Giải mã được bí ẩn về nguồn gốc Cái chết Đen
Cái chết Đen ( Black Death) là từ dùng để mô tả mức độ thảm khốc của trận đại dịch dịch hạch hoành hành tại nhiều nơi trên thế giới vào giữa thế kỷ XIV.
Sau nhiều thế kỷ tranh luận về nguồn gốc đại dịch, các nhà khoa học cuối cùng cũng tìm ra manh mối giúp giải mã bí ẩn này.
Khung cảnh trên đường phố London trong trận Đại dịch hạch năm 1665. Ảnh: Getty Images
Cái chết Đen là làn sóng đầu tiên mở màn cho đại dịch kéo dài gần 500 năm. Chỉ trong 8 năm, từ năm 1346 đến năm 1353, dịch bệnh này đã cướp đi sinh mạng của 60% dân số châu Âu, Trung Đông và châu Phi. Nhà sử học Philip Slavin, Phó Giáo sư tại Đại học Stirling (Scotland), thành viên nhóm nghiên cứu cho biết họ đã có thể chấm dứt những tranh cãi kéo dài nhiều thế kỷ về nguồn gốc của Cái chết Đen. Qua phân tích ADN từ những hài cốt còn sót lại trong một khu mộ cổ, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng nguồn gốc của trận dịch này là từ một khu vực của Kyrgyzstan. Nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Nature số ra ngày 15/6.
Trước đó, giáo sư Slavin đã tìm ra một manh mối thú vị tại khu mộ cổ có niên đại từ năm 1890 nằm ở khu vực ngày nay là miền Bắc của Kyrgyzstan. Số người được chôn cất trong giai đoạn 1338-1339 đã tăng mạnh với một số ngôi mộ ghi rõ nạn nhân tử vong do dịch hạch. Đáng chú ý, hai năm này chỉ cách thời điểm bùng phát đại dịch Cái chết Đen khoảng 7-8 năm. Giáo sư Slavin sau đó đã hợp tác với các chuyên gia nhằm kiểm tra ADN trong khu mộ. Họ đã lấy mẫu ADN trong răng của 7 người được chôn cất tại đây.
Theo nhà nghiên cứu Maria Spyrou của Đại học Tuebingen (Đức), đồng thời là tác giả công trình nghiên cứu, do răng chứa nhiều mạch máu, nên sẽ làm tăng cơ hội giúp các nhà khoa học tìm ra mầm bệnh dẫn đến cái chết của những người này.
Video đang HOT
Tiếp đó, các nhà khoa học đã giải mã trình tự gene, so sánh với ADN trong bộ dữ liệu về gene vi khuẩn và phát hiện chúng trùng khớp với vi khuẩn dịch hạch. ADN cũng cho thấy các dấu hiệu bị tổn thương, chứng tỏ những người này đã mắc bệnh khi tử vong.
Khởi nguồn của Cái chết Đen có liên quan đến sự kiện “Big Bang”, khi những chủng cũ của vi khuẩn dịch hạch mà bọ chét mang theo bắt đầu đột ngột tiến hóa. Các nhà khoa học từng cho rằng Cái chết Đen có thể xuất hiện sớm nhất từ thế kỷ thứ 10, song không thể xác định ngày cụ thể. Nhóm nghiên cứu đã cố gắng khôi phục bộ gene của vi khuẩn dịch hạch từ các mẫu bệnh phẩm và phát hiện ra rằng chủng gene tại khu mộ xuất hiện trước thời điểm vi khuẩn bắt đầu tiến hóa mạnh.
Những động vật sinh sống tại khu vực này cũng được tìm thấy mang cùng chủng vi khuẩn với những người cổ xưa, từ đó các nhà nghiên cứu đi đến kết luận rằng sự kiện “Big Bang” có thể đã xảy ra tại đây trong thời gian ngắn trước khi Cái chết Đen xuất hiện.
Tuy nhiên, theo giáo sư Michael Knapp tại Đại học Otago (New Zealand), nghiên cứu cũng có những hạn chế, khi sử dụng một lượng nhỏ mẫu phẩm. Việc có thêm thông tin về nhiều người, khoanh vùng thời gian và khu vực xa hơn sẽ giúp làm rõ ý nghĩa của dữ liệu này. Tuy nhiên, ông thừa nhận việc tìm thêm các mẫu là rất khó, đồng thời đánh giá nghiên cứu trên rất có giá trị.
Chuyên gia Sally Wasef tại Đại học Công nghệ Queensland (Australia) khẳng định nghiên cứu đã mang đến hy vọng giải mã được thêm nhiều bí ẩn khoa học cổ xưa khác. Nghiên cứu cũng cho thấy việc phục hồi ADN của những vi khuẩn cổ có thể giúp hé lộ bằng chứng về các vấn đề gây tranh cãi.
Tàu đắm 6 thế kỷ mang bộ xương lạ tiết lộ "bóng ma" giết chết 2/3 người châu Âu
Nguyên vẹn đến rùng mình, con tàu đắm Ma'agan Mikhael B hiện ra sau 6 thế kỷ ẩn dưới cát ngoài khơi biển Địa Trung Hải, gần bờ phía Israel, ẩn chứa một "nguồn thông tin bất thường".
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Haifa (Israel) đã khai quật và nghiên cứu con tàu đắm cổ. "Nguồn thông tin bất thường", theo cách gọi của tờ Ancient Origins, chính là những bộ xương nhỏ xíu, cũng nguyên vẹn đáng sợ như bản thân con tàu.
Theo bài công bố đăng trên website của Viện Nghiên cứu hàng hải Leon Recanati, Ma'agan Mikhael B là một tàu buôn dàu 25 mét, bị chìm ở độ sâu chỉ 3 mét ở khu vực cách bờ biển Israel 70 mét. Không ai nhìn thấy con tàu suốt nhiều thế kỷ qua, có thể vì nó bị vùi trong cát.
Con tàu đắm cổ được trục vớt - Ảnh: ĐẠI HỌC HAIFA
Con tàu đắm cổ "hiện hình" trong tình trạng nguyên vẹn đến kinh ngạc, từ các cấu trúc khung chính cho tới các vách ngăn, bậc cột buồm đều y như mới chìm ít ngày. Toàn bộ thân tàu với hàng hóa và đồ dùng hàng ngày của thủy thủ đoàn cũng còn nguyên.
Theo báo cáo vừa được đăng tải trên Journal of the Council for British Reasearch in the Levant, đây là phát hiện khảo cổ hàng hải Byzantine lớn nhất dọc bờ biển Israel từ trước đến nay. Đồ gốm Hồi giáo cổ đại trên tàu đặc biệt có giá trị về mặt lịch sử, bao gồm nhiều loại amphora - dạng bình cổ với 2 quai cầm, thân bầu, cổ thon.
Bên trong các bình gốm - đa số có nắp đậy - hàng hóa vẫn nguyên vẹn bao gồm những quả óc chó Thổ Nhĩ Kỳ và một loại nước mắm truyền thống của Biển Galilee. Các dụng cụ sửa chữa, đồ tạo tác gỗ, đồ thủy tinh, tiền xu... và cả hài cốt cũng được tìm thấy trên tàu.
Nhưng gây chú ý nhất là những bộ xương bé nhỏ: xương chuột, rất có thể là những con chuột mang theo "cái chết đen" từ những con bọ chét chúng mang trên người.
Con tàu và hàng hóa trên tàu nguyên vẹn bất thường, có thể do môi trường nước biển ở Địa Trung Hải kèm theo tình trạng bị vùi trong cát - Ảnh: Ảnh: ĐẠI HỌC HAIFA
Theo Business Insider, không rõ những con chuột này có mang bệnh không, nhưng chúng là bằng chứng hữu hình về cách mà chuột đã quá giang những con tàu buôn và đi khắp nơi vào những năm 1400. Đây là giai đoạn khủng khiếp của dịch hạch, lan tràn nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là châu Âu - nơi ước tính có 2/3 dân số đã bị quét sạch.
Kết quả phân tích xương cho thấy đó là loài chuột đen, được biết là đã đến Trung Đông trên các con tàu buôn từ Nam Á hơn 2.000 năm trước, tuy nhiên hình thái răng cho thấy những đặc điểm lai tạo kỳ lạ. Có thể chúng đã sống ở Tunisia hoặc Corsica trước khi lên tàu.
Thế giới đứng trước nỗi lo 'bùng phát' nhiều đại dịch Giới chuyên môn cảnh báo nguy cơ mầm bệnh từ động vật lây sang người đang gia tăng và có thể gây nên đại dịch mới. Dơi là loài dễ mang mầm bệnh lây từ động vật sang người. Ảnh AFP Với sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ tại nhiều nơi trên thế giới, nối gót đại dịch Covid-19, nhiều người...