Giải mã hàng loạt doanh nghiệp địa ốc liên tiếp lỗ
Thị trường bất động sản 2020 chứng kiến nhiều khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp liên tiếp báo lỗ, giảm lợi nhuận…
Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang (mã CK: LGL) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất bán niên sau soát xét với những biến động khá lớn về lợi nhuận so với báo cáo tự lập công bố trước đó.
Cụ thể, doanh thu thuần của LGL trong nửa đầu năm 2020 đạt 73,8 tỷ đồng, giảm tới 92% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau khi trừ các chi phí, lợi nhuận sau thuế của LGL âm 58,2 tỷ đồng, gấp hơn 10 lần so với con số lỗ 5,5 tỷ đồng trong báo cáo tự lập.
Dự án 69 Vũ Trọng Phụng của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang.
Giải trình về sự chênh lệch trên, Ban lãnh đạo Long Giang Land cho biết, trong kỳ tập hợp bổ sung các chi phí do Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá Trung ương góp vốn vào dự án Vũ Trọng Phụng để xác định giá thành hàng hoá bất động sản thuộc dự án này số tiền là 38,2 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, công ty cũng chuyển bổ sung giá vốn các căn hộ dự án 69 Vũ Trọng Phụng đã bàn giao hạch toán doanh thu 6 tháng đầu năm là gần 7,7 tỷ đồng; hạch toán chia lợi nhuận bổ sung từ lợi nhuận sau thuế dự án Thành Thái là 2,2 tỷ đồng.
Ngoài ra, công ty trích lập dự phòng các khoản đầu tư dài hạn theo báo cáo tài chính công ty con, công ty liên kết số tiền là 1,2 tỷ đồng, huỷ bút toán ghi nhận cổ tức từ Công ty Xuân Thuỷ số tiền là 1,1 tỷ đồng; kết chuyển bổ sung chi phí lãi vay quý 1/2020 số tiền 2,5 tỷ đồng, kết chuyển bổ sung chi phí khấu hao tài sản cố định số tiền 1,9 tỷ đồng…
Còn theo kết quả trên báo cáo tài chính bán niên sau soát xét của Công ty CP Phát triển đô thị Từ Liêm (mã NTL), kết thúc quý II doanh thu thuần giảm 101 tỷ đồng, giảm 68% với với cùng kỳ 2019. Doanh nghiệp này cũng cho biết doanh thu 2 quý đầu năm cũng sụt giảm nghiêm trọng, lợi nhuận gộp tương ứng giảm 47% còn 60 tỷ đồng. Trong khi đó, NTL cho biết chi phí bán hàng tăng đột biến gần 26 lần, kết quả công ty báo lãi giảm phân nửa so với cùng kỳ.
“Ông lớn” Đất Xanh (Mã DXG) cũng cho biết trong nửa đầu năm 2020 DXG lỗ ròng hơn 488 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, thời gian qua, thị trường bất động sản khá trầm lắng, giao dịch mua bán nhà giảm khoảng 70%, doanh thu giảm 80%, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp bất động sản gặp khó về dòng tiền và thanh khoản.
Theo ông Châu, tỷ lệ người mua nhà gặp khó khăn tài chính, không trả được lãi vay ngân hàng, nên phải xin thanh lý hợp đồng mua nhà hiện chiếm khoảng 10%. Tuy nhiên, ông Châu khẳng định, hiện tượng bán tháo của một số cá nhân chưa thể hiện xu hướng chung của thị trường lúc này.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên số lượng doanh nghiệp lĩnh vực kinh doanh bất động sản giải thể nằm trong top đầu với 620 doanh nghiệp.
Nhiều dự án bất động sản tạm ngưng để 'nghe ngóng' đợt bùng dịch thứ 2
Các chuyên gia cho biết thị trường bất động sản đang trong tình thế "nội công, ngoại kích" khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại.
Video đang HOT
Từ thời điểm tháng 4, thị trường bất động sản có dấu hiệu khởi sắc khi đại dịch Covid-19 tương đối nằm trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, đợt bùng nổ dịch bệnh thứ hai đang khiến thị trường hoang mang.
Tại tọa đàm "Bất động sản trong vòng xoáy bất định: Xoay chuyển và thích nghi" diễn ra sáng 4/8, các chuyên gia cho biết thị trường vốn đã gặp nhiều khó khăn từ 2019 lại có thêm cú sốc từ Covid-19 nên bị đẩy vào tình thế "nội công, ngoại kích".
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, ngay từ khi Tết bắt đầu, đã có một loạt tín hiệu rất xấu, sau đó đến đại dịch Covid-19, thị trường bất động sản đình trệ nghiêm trọng.
"Đến tháng 4, Việt Nam đã có dấu hiệu kiểm soát được đại dịch Covid-19, thị trường bắt đầu có dấu hiệu hồi phục mạnh mẽ. Tuy nhiên, đến khi Covid-19 tái bùng phát, các dự án cũng phải tạm ngưng để nghe ngóng và xem xét", ông Đính cho biết.
Đồng tình với quan điểm của ông Đính, TS. Võ Trí Thành cũng cho rằng, hiện tại, thị trường bất động sản vẫn đang gặp nhiều vấn đề. Bên ngoài là dịch bệnh Covid-19, bên trong là những vấn đề liên quan đến chính sách, lệch pha cung cầu... Câu chuyện quan trọng là nguồn cung bị hạn chế chứ không phải lực cầu giảm, bởi ngay trong giai đoạn Covid-19 lực cầu vẫn có.
Nhiều doanh nghiệp địa ốc đang tạm ngưng để nghe ngóng tình hình dịch bệnh trước đợt bùng phát thứ 2. Ảnh: Quỳnh Danh.
Đánh giá về mức độ tác động của dịch bệnh đến lĩnh vực bất động sản, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính - ngân hàng thì cho rằng bất động sản là một trong 8 lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Theo khảo sát, tổng giá trị sang nhượng bất động sản đã giảm 0,4% so với cùng kỳ trong 7 tháng đầu năm trong khi giá cổ phiếu ngành giảm tới 16% so với đầu năm, là 1 trong 10 lĩnh vực có giá cổ phiếu giảm mạnh nhất (chỉ số VNIdex giảm 14% so với đầu năm).
Trong khi đó, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh do Covid-19 tăng tới 98% so với cùng kỳ năm trước.
"Nói vậy để hiểu tác động của Covid -19 đối với doanh nghiệp bất động sản là rất lớn. Dù vậy, tôi cũng nhận thấy thị trường bất động sản cũng đang đối mặt với một số thách thức cũng như cơ hội mới", ông Lực nhấn mạnh.
Theo TS. Cấn Văn Lực, cả nhà đầu tư và người dân đang dần thay đổi lối sống, tiêu dùng, khẩu vị rủi ro sau đại dịch. Họ trở nên thận trọng hơn. Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, họ sẽ đắn đo hơn khi xuống tiền.
Thứ hai là khung pháp lý cho bất động sản vẫn rất chậm, ví dụ như dòng sản phẩm condotel sau 4 năm vẫn chưa có khung pháp lý rõ ràng.
Thứ ba là thách thức đến từ các kênh đầu tư khác. Trong thời điểm hiện nay, xuất hiện nhiều kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn bất động sản, trong đó đáng chú ý là kênh đầu tư vào vàng. Từ đầu năm tới giờ, vàng thế giới tăng 27%, trong khi tại Việt Nam, giá kim loại quý cũng đã tăng tới 29%.
"Dù vậy, chúng tôi vẫn nhận thấy cơ hội ở ba lĩnh vực liên quan đến bất động sản", chuyên gia Cấn Văn Lực đặt vấn đề.
Thứ nhất là cơ hội phát triển bất động sản công nghiệp nhờ việc dịch chuyển đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam. Thứ hai là logistics, trong một báo cáo mới công bố, Savills đánh giá Việt Nam là một trong ba thị trường hấp dẫn nhất châu Á về logistics. Thứ ba là nhu cầu về nhà ở với mức giá phải chăng hơn vẫn rất cao.
Địa ốc Chợ Lớn (RCL) nộp hồ sơ niêm yết gần 12,6 triệu cổ phiếu trên HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) thông báo nhận hồ sơ niêm yết của Công ty cổ phần Địa ốc Chợ Lớn ( Mã chứng khoán: RCL - hiện đang niêm yết trên HNX). Cụ thể, doanh nghiệp dự kiến sẽ niêm yết gần 12,6 triệu cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ là gần 126 tỷ đồng. Được biết, đóng...