Giải mã hiện tượng đau đầu khi ăn kem, khi nào thì cần tới gặp bác sĩ?
Đau đầu khi ăn kem hay còn gọi là hiện tượng “ não đóng băng” là phản ứng đột ngột của cơ thể khi ăn kem, đồ ăn lạnh,… phát sinh giữa trán và huyệt thái dương. Biểu hiện thường là các cơn đau nhói hoặc nhức buốt.
Hội chứng đau đầu khi ăn kem được ghi nhận từ những năm 1939 và được chính thức công nhận là một chứng đau đầu với nguyên nhân gây ra là thực phẩm/thức ăn lạnh từ năm 1988 do Hiệp hội nhức đầu Quốc tế (International Headache Society hay IHS).
Vào năm 2013 thì chứng đau đầu khi ăn kem đã được các chuyên gia và các nhà nghiên cứu đặt tên là “chứng đau đầu do kích thích lạnh”.
1. Đau đầu khi ăn kem là gì?
Đau đầu khi ăn kem (não đóng băng – Brain frezze) là những cơn đau đầu với thời gian ngắn, cơn nhức đầu có thể đến khi bạn đang ăn, đang uống hoặc kể cả là khi bạn hít phải một thứ gì đó cho cảm giác lạnh (không khí lạnh).
Người ta nhận thấy rằng ăn kem là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng này nhưng thực tế thì ngoài kem, các yếu tố như đá, đá bào cũng có thể gây ra hiện tượng tương tự.
Cơn đau đầu do ăn kem thường xuất hiện ở hai bên thái dương (Ảnh: Internet)
Khi chính thức được gọi là chứng đau đầu do kích thích lạnh thì nguyên nhân được tìm thấy còn là do khi đầu bạn không được bảo vệ khi nhiệt độ xuống thấp hay khi lặn trong nước lạnh.
Tin tốt: Hầu hết các cơn đau đầu do ăn kem đều sẽ biến mất nhanh chóng.
2. Dấu hiệu nhận biết cơn đau đầu khi ăn kem
Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến giúp bạn nhận biết một cơn đau đầu do ăn kem:
Video đang HOT
- Cảm giác đau nhói giống như bị kim đâm tại vùng trán
- Cơn đau kéo dài và đau nhất vào khoảng thời gian từ 20 – 60 giây và sẽ biến mất với thời gian tương tự
- Hiếm khi một người gặp cơn đóng băng não quá 5 phút
- Một số người có thể gặp hiện tượng buồn nôn.
Khi nào thì bạn cần tới gặp bác sĩ?
Mặc dù thời gian của cơn đau đầu không kéo dài lâu nhưng bạn không được chủ quan, nhất là khi triệu chứng cơn nhức đầu không thuyên giảm và không có dấu hiệu biến mất thì bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ.
3. Cơ chế gây đau đầu khi ăn kem
Nguyên nhân gây ra hiện tượng nhức đầu khi ăn kem lạnh là do niêm mạc họng bị tiếp xúc đột ngột với cơn lạnh khiến nó bị kích thích mạnh, lúc này những mạch máu và cơ vùng mặt đầu bị co lại dẫn tới hiện tượng co thắt động mạch ở thái dương sau đó nó lại giãn nở ra liên tục làm cho các dây thần kinh cảm giác trong miệng trở thành động mạch nở. Các dây thần kinh dẫn truyền cảm giác nhận được từ miệng và đưa lên não để xử lý.
Thông thường đau nhức sẽ phát sinh ở giữa trán hoặc gần huyệt thái dương.
Hay nói cách khác, hiện tượng đau đầu do ăn kem xảy ra do sự co thắt và giãn nở liên tục của những mạch máu bên trong vòm họng.
Yếu tố làm tăng nguy cơ
Bất cứ ai cũng đều có thể bị ảnh hưởng bởi cơn đau đầu khi ăn kem. Tuy vậy thì một số người bị đau nửa đầu hay nhạy cảm có thể thường xuyên bị hơn.
4. Phòng ngừa
Để có thể phòng ngừa cơn nhức đầu do ăn kem thì bạn cần tránh ăn và uống những thực phẩm lạnh, nếu muốn ăn/uống hãy ăn/uống chậm lại.
Với kem bạn có thể sử dụng thìa nhôm để giảm bớt độ lạnh trước khi đưa vào miệng.
Không nên ăn/uống đồ quá lạnh hay ăn/uống quá nhanh (Ảnh: Internet)
5. Mối quan hệ giữa hiện tượng đau đầu khi ăn kem và chứng đau nửa đầu
Một nhóm các nhà nghiên cứu còn cho rằng chứng đau đầu, buốt óc khi ăn đồ quá lạnh có thể có mối liên quan mật thiết với chứng đau nửa đầu.
Vào năm 2004, Macit Selekler, một nhà thần kinh học người Thổ Nhĩ Kỳ cùng với đồng nghiệp đã làm một thí nghiệm. Ông yêu cầu các tình nguyện viên đặt một khối nước đá nhỏ vào miệng. Kết quả của thí nghiệm cho thấy, có 60% các tình nguyện viên cảm thấy buốt óc và có 80% trong số bị chứng đau nửa đầu.
Đã có 9.000 thiếu niên trong độ tuổi từ 13 – 15 tuổi tình nguyện tham gia thí nghiệm. Có tới khoảng 40% trong số họ là cảm thấy bị buốt óc và có 15% trong số đó được xác nhận có sự xuất hiện của bệnh đau nửa đầu.
Cho tới nay, mối quan hệ mật thiết giữa hiện tượng đau đầu khi ăn kem và bệnh đau nửa đầu vẫn chưa có kết luận chính xác.
Tuy nhiên theo ý kiến các chuyên gia hiện nay, nếu một người có dấu hiệu của sự đau buốt óc sau khi ăn hoặc uống thực phẩm và đồ uống quá lạnh thì nhiều khả năng đó chính là triệu chứng nhận biết trước của bệnh đau nửa đầu.
[ẢNH] 5 thói quen làm mát cơ thể gây nguy hại cho sức khỏe của bạn
Mùa hè tới đem theo nắng nóng gây khó chịu cho cơ thể con người. Nhiều người để tránh nóng, làm mát và giải nhiệt cho cơ thể đã sử dụng nhiều cách như uống nước đá, sử dụng quạt máy, điều hòa, tắm...
Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cảnh báo, nếu làm mát cơ thể không đúng cách có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người.
Thời tiết mùa hè nóng bức khiến nhiều người có thói quen tắm muộn để hạ nhiệt và dễ ngủ hơn. Trên thực tế, thói quen làm mát cơ thể này có thể gây tổn hại cho sức khỏe
Vào buổi tối, nhiệt độ không khí giảm xuống nên tắm đêm có thể gây nên nhiều chứng bệnh khác nhau. Nếu nhẹ là đau đầu, mỏi cổ vai gáy, đau tay chân, tay chân cử động khó... Trường hợp nặng có thể gặp những chứng bệnh nguy hiểm gây tai biến, đột quỵ và tử vong
Cụ thể, nếu người trẻ tuổi tắm đêm sẽ khiến mạch máu bị co lại, nhất là khi tắm nước lạnh khiến việc lưu thông máu trở nên khó khăn, từ đó dễ gây ra đau đầu, đau vai. Lâu dần sẽ thành bệnh đau đầu kinh niên
Người cao tuổi có đặc điểm sinh lý như mạch máu bị co lại, lòng mạch máu bị xơ vữa (vôi hóa), máu cô đặc và quánh cao hơn người trẻ nên thường gặp chứng huyết áp cao. Nếu tắm vào các thời điểm đêm muộn, họ có khả năng bị đột quỵ cao hơn so với người trẻ
Các chuyên gia sức khỏe cũng lưu ý, ngay cả việc tắm nước nóng vào đêm muộn cũng không tốt. Nước nóng làm cho tĩnh mạch giãn ra, đồng thời giảm huyết áp. Những người huyết áp thấp, huyết áp không ổn định có thể bị giảm huyết áp đột ngột, rất nguy hiểm tới tính mạng
Ngoài ra, liên quan tới việc tắm vào mùa hè, các chuyên gia sức khỏe cũng cảnh báo việc tắm ngay khi cơ thể vận động mạnh ra nhiều mồ hôi cũng gây hại cho sức khỏe của bạn
Thông thường, sau khi vận động mạnh hoặc tập thể dục, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên, mồ hôi thoát ra nhiều hơn. Khi cơ thể ra nhiều mồ hôi, lỗ chân cũng mở rộng hơn. Nếu tắm vào lúc này, nước hoặc hơi nước sẽ ngấm qua lỗ chân lông vào da và trong cơ thể làm cho bạn dễ bị nhiễm lạnh, dẫn đến ho, sốt hoặc có nguy cơ viêm phổi
Bên cạnh đó, nhiệt độ cơ thể tăng lên, nếu bạn tắm để hạ nhiệt sẽ khiến nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột. Với những người có sức khỏe yếu, cơ thể không thích nghi kịp thời với sự thay đổi này sẽ gây ra nguy cơ choáng, ngất, thiếu máu lên não (do máu dồn về da), thậm chí dẫn đến đột quỵ...
U não ở trẻ em: 70% là ác tính, dấu hiệu nào cảnh báo nguy cơ? PGS.TS Đồng Văn Hệ, Phó Giám đốc BV Việt Đức cho biết, u não có rất nhiều dấu hiệu khác nhau, đôi khi rất mơ hồ. Có thể đó là dấu hiệu đau đầu, nôn, buồn nôn... 70% u não trẻ em là ung thư Theo PGS Hệ, u não không gặp nhiều ở người trẻ, trẻ em, nhưng khác với người lớn,...