lên. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ và các tổ chức y tế lại không đồng ý với quan điểm này. Nếu nguy cơ ung thư vú của bạn tăng cao do tiền sử của gia đình thì bạn nên chụp X-quang tuyến vú hàng năm kể từ tuổi 40 (hoặc sớm hơn).
2. Kiểm tra da
Tỷ lệ người mắc bệnh ung thư da ngày càng gia tăng. Cách tốt nhất để ngăn ngừa chúng sớm là tự kiểm tra những nốt ruồi mới mọc hoặc có dấu hiệu bất thường mỗi tháng, đồng thời cần tiến hành việc khám da tổng quát ở những bệnh viện có chuyên khoa da liễu.
3. Khám mắt
Hầu hết phụ nữ đều gặp những rắc rối có liên quan đến thị lực với nhiều mức độ khác nhau, do họ luôn có nguy cơ bị khô mắt, và các bệnh tự miễn dịch cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt.
4. Khám tai
Để kiểm tra khả năng nghe của tai, cần thực hiện việc đo đồ thị nghe mỗi năm một lần khi bước sang tuổi 50 - thời điểm thính giác bắt đầu suy giảm. Tuy nhiên, nếu cảm thấy nghe không được rõ, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được khám sớm hơn.
5. Kiểm tra răng miệng
Mỗi năm một lần (hoặc sáu tháng một lần trong trường hợp bạn muốn lấy vôi và làm vệ sinh cho răng), bộ phận đảm nhiệm chức năng nhai của cơ thể cần được nha sĩ kiểm tra và chụp X-quang nhằm phát hiện kịp thời những bất thường. Tình trạng viêm nhiễm ở lợi hay sâu răng không chỉ khiến bạn khó chịu mà còn góp phần gây ra bệnh tim và tiểu đường.
6. Kiểm tra hormone kích thích tuyến giáp
Lạnh, mệt mỏi, táo bón hay tăng cân đều là những triệu chứng phổ biến của tình trạng suy giảm hoạt động tuyến giáp, một sự sụt giảm khả năng tiết hormone của tuyến giáp mà khoảng 10% phụ nữ gặp phải. Thông thường, việc xét nghiệm sẽ được thực hiện trong những lần khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, bạn cũng nên đi xét nghiệm máu sớm hơn nếu cảm thấy mình đang gặp phải những triệu chứng được mô tả ở trên.
7. Xét nghiệm máu
Từ tuổi 40 trở lên, phải kiểm tra mức cholesterol và đường huyết (nhằm phát hiện bệnh tiểu đường) mỗi năm, vì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và đau tim sẽ tăng cao trong độ tuổi này.
8. Xét nghiệm Pap (phết tế bào cổ tử cung)
Ngay từ độ tuổi 20, bất kể tiền sử về hoạt động tình dục như thế nào, mọi phụ nữ đều nên thực hiện xét nghiệm Pap (hay còn gọi là phết tế bào cổ tử cung - một xét nghiệm tế bào học để tìm ra những tế bào bất thường trong lớp mô của cổ tử cung) nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung.
9. Nội soi
Những người từ 50 tuổi trở lên sẽ được bác sĩ yêu cầu thực hiện xét nghiệm này và lặp lại khoảng 10 năm một lần. Trong trường hợp phát hiện có khối u thì việc nội soi phải được tiến hành thường xuyên hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần được nội soi sớm nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư ruột, hoặc gặp phải tình trạng chảy máu cùng những thay đổi bất thường khác có liên quan đến vấn đề tiêu hóa.
10. Kiểm tra về chứng trầm cảm
Một số câu hỏi đơn giản từ chuyên gia tâm lý về những hoạt động thể chất hàng ngày sẽ xác định được tình trạng trầm cảm, vốn ảnh hưởng đến khoảng 1/4 phụ nữ nhưng thường không được chẩn đoán và điều trị. Nếu quan tâm đến "sự khỏe mạnh" của tinh thần, hãy yêu cầu bác sĩ thực hiện cuộc kiểm tra tâm lý này.
Theo Eva
Rau cải xoong chống ung thư núi đôi Theo nghiên cứu của trường Đại học Southampton, Anh, "thực phẩm siêu cấp" rau cải xoong có thể "tắt" tín hiệu của một loại protein trong cơ thể, từ đó khiến tế bào ung thư núi đôi thiếu máu và khí oxy cung ứng mà chết. Nhân viên nghiên cứu đã để tình nguyện viên ăn 80gam rau cải xoong mỗi ngày. Thông...