Giải mã “hoa văn” bí ẩn trên sa mạc TQ
“Mô hình sa mạc này khả năng là sản phẩm của quá trình sử dụng công cụ có đầu nhọn trong nghiên cứu địa vật lý”.
Dựa trên việc phân tích hình ảnh vệ tinh trong khu vực, các chuyên gia cho biết cấu trúc bí ẩn gồm những chấm nhỏ giống như một bàn cờ khổng lồ trải dài hàng dặm ở cồn cát Tây Trung Quốc có thể là kết quả của các cuộc khảo sát địa chất tìm kiếm mỏ niken.
“Từ bản đồ vệ tinh, chúng ta dễ dàng nhìn thấy những kết cấu nhân tạo trên mặt đất, một mạng lưới tương đối lớn và dường như được tạo ra bởi nhiều gò đất hoặc hố tròn, nhỏ”, tác giả nghiên cứu – nhà vật lý Amelia Carolina Sparavigna đến từ Đại học Bách khoa Turin (Italy) phát biểu. “Mô hình sa mạc này khả năng là sản phẩm của quá trình sử dụng công cụ có đầu nhọn trong nghiên cứu địa vật lý”.
Năm 2010, Sparavigna bắt đầu xem xét hình ảnh mà vệ tinh Google Earth thu thập được từ sa mạc Taklamakan (Trung Quốc) để nghiên cứu kết cấu được gió tạo thành trong những cồn cát. Chính nhờ quá trình này, các nhà khảo cổ học nghiệp dư tìm thấy vài con đường xung quanh tàn tích của một vương quốc cổ đại nằm trên Con đường Tơ lụa gọi là Loulan. Trong hơn một ngàn năm, có rất nhiều đoàn người mang theo gia vị, lụa và nhiều mặt hàng phương Đông khác băng qua vùng đất khô cằn để đến châu Âu.
Video đang HOT
Mô hình bí ẩn gồm những chấm nhỏ giống như một bàn cờ khổng lồ. (Ảnh: Sparavigna)
Trong khi tìm kiếm dấu tích các vương quốc khác đã biến mất trong vùng, Sparavigna phát hiện ra một mạng lưới bí ẩn gồm các chấm nhỏ như vết châm bằng vật nhọn đầu được sắp xếp theo thiết kế của một bàn cờ, kéo dài 8 km. “Khá khó để nhìn trên bản đồ vệ tinh nhưng tôi đã thấy nó trải dài trên mặt đất”, Sparavigna nói.
Rõ ràng mô hình kỳ lạ đó là do con người tạo ra và chỉ mới xuất hiện vài năm gần đây. Về sau Sparavigna đã tìm thấy một bài viết trên báo Trung Quốc mô tả việc phát hiện một số lượng lớn niken bị chôn vùi dưới những đụn cát. Bà kết luận cấu trúc này là bằng chứng của các cuộc khảo sát địa chất. Thông thường, trước khi khai thác, nhà địa chất thường khoan lỗ để xác định thành phần của mỏ khoáng sản bên dưới bề mặt.
Đây không phải là lần đầu tiên Sparavigna sử dụng ảnh vệ tinh để làm sáng tỏ mô hình bí ẩn. “Theo tôi, nó có thể dự đoán cho các hoạt động khai thác cũng như sự phát triển của khu vực”, bà nói thêm.
Theo 24h
Người da đỏ biết ướp xác từ 5.000 năm trước
Người da đỏ Nam Mỹ thuộc nền văn hoá Chichorro sống trên sa mạc Atakama đã nắm được kỹ thuật biến người chết thành một xác ướp nhờ sự thay đổi khí hậu từ 5 đến 7 nghìn năm trước. Đó là kết luận của các nhà khảo cổ trong một công trình đăng tải Tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.
Nền văn hoá Chichorro xuất hiện cách đây khoảng 10 nghìn năm trên lãnh thổ của Peru và Chile ngày nay. Dân da đỏ sống trong những làng mạc nhỏ, ăn những loại thực phẩm đánh bắt từ biển khơi và sống vô cùng đơn giản. Chichorro là một trong những bộ lạc đầu tiên của thổ dân da đỏ Nam Mỹ nắm vững kỹ thuật ướp xác.
Kỹ thuật ướp xác của họ không mấy phức tạp, chỉ gồm vài giai đoạn. Trước hết, người ta mổ bụng người quá cố để lấy đi các nội tạng, não, da rồi đắp bằng đất sét và dán lên trên những mảng da đã bóc ra từ trước. Điều chưa rõ ở đây chỉ là họ ướp xác nhằm mục đích gì vì tục lệ của họ không tiến hành lễ nghi an táng và không có quan niệm về cuộc sống sau khi chết.
Nhóm các nhà khảo cổ học dưới sự lãnh đạo của Pablo Marquet thuộc Trường ĐH Thiên chúa giáo Chile tại Santiago đã theo dõi sự biến đổi khí hậu trên vùng sa mạc, sau khi nghiên cứu trầm tích băng hà ở Bolivia. Nếu biết được lịch sử phát triển của hồ băng có thể hiểu được sự biến đồi diện mạo của vùng Atakama thời cổ đại.
Người Chichorro đã biết ướp xác từ cách đây 5 ngàn năm
Theo Pablo Marquet và các đồng nghiệp của ông, hồ băng Sakhama che giấu trong lòng nó những dấu tích của hai giai đoạn có khí hậu tương đối ôn hoà và thuận lợi trên toàn vùng Atakama. Giai đoạn thứ nhất bắt đầu trước khi xuất hiện con người ở Tân thế giới vào khoảng 14 nghìn năm về trước và kéo dài chứng khoàng 3 thiên niên kỷ. Giai đoạn sau bắt đầu 7 nghìn năm trước và ngắn hơn, chỉ diễn ra trong 2000 năm.
Các nhà khoa học so sánh những tài liệu về khí hậu với những tài liệu khảo cổ, số lượng và quy mô những làng mạc tại Chinchorro vào những thời kỳ khác nhau rồi dùng các dữ kiện đó để mô hình hoá sự dao động về dân số các thổ dân da đỏ.
Kết quả cho phép họ kết luận: số dân trên sa mạc Atakama phát triển mạnh vào giai đoạn thứ hai, khi khí hậu trở nên dễ chịu rồi giảm xuống đột ngột khoảng 4,9 nghìn năm về trước. Sự "bùng nổ dân số" liên quan đến 2 yếu tố: nguồn nước và thực phẩm dồi dào. Nhờ vậy, Chinchorro chuyển sang cách sống định cư và bắt đầu tiến hoá về mặt văn hoá.
Một trong những sản phẩm của cuộc tiến hoá này là nghệ thuật ướp xác. Các nhà nghiên cứu cho rằng chính sa mạc Atakama gợi ý cho người da đỏ nét văn hoá này. Xác của những con vật sống trong sa mạc do khí hậu rất khô và ánh nắng mặt trời gay gắt nên hầu như không bị phân huỷ. Kỹ thuật ướp xác cũng dựa trên độ khô của không khí và sức nóng mặt trời.
Tuy nhiên, nguyên nhân vì sao họ lại tiến hành việc an táng người chết một cách phức tạp như vậy? Marquet và các đồng nghiệp cho rằng, kỹ thuật ướp xác xuất hiện là vì trong cuộc đời một người thổ dân Chinchirro đã có quá nhiều cái chết. Tính trung bình mỗi người dân trong một bộ lạc vài trăm người đã tham gia vào lễ an tàng vài chục người.
Theo 24h
Khủng long bạo chúa xé xác con mồi như thế nào? Theo nghiên cứu mới, khủng long bạo chúa Tyrannosaurus Rex sử dụng hàm và các chi rất khỏe để giết chết loài khủng long "bọc thép" Triceratops. Khủng long bạo chúa xé xác con Triceratops. Nghiên cứu mẫu hóa thạch còn sót lại của loài khủng long ba sừng Triceratops, các nhà khảo cổ Mỹ nhận định con vật là nạn nhân của...