Giải mã hộp đen làm rõ vụ 2 máy bay va chạm tại Nội Bài
Quá trình điều tra sự cố 2 máy bay Airbus va chạm tại sân bay Nội Bài – Hà Nội, tổ điều tra sẽ tiến hành giải mã hộp đen máy bay để làm rõ nguyên nhân và xác định các vấn đề liên quan.
Sự cố va chạm máy bay xảy ra ở sân bay Nội Bài ngày 2/11 (Ảnh: P. Long).
Ông Đinh Việt Thắng – Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam – cho PV Dân trí biết, việc điều tra sự cố 2 máy bay va chạm tại Nội Bài chưa kết thúc, có nhiều công việc mà tổ điều tra phải triển khai để làm rõ các vấn đề liên quan.
“Cần giải mã hộp đen, làm việc với các nhân viên liên quan theo quy định. Cần làm kỹ để ngăn ngừa các việc tương tự” – Cục trưởng Đinh Việt Thắng thông tin.
Hộp đen là thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay, là một thiết bị điện tử được thiết kế, đặt trong cấu tạo máy bay. Thiết bị này có chứa đựng những bằng chứng vô cùng quan trọng giúp các điều tra viên tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các sự cố máy bay.
Theo quy trình điều tra sự cố máy bay, tất cả các cá nhân có liên quan đều bị đình chỉ công tác để phục vụ công tác điều tra. Tổ điều tra sẽ khám nghiệm hiện trường, làm việc với các cá nhân và đơn vị liên quan tới việc khai thác, phục vụ chuyến bay; đọc ghi âm buồng lái; giải mã hộp đen máy bay…
Như Dân trí đã đưa tin, ngày 2/11, trong quá trình đẩy từ vị trí đỗ số 72 ra đường W11 để thực hiện chuyến bay QH1621 hành trình Nội Bài – Phú Quốc, phần cánh lái độ cao tàu bay VN-A222 đã va chạm vào phần vỏ phía trên của buồng lái tàu bay VN-A590 đang dừng đỗ tại vị trí 73A.
Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam đã thành lập tổ điều tra sự cố; chỉ đạo điều tra nguyên nhân vụ việc, rà soát quy trình kéo đẩy tàu bay và xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.
Nhiều nhân viên hàng không liên quan đã bị đình chỉ công tác để xác minh làm rõ sự việc, trong đó có kíp trực; tổ lái chuyến bay; chỉ huy kéo đẩy, nhân viên cảnh giới và hỗ trợ kéo đẩy tàu bay; nhân viên điều khiển phương tiện kéo đẩy tàu bay và kiểm soát viên không lưu điều hành tàu bay lăn.
Video đang HOT
Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam, các hãng hàng không và đơn vị quản lý, khai thác sân bay khẩn trương điều tra, xác định rõ nguyên nhân sự cố va chạm máy bay; bảo đảm tuyệt đối an toàn hàng không và không để xảy ra các sự cố tương tự.
Trên cơ sở kết luật điều tra, Cục Hàng không có trách nhiệm đưa ra các khuyến cáo an toàn cho các hãng hàng không và các đơn vị có liên quan; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Hàng loạt hành khách hủy vé máy bay đến Hà Nội
Nhiều hành khách có lịch bay đến Nội Bài đã hủy vé sau khi Hà Nội ban hành quy định cách ly tại nhà 7 ngày đối với người đến từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai...
Sáng 17/11, đại diện 3 hãng hàng không Vietnam Airlines, VietJet và Bamboo đều bày tỏ lo ngại quy định trên sẽ ảnh hưởng đến quyết định đến Hà Nội của hành khách, đặc biệt là những người chỉ đến thủ đô để công tác thay vì có nhà ở đó.
Nguy cơ chững nhịp bay nội địa
Trao đổi với Zing sáng 17/11, Cục trưởng Hàng không Đinh Việt Thắng cho biết đã chỉ đạo Cảng vụ Hàng không miền Nam phổ biến các yêu cầu mới của TP Hà Nội đến các đơn vị liên quan.
Đề cập đến quy định mới của TP Hà Nội, ông Thắng cho rằng địa phương có thẩm quyền ban hành các quy định cụ thể về phòng, chống dịch tại địa phương.
Nhiều máy bay đã phải nằm sân, không thể đưa vào khai thác vì tần suất bay hạn chế. Ảnh: Khánh Huyền.
"Khả năng tăng tần suất chuyến bay đến Hà Nội trong thời gian sắp tới là khó", ông Nguyễn Ngọc Trọng, Phó tổng giám đốc hãng hàng không Bamboo Airways chia sẻ với Zing.
Với tần suất bay như hiện tại, cộng với những rào cản từ phía địa phương, lãnh đạo Bamboo nhận định hoạt động hàng không thời gian này chỉ để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, còn mục tiêu có lãi của bản thân hãng hàng không thì còn xa vời.
Lãnh đạo hãng hàng không Vietjet cũng nhận xét quy định mới của TP Hà Nội sẽ ảnh hưởng đến quyết định di chuyển của hành khách khi họ phải cân nhắc chuyện cách ly tại nhà.
"Chúng tôi chia sẻ khó khăn của Hà Nội và các địa phương khác trong phòng, chống và kiểm soát dịch. Thực tế Vietjet đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có việc test miễn phí cho khách bay từ TP.HCM và Hà Nội để hạn chế khả năng có F0 di chuyển đến địa phương khác", vị này chia sẻ.
Lãnh đạo Vietjet cho rằng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128, đã có các hướng dẫn cụ thể của Bộ Y tế đối với hành khách tiêm đủ vaccine rồi. Các địa phương nên nhất quán làm theo quy định của Trung ương.
Số hành khách hủy vé máy bay đi Hà Nội tăng đột biến sau khi UBND Hà Nội ra công điện khẩn vào chiều tối 16/11, yêu cầu người tới từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và các tỉnh có nguy cơ cao phải tự cách ly 7 ngày ở nơi cư trú.
"Cả đêm qua tôi thức để giải quyết yêu cầu hủy vé máy bay cho khách", chị Ngọc Anh, chủ đại lý vé máy bay tại Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), phàn nàn với phóng viên. Hành khách của chị có người mất đến hơn 4 triệu đồng vì hủy vé khứ hồi chuyến bay TP.HCM - Hà Nội ngày 17/11.
Do khách mua hạng vé không được hoàn tiền hay bảo lưu, chị Ngọc Anh đành lên các hội nhóm sang nhượng vé máy bay để giúp khách bán lại vé. Tuy nhiên, điều khiến chị bất ngờ là trên nhóm cũng có rất nhiều người đang rao bán lại vé giống mình.
"Có hành khách là lãnh đạo doanh nghiệp xăng dầu. Họ đã đặt vé bay ra Hà Nội sáng ngày 17 để ký hợp đồng, dự định trở lại TP.HCM chiều 18 để kịp bắt chuyến bay đi nước ngoài. Khi nghe quy định mới của Hà Nội, họ sợ bị cách ly, lỡ mất chuyến bay đi nước ngoài nên đã hủy luôn không đi Hà Nội nữa", chị Ngọc Anh kể lại.
Chị Huyền Trang, chủ đại lý vé máy bay tại TP.HCM, cho biết giá vé máy bay chặng TP.HCM - Hà Nội giai đoạn giữa tháng 10 bị đẩy lên rất cao, đến mức 3-4 triệu đồng/vé mà khách vẫn mua do mỗi ngày chỉ có một chuyến. Đến nay, số chuyến bay đã tăng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu hành khách, giá vé vẫn cao so với thời điểm trước dịch, ở mức 2,5 triệu đồng.
"Các chặng bay nội địa đang trên đà phục hồi, chúng tôi mong sau 30/11 sẽ được tăng cường số chuyến bay. Nhưng tình hình Hà Nội bắt cách ly như thế này thì chắc chắn số khách mua vé chặng Hà Nội - TP.HCM lại giảm", chị Huyền Trang chia sẻ.
Quy định của Hà Nội là không cần thiết
"Đọc quy định mới của Hà Nội, tôi hiểu là thành phố đang mong muốn không có lây nhiễm trong cộng đồng. Nhưng với biến chủng Delta, mong muốn này là bất khả thi. Việt Nam đã xoay chuyển chiến lược chống dịch theo hướng chấp nhận có một mức độ lây nhiễm trong cộng đồng và sẽ dùng vaccine để giúp cho người bệnh không tử vong", TS Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam, nhận định.
Bà Thu Anh cho rằng thay vì hy vọng không có F0, Hà Nội nên tập trung vào 2 việc là hoàn tất tiêm vaccine Covid-19 cho nhóm người trên 65 tuổi và xây dựng hệ thống điều phối, phát hiện bệnh nhân trở nặng để điều trị thật tốt.
Hà Nội thí điểm thu dung điều trị F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ tại xã, phường, thị trấn từ ngày 17/11. Ảnh: Nhật Sinh.
Về tiến độ tiêm vaccine, nữ chuyên gia đánh giá Hà Nội đã làm rất tốt và còn ưu việt hơn các tỉnh khác ở chỗ được dồn vaccine một lần và tiêm dồn dập, mức kháng thể của cộng đồng rất cao và đồng đều.
Trong trường hợp TP Hà Nội muốn trì hoãn việc "chung sống với dịch" để có thêm thời gian chuẩn bị, bà Thu Anh cho rằng thành phố cần đưa ra những mốc tiến độ thật rõ ràng thay vì một chốc lại đưa ra quy định đột ngột khiến người dân "không kịp trở tay". Thực tế cho thấy thành phố đã có thời gian nhưng triển khai chậm chạp.
"Như việc thiết lập trạm y tế lưu động tại cơ sở hay điều trị F0 tại nhà đã được Bộ Y tế hướng dẫn từ rất lâu rồi. Hà Nội đã có kinh nghiệm tại ổ dịch Thanh Xuân Trung, đã thử nghiệm ở Gia Lâm nhưng vì sao đến giờ vẫn chưa chuẩn bị được?", chuyên gia y tế đặt câu hỏi.
Đồng quan điểm, PGS.TS. Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, đánh giá quy định của UBND Hà Nội về việc cách ly tại nhà người về từ các tỉnh là không dựa trên căn cứ thuyết phục nào.
"Người dân đã tiêm đủ vaccine rồi, xét nghiệm âm tính rồi thì không cần phải cách ly. Quy định của Hà Nội đi ngược với tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ về việc tạo điều kiện đi lại cho người dân", ông Nga khẳng định.
Theo công điện số 23 ngày 16/11 của UBND Hà Nội, người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh tới từ khu vực nguy cơ cao, rất cao (cấp độ 3 và 4, tương ứng màu da cam và đỏ) và tỉnh, thành phố có số ca mắc cao như TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai... phải cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú trong 7 ngày thay vì tự theo dõi sức khỏe. Việc xét nghiệm được thực hiện 2 lần vào ngày đầu tiên và thứ 7 của thời gian cách ly.
Đối với người chưa tiêm đủ liều hoặc chưa tiêm vaccine về từ khu vực nguy cơ cao phải cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú 7 ngày. Việc xét nghiệm được thực hiện vào ngày đầu và cuối của đợt cách ly. Sau đó, họ phải tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày.
Đầu tư xây 6 sân bay đã quy hoạch trong 10 năm tới Trong 10 năm tới giữ nguyên số lượng 28 sân bay đã quy hoạch và đầu tư xây dựng 6 sân bay trong số này. Giai đoạn đến năm 2050 bổ sung sân bay Cao Bằng vào quy hoạch và hình thành sân bay thứ hai hỗ trợ Nội Bài. Hai vị trí được xem xét quy hoạch sân bay Cao Bằng -...