“Giải mã” hiện tượng cử nhân thất nghiệp, làm trái nghề
Bộ GD-ĐT vừa đưa ra nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm hoặc làm trái chuyên ngành đào tạo. Trong các nguyên nhân này, Bộ GD-ĐT thừa nhận việc giao chỉ tiêu tuyển sinh là chưa hợp lý và chất lượng đào tạo chưa cao.
Trong bản báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận thừa nhận: “Thực tế hiện nay có tình trạng nhiều sinh viên (SV) tốt nghiệp không tìm được việc làm hoặc làm trái với chuyên ngành đào tạo”.
Lý giải về hiện tượng này, người đứng đầu ngành giáo dục đã chỉ ra các nguyên nhân chính. Cụ thể, từ khi tiến hành đổi mới, Nhà nước không phân công công tác cho các SV tốt nghiệp ra trường, dẫn đến quy mô, cơ cấu đào tạo của các trường đại học, cao đẳng không ăn khớp với nhu cầu của thị trường lao động.
Hiện nay, hệ thống quản lý lao động và việc làm ở cấp trung ương không cung cấp thông tin dự báo nguồn nhân lực theo trình độ và ngành đào tạo trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, không đưa ra các cảnh báo kịp thời cho các nhà trường và xã hội .
Cử nhân thất nghiệp có một phần xuất phát từ lỗi quy hoạch và đào tạo của ngành giáo dục (ảnh minh họa)
Các cơ sở giáo dục đại học tổ chức đào tạo chủ yếu dựa vào năng lực đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất, không tổ chức nghiên cứu để cập nhật, phát triển các chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội (chỉ đào tạo những ngành trường có khả năng, chưa đào tạo những ngành xã hội cần); Trong thời gian vừa qua, việc giao chỉ tiêu tuyển sinh chủ yếu căn cứ vào năng lực đào tạo của cơ sở giáo dục đại học mà chưa tính đến nhu cầu sử dụng nhân lực của xã hội.
Quyền đăng ký tuyển sinh và lựa chọn ngành đào tạo do người học tự quyết định. Xã hội hiện nay vẫn còn tư duy tập trung cho con đi học những ngành nghề hiện tại đang được đánh giá cao, không tính đến tương lai khi tốt nghiệp ra trường.
Và nguyên nhân cuối cùng là do suy thoái kinh tế trong 2 năm qua dẫn đến hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản, người lao động mất việc làm, làm cho sinh viên sau tốt nghiệp gặp càng nhiều khó khăn hơn trong công tác tìm kiếm việc làm.
“Để góp phần khắc phục tình trạng này, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược và Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của cả nước đến năm 2020, chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương xây dựng và phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân của bộ, ngành và địa phương” – Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết.
Video đang HOT
Về phía ngành, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho hay, Bộ GD-ĐT cũng đã và đang thực hiện các giải pháp như thành lập Trung tâm Hỗ trợ Đào tạo và Cung ứng nhân lực để điều tra, phân tích và dự báo nhu cầu nhân lực, tăng cường sự phối hợp gắn kết giữa các cơ sở đào đạo với các đơn vị sử dụng lao động.
Xem xét đánh giá lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng trong cả nước để đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, điều chỉnh một số chỉ tiêu, mục tiêu của Quy hoạch mạng lưới đến năm 2020 cho phù hợp với Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam, định hướng quy hoạch và phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu nhân lực của các địa phương; Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan nghiên cứu, thông báo về những ngành nghề mà xã hội đang có nhu cầu lớn cũng như các ngành đang dư thừa nhân lực.
Từ năm 2013, tạm dừng mở mới các ngành đào tạo đang thừa “đầu ra” như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán, đồng thờikiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, hạn chế thành lập mới các trường đại học đào tạo các ngành này; Chỉ đạo các cơ sở đào tạo rà soát, điều chỉnh quy mô và ngành nghề đào tạo cho phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương và nhu cầu xã hội.
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng sẽ tiếp tục phối hợp, hỗ trợ công tác tư vấn tuyển sinh của các trường đại học cao đẳng. Kiến nghị Chính phủ tăng cường chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương tổ chức điều tra về việc làm, dự báo nhu cầu nhân lực để có kế hoạch định hướng các cơ sở đào tạo xác định chỉ tiêu tuyển sinh và ngành đào tạo cho phù hợp nhu cầu nhân lực của các địa phương và các bộ, ngành; đồng thời giúp cho người học có cơ sở lựa chọn những ngành nghề có khả năng tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.
Nâng cao chất lượng đào tạo để giảm thất nghiệp
Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, trong những năm qua, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, ngành giáo dục và đào tạo đã nỗ lực thực hiện nhiều chương trình, giải pháp để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục, đặc biệt chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng mong muốn và kỳ vọng của nhân dân cũng như yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Nhìn chung, chất lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường còn nhiều hạn chế, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng sử dụng công nghê thông tin, năng lực ngoại ngữ và hoạt động xã hội của SV còn chưa đáp ứng tốt yêu cầu của người sử dụng lao động.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, Bộ GD-ĐT sẽ thực hiện các giải pháp như rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trong cả nước. Chỉ đạo chặt chẽ việc cho phép thành lập mới các trường đại học, cao đẳng bảo đảm yêu cầu về chất lượng theo quy định của Luật Giáo dục Đại học và các quy định của pháp luật , phù hợp với Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, đáp ứng nhu cầu nhân lực của các địa phương.
Xây dựng khung pháp lý, cơ chế đánh giá chất lượng giáo dục; Đổi mới quản lý quá trình dạy và học theo mô hình quản lý chất lượng đầu ra; Chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo chất lượng; Công khai chất lượng giáo dục và giải quyết cơ bản các hiên tượng tiêu cực trong kiểm tra, đánh giá và thi; Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học đôi mới chương trình đào tạo theo yêu cầu nâng cao trách nhiệm và năng lực, coi trọng việc trang bị cho sinh viên kỹ năng xã hội, “kỹ năng mềm”; Xây dựng chính sách tạo động lực tích cực đối với nhà giáo và cán bộ quản lý (đào tạo, bồi dưỡng, tuyên dụng, đãi ngô).
Thời gian tới Bộ GD-ĐT sẽ có nhiều giải pháp tích cực để cải thiện chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng với nhu cầu xã hội (ảnh minh họa)
Đặc biệt là Bộ GD-ĐT sẽ triển khai mạnh mẽ đào tạo theo nhu cầu của xã hội; tích cực triển khai các hợp đồng, thỏa thuận đào tạo, sử dụng nhân lực đã kí kết. Quy định trách nhiệm và cơ chế phù hợp để mở rộng các hình thức, nội dung liên kêt giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong đào tạo, sử dụng nhân lực và nghiên cứu chuyển giao công nghệ; khuyến khích mở các cơ sở giáo dục đại học trong các doanh nghiệp lớn nhằm thực hiện có hiệu quả việc cung cấp nhân lực trực tiếp cho các doanh nghiệp; huy động tối đa sự tham gia của các doanh nghiệp vào việc xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng chương trình và tham gia vào quá trình đào tạo, hỗ trợ trong việc bố trí chỗ thực tập và tuyển dụng HS, SV tốt nghiệp.
Chủ động đào tạo và cung ứng, đáp ứng nhu cầu nhân lực về số lượng, chất lượng theo ngành nghề, nhất là đối với các doanh nghiệp hoạt động tại vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, công nghệ cao; chú trọng việc phối hợp, liên kết trong đào tạo, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các cấp, gắn chặt với nhu cầu ngành, địa phương và toàn xã hội.
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng sẽ tăng cường công tác kiểm định chất lượng các trường đại học, cao đẳng; Đẩy mạnh công tác thanh tra việc đảm bảo các điều kiện hoạt động của các cơ sở giáo dục, kiên quyết đình chỉ hoạt động đào tạo đối với các cơ sở, các chương trình đào tạo không đủ điều kiện theo quy định. Đổi mới cơ chế tài chính và cơ chế quản lý đối với hoạt động khoa học và công nghệ ở các cơ sở giáo dục đại học. Tăng cường gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo.
Theo Dantri
"Nhắc nhở" Chánh án TAND tối cao về án treo tham nhũng
Kết luận về phiên trả lời chất vấn của Chánh án Trương Hòa Bình vừa qua, UB Thường vụ Quốc hội lưu ý không để án oan đối với người không phạm tội, đảm bảo áp dụng án treo đúng luật, nhất là đối với tội phạm tham nhũng, tội phạm lớn về kinh tế.
Bản thông báo kết luận của UB Thường vụ Quốc hội "nhắc nhở" Chánh án TAND tối cao 6 vấn đề.
Đầu tiên, UB Thường vụ yêu cầu ông Bình cần có kế hoạch cụ thể và chỉ đạo quyết liệt để bảo đảm thực hiện các chỉ tiêu của Quốc hội đã giao trong Nghị quyết 37 về công tác tư pháp năm 2013. Nội dung được nhấn mạnh là không để án oan đối với người không phạm tội, hạn chế tối đa những vụ án quá hạn theo luật định; bảo đảm áp dụng án treo theo đúng quy định của pháp luật, nhất là đối với tội phạm tham nhũng, tội phạm lớn về kinh tế; khắc phục triệt để tình trạng tuyên án không rõ ràng, gây khó khăn cho việc thi hành.
Từ phiên chất vấn, UB Thường vụ yêu cầu TAND tối cao nâng cao chất lượng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm, tăng tỷ lệ xử lý đơn đúng hạn quy định của luật; khắc phục triệt để tình trạng thiếu biên chế của ngành tòa án trong những năm qua, phấn đấu đến cuối năm 2014 hoàn thành việc tuyển dụng có chất lượng chỉ tiêu biên chế đã được UB Thường vụ giao.
Phiên chất vấn Chánh án Trương Hòa Bình và Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tại UB Thường vụ Quốc hội ngày 22/3.
Ngoài ra, Chánh án Trương Hòa Bình cũng được lưu ý tập trung nâng cao chất lượng công tác đào tạo bồi dưỡng thẩm phán, hội thẩm nhân dân, nâng cao trình độ đội ngũ thẩm phán, hội thẩm các cấp; bảo đảm chất lượng xét xử của Tòa án nhằm giảm tải án giám đốc thẩm ở Tòa án nhân dân tối cao. Tập trung chỉ đạo chặt chẽ công tác kiểm tra, thanh tra xét xử giám đốc thẩm, kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm, kể cả những vi phạm pháp luật của thẩm phán và của tòa án. Xử lý nghiêm cán bộ ngành tòa án vi phạm pháp luật.
Đối với Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận, người cũng đăng đàn trong phiên chất vấn ngày 22/3, UB Thường vụ Quốc hội cũng kết luận 6 nội dung cần chú ý.
UB Thường vụ Quốc hội yêu cầu Bộ trưởng GD-ĐT khẩn trương hoàn thiện đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, sớm áp dụng vào thực tiễn, tạo chuyển biến tích cực nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Người đứng đầu ngành giáo dục cũng được nhắc nhở tập trung quản lý chất lượng sách giáo khoa, sách tham khảo phục vụ học sinh các cấp học phổ thông, bảo đảm chất lượng, sự chuẩn mực về ngôn ngữ và lịch sử.
Ngoài ra, ông Luận còn được yêu cầu kịp thời chấn chỉnh, hạn chế tình trạng thừa giáo viên khá phổ biến ở nhiều địa phương hiện nay. Đồng thời tiếp tục thực hiện cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích bằng các giải pháp đổi mới công tác đề thi, công tác thi đua khen thưởng, việc đánh giá kết quả học tập. Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của giám đốc sở giáo dục và đào tạo và lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vấn đề này.
Lưu ý tiếp theo với Bộ trưởng Phạm Vũ Luận là điều chỉnh nội dung dạy và học theo hướng tinh giản; khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm các môn học chính; gắn giáo dục, đào tạo với dạy nghề và nhu cầu sử dụng nhân lực của các ngành, các địa phương....
Ngành giáo dục cũng cần phối hợp mở rộng tổ chức việc giảng dạy tiếng Việt cho con em người Việt Nam định cư ở nước ngoài, để cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng đóng góp tích cực hơn nữa cho phát triển đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong thời gian tới.
UB Thường vụ Quốc hội đề nghị Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, các đoàn và các vị đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát việc thực hiện lời hứa của các vị bộ trưởng, trưởng ngành để hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn ngày càng chất lượng, hiệu quả.
Theo Dantri
Các bộ trưởng "quá vô tình"? Chiều 22/3 vừa qua, khi chất vấn Bộ trưởng BộGiáo dụcvà Đào tạo Phạm Vũ Luận, Phó chủ nhiệm Ủy banPháp luậtcủa Quốc hội, đại biểu Lê Minh Thông đã nhắc đến một số bức thư ngỏ mà theo lời ông là đã gây xôn xao dư luận thời gian qua. Tác giả các bức thư này chính là TS. Trần Đăng Tuấn,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông lạ mặt xông vào hành hung nữ chủ tiệm cắt tóc ở Nghệ An

Phát hiện thi thể đang phân hủy dưới ghềnh đá ở bán đảo Sơn Trà

Vừa gặt lúa vừa xem điện thoại, người đàn ông bị sét đánh tử vong

Xử phạt tài xế xe tải lấn làn, vượt ẩu trên đèo quốc lộ 1D

Tạm đình chỉ giáo viên có hành vi bạo hành trẻ mầm non

Công ty may chi 5,2 tỷ đồng mời công nhân dự tiệc ở nhà hàng hạng sang

3 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn

Sự cố khiến metro Nhổn - Cầu Giấy bất ngờ dừng đột ngột

Toàn cảnh vụ lùm xùm quảng cáo sữa Milo

Dừng xe tải nhiều nghi vấn, cảnh sát phát hiện 1.200 lọ kem dưỡng da không nguồn gốc

Vụ CSGT bám víu chới với sau yên xe máy: Lời trần tình khó chấp nhận của tài xế

Đề nghị xử phạt và tiêu hủy hai lô mỹ phẩm có ca sĩ Đoàn Di Băng quảng cáo
Có thể bạn quan tâm

Clip hot: Đại mỹ nhân bỏ chạy khỏi thảm đỏ Cannes 2025 khiến hàng trăm phóng viên ngỡ ngàng
Hậu trường phim
23:36:29 23/05/2025
Cặp đôi ngôn tình đang hot điên đảo: Chemistry tung toé màn hình, nhà gái đẹp nhất Trung Quốc hiện tại
Phim châu á
23:32:09 23/05/2025
'Zootopia 2' tung teaser đầu tiên, hé lộ nhân vật và nhiều vùng đất mới, cùng sự trở lại của cáo Nick và thỏ Judy sau 9 năm vắng bóng
Phim âu mỹ
23:17:28 23/05/2025
Đề xuất tăng mức phạt nghệ sĩ, người nổi tiếng khi quảng cáo sai sự thật
Sao việt
22:58:06 23/05/2025
Liệu cái kết của "Cha tôi, người ở lại" sẽ giống phiên bản Trung Quốc?
Phim việt
22:48:29 23/05/2025
Mỹ sắp mở web bán 'thẻ vàng' nhập cư vào tuần tới
Thế giới
22:48:28 23/05/2025
Lĩnh án vì chém hàng xóm té xuống ao nước rồi bỏ mặc dẫn đến tử vong
Pháp luật
22:41:29 23/05/2025
Miley Cyrus có nguy cơ bị hỏng giọng hát
Nhạc quốc tế
22:39:41 23/05/2025
Phương Thanh nói về chuyện 'hết thời', tiết lộ về con gái 20 tuổi
Tv show
22:36:24 23/05/2025
Ana de Armas lên tiếng giữa lúc vướng tin hẹn hò Tom Cruise
Sao âu mỹ
22:33:48 23/05/2025