Giải mã đàn tế nghìn năm phát lộ dưới Nhà Quốc hội
Đây là đàn tế có quy mô lớn, độc đáo chưa từng có trên thế giới.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, khu di tích tâm linh khai quật bên Tòa nhà Quốc hội (Ba Đình, Hà Nội) là đàn tế trời đất có từ thời kỳ đầu nhà Lý về thành Thăng Long định cư. Đây là đàn tế có quy mô lớn, độc đáo chưa từng có trên thế giới.
Đàn tế trời đất
PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho biết: Lúc đầu di tích mới khai quật, các nhà khoa học không biết gọi tên là gì. Vì từ trước đến giờ ở Việt Nam, cũng như trên thế giới chưa nơi nào khai quật được khu di tích như nơi đây. Các nhà khoa học nước ta mời chuyên gia nước ngoài về thẩm định, đánh giá nhưng vẫn nằm lại ở dự đoán. Có người đoán đó là đàn quảng chiếu, có người gọi là phấn liên hoa.
“Chúng tôi đã nghiên cứu qua nhiều sách vở, nhưng chưa có tư liệu nào nói về khu tâm linh này. Nhưng qua nghiên cứu trong “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn có nói: Đây là việc tính kế muôn đời cho đất nước, xây dựng nền tảng cho con cháu sau này. Vì thế, đã chọn Thăng Long là Kinh đô cũ của cao vương để định đô. Đây là vùng có thế đất tựa núi, nhìn sông, rồng cuộn hổ ngồi muôn đời đế vương. Việc đầu tiên khi đến vùng đất này nhà vua đã cho quần thần xây dựng một khu tâm linh, lập đàn tế lễ. Cầu cho quốc thái, dân an, dân chúng đời đời hưng thịnh”, ông Ngọc cho biết.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc, sau rất nhiều tranh cãi về tên gọi khu tâm linh này cuối cùng thống nhất gọi là đàn tế trời đất. Đàn tế này tồn tại từ năm 1010 – 1048. Đến năm 1048 vua Lý Thánh Tông cho xây dựng đàn Xã Tắc tế Xã thần (thần đất, thần nông) hai vị thần gắn liền với nền văn minh lúa nước. Đây là đàn tế lễ thay thế cho đàn tế trời đất đã xây dựng trước đây.
Đàn tế nghìn năm được khai quật, đang trong quá trình chờ phương án bảo tồn (chụp tại Hoàng thành Thăng Long).
Kiến trúc có một không hai
Theo các nhà khảo cổ học, khu tâm linh này nằm trong phạm vi ô lưới tọa độ trong Hoàng thành Thăng Long. Phạm vi phía Nam, phía Đông và phía Tây đã xuất lộ toàn bộ; phạm vi phía Bắc nằm trong ranh giới xây dựng gara ngầm của công trình Nhà Quốc hội. Địa tầng xuất lộ, cách bề mặt đất hiện tại 2,23m và bắt đầu xuất lộ từ độ sâu 6.548 đến 4.790mm so với độ cao mực nước biển. Từ dấu tích cột xuống đáy là 4,27m.
Hiện tại, mặt bằng kiến trúc được cấu tạo bởi 3 bộ phận: Mặt bằng kiến trúc trung tâm và hai mặt bằng phụ đối xứng hai bên. Mặt bằng hai kiến trúc phụ có cao độ tương đương nhau lần lượt là 4.622mm và 4688mm so với mực nước biển, cao hơn mặt bằng kiến trúc trung tâm 0,72m ( 3.967mm so với mực nước biển).
Tại kiến trúc trung tâm có khu hình vuông, diện tích khoảng 9,0m2 (kích thước bên ngoài 3,0mx 3,0m) được tạo thành các cọc gỗ (dài 4,1m) đường kính 14cm). Bên trong ở chính giữa 2,4m x 2,4m có 4 thanh xà gỗ được sắp xếp theo hướng Bắc – Nam – Đông – Tây. Liên kết với nhau bằng mộng khớp tạo thành khung hình vuông.
Trong lòng kiến trúc trung tâm, các nhà nghiên cứu tìm được 4 lá đề bằng gỗ, chạm khắc hình rồng, được sơn son, niên đại thuộc nhà Lý. Có một lá đề cân bị vỡ hai mảnh có thể ghép lại với nhau. Kích thước 9,0cm x 9,0 x 1,0cm chạm khắc trang trí hai con rồng thời Lý.
Video đang HOT
Dù trải qua hàng nghìn năm, nhưng khối gỗ vẫn nguyên vẹn (ảnh chụp tại Hoàng thành Thăng Long).
Bước đầu có thể đánh giá đây là loại hình kiến trúc đặc biệt liên quan đến các nghi lễ tâm đặc biệt trong vương triều Lý. Có thể nơi đây là trung tâm của khu Hoàng thành Thăng Long xưa kia. Với sự hiện diện của những chiếc lá đề gỗ chạm rồng được chôn ở bên trong kiến trúc trung tâm, có thể suy luận kiến trúc này liên quan đến một nghi lễ Phật giáo quan trọng của Vương triều nhà Lý. Đặc biệt khu di tích này nằm đối diện với điện Kính Thiên, có thể nó có liên quan tới quy hoạch tổng thể của Hoàng thành Thăng Long.
Theo đánh giá của PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc thì toàn bộ kiến trúc tâm linh này được xây dựng bằng gỗ. Những loại gỗ này thuộc vào nhóm gỗ quý, nhiều cây gỗ không bị mục. Đặc biệt, những chiếc lạt buộc gắn kết các thanh gỗ với nhau vẫn còn nguyên vẹn.
Ông Ngọc cho hay, ông đã từng tìm hiểu nhiều khu khảo cổ về tâm linh. Nhưng chưa từng thấy có đàn tế nào có quy mô lớn như vậy. Trên thế giới cũng chưa có đàn tế nào như thế. Đặc biệt hơn cả, di tích vẫn còn nguyên bản, nguyên trạng thái ban đầu. Đây có thể là di tích tâm linh có một không hai trên thế giới. Nó không chỉ là hoạt động về tâm linh đơn thuần mà nó còn khẳng định chủ quyền của nước Đại Việt xưa.
PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc cho biết: đây là khu tâm linh có một không hai trên thế giới.
Sau khi phát hiện di tích đặc biệt này, đã có nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá về giá trị cũng như đề ra phương án bảo tồn. “Đây là di tích đặc biệt, có giá trị văn hóa lớn. Vì thế, nhiều phương án bảo tồn đưa ra. Viện Khảo cổ học đã tiến hành nhiều cuộc hội thảo để các nhà nghiên cứu đánh giá giá trị và đề ra phương án bảo tồn.
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch, UBND TP Hà Nội đã khẩn trương báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về giá trị và phương án bảo tồn. Hiện các cơ quan, đang chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để thống nhất phương án bảo tồn”, TS Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội cho biết.
Nhiều nhà khoa học đề ra phương án bảo tồn khu di tích đặc biệt này. Trong đó, có người đưa ra ý kiến sẽ di chuyển di tích này đến một địa điểm khác. Có người đưa ra quan điểm sẽ lấy hiện vật lên và lấp di tích lại, sau này khoa học phát triển chúng ta sẽ đưa lên nghiên cứu. Nhưng theo ý kiến của PGS.TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học thì việc bảo tồn phải trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng khu di tích. Sẽ phải mời các chuyên gia nước ngoài tư vấn, hạng mục nào khu tâm linh bị hỏng thì phục dựng lại. Tuyệt đối, chúng ta không được xâm phạm tới di tích.
Trên thế giới, Trung Quốc và Nhật Bản là những nước có nhiều khu tâm linh được bảo tồn rất tốt. Vì vậy, khi bảo tồn khu đàn tế trời – đất trong Hoàng thành Thăng Long, chúng ta cần nhờ chuyên gia nước ngoài hỗ trợ. Dù thực hiện phương án bảo tồn nào, cũng phải giữ nguyên cái gốc của khu di tích.
Ông Vũ Thế Khanh (Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng UIA)
Theo Kiến Thức
Nhà Quốc hội: Hội tụ tinh hoa thợ xây dựng Việt Nam
"Toàn Ngành nhận thấy đây là vinh dự, tự hào, bởi không chỉ là Trụ sở làm việc của Quốc hội - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất (nằm trong khuôn viên Khu di tích Hoàng thành Thăng Long), biểu tượng cho sự tập trung ý chí và nguyện vọng của nhân dân, mà còn có ý nghĩa rất lớn về chính trị, tâm linh" - Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng.
Không gian hội trường gồm 2 tầng, tầng 1 với 600 chỗ ngồi của đại biểu Quốc hội và khách mời, tầng 2 bố trí hơn 300 chỗ ngồi của khách mời, khách dự thính.
Trọng trách của Tư lệnh ngành Xây dựng
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng chia sẻ, bên cạnh những ý nghĩa đó, còn 2 điều làm Bộ trưởng lo lắng: Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một công trình xây dựng trụ sở cơ quan Trung ương lớn nhất, đòi hỏi kỹ thuật hiện đại, vượt kích cỡ, thi công phức tạp và thời gian lại rất gấp. Riêng hệ thống dây cơ điện động tại Tòa nhà dài khoảng 1.350km; 600km đường dây điện nhẹ; gần 400km đường dây cáp kết nối mạng LAN... Cạnh đó là hệ thống ống bảo vệ dây và cáp điện dài 200km; hệ thống điều hòa, thông gió, làm lạnh, hệ thống cấp nước, phòng cháy chữa cháy; đá treo tường...
Đặc biệt là hệ thống âm thanh phải sử dụng cùng một lúc cho 84 phòng họp lớn nhỏ. Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng cho rằng, để thực hiện việc này, BQLDA đã phải chỉ đạo tổ chức gần 50 nhà thầu với hàng chục nghìn công nhân thi công. Mỗi ngày bố trí làm 3 ca, ít nhất 1.500 - 2.000 người làm việc trên công trường; phải phối hợp hiệu quả, bảo đảm an toàn, chất lượng, bên cạnh đó cũng phải đặc biệt quan tâm đến chế độ bồi dưỡng cho anh em công nhân, không để xảy ra sự cố mất an toàn đối với người lao động. Để bảo đảm công tác an ninh hàng ngày, tất cả cán bộ, kỹ sư, công nhân làm việc tại công trường - ngoài việc đeo thẻ còn được kiểm tra an ninh bằng máy soi hiện đại.
Nhấn mạnh đến ý nghĩa, tầm quan trọng và thời gian hoàn thành công trình Nhà Quốc hội mới, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng chia sẻ, thấy thương anh em công nhân, kỹ sư, người lao động, bất kể ngày lễ, tết, họ sẵn sàng ở lại làm việc với tinh thần, nỗ lực cao nhất để đảm bảo tiến độ hoàn thành công trình... như sáng ngày mùng một Tết Giáp Ngọ, không khí làm việc của gần 500 công nhân, kỹ sư, người lao động và lãnh đạo BQLDA trên công trường diễn ra như ngày bình thường. Nếu không được như vậy khó hoàn thành đúng tiến độ, Bộ trưởng nhấn mạnh.
TCty Sông Đà - cơ hội ứng dụng công nghệ cao
Tại dự án Nhà Quốc hội, TCty Sông Đà được giao thi công gói thầu XL01 (phần móng và tầng hầm) và liên danh với TCty Xây dựng Hà Nội thi công gói thầu XL02 (kết cấu phần thân, mái và hoàn thiện...). Nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và ý nghĩa lịch sử của công trình Nhà Quốc hội, TCty đã tập trung lực lượng xe máy, thiết bị hiện đại, đặc chủng, đồng bộ, công nghệ thi công tiên tiến nhất thế giới, với đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề để thi công công trình.
Các đơn vị thi công của TCty Sông Đà gồm: Cty CP Sông Đà 5 có nhiệm vụ triển khai thi công 1/3 diện tích sàn của 2 tầng hầm của gói XL01 đồng thời đảm nhiệm 1/3 khối lượng của gói XL02.
Công trình Nhà Quốc hội đòi hỏi chất lượng, kỹ thuật cao, là cơ hội để TCty Sông Đà tiếp xúc với công nghệ cao trong xây dựng công trình dân dụng. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất đối với nhà thầu ở công trình Nhà Quốc hội là mặt bằng thi công quá hẹp. Có những công việc chỉ tiến hành được vào ban đêm (khoảng 5 tiếng/ngày). Vào lúc cao điểm, các dịp tổ chức hoạt động kỷ niệm, ngày lễ lớn của đất nước, lực lượng thi công phải dừng làm. Khó khăn nữa là việc bố trí nơi ăn ở cho CBCNV...
Với tinh thần quyết tâm cao, TCty đã khắc phục mọi khó khăn tập trung cao độ cho công trường. Dàn thiết bị mạnh nhất Sông Đà đã được tăng cường cho dự án trọng điểm Nhà Quốc hội.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thường xuyên thăm và động viên công nhân trên công trường nhà Quốc hội.
Hoàn thành công trình có ý nghĩa đặc biệt này, TCty Sông Đà một lần nữa đánh dấu bước ngoặt từ việc chuyên thi công các công trình thủy điện sang các công trình dân dụng với nhiều yếu tố khó khăn, phức tạp.
TCty COMA - dấu ấn siêu cột thép đặc biệt
Ở công trình Dự án Nhà Quốc hội, người COMA đã ghi dấu ấn bằng thành tích về thi công hạng mục siêu cột thép. Đây là thành công của việc khai thác ngoại lực, mở rộng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực sản xuất, chuyển giao công nghệ trên quan điểm cân bằng lợi ích giữa các bên.
Việc thi công 8 siêu cột có kết cấu đặc biệt, dạng tổ hợp cao 15m, thiết diện 3,8 x 2,2m, nặng 78 tấn là một nhiệm vụ phức tạp, lạ và hiếm gặp tại các công trình Việt Nam. Để hoàn thành nhiệm vụ này, TCty COMA đã đề xuất giải pháp sử dụng cẩu 1.250 tấn (cẩu có sức nâng lớn nhất từng được sử dụng trong công trình dân dụng ở Việt Nam). Mặc dù chi phí cho việc di chuyển thiết bị đặc biệt này không nhỏ nhưng so với hiệu quả của việc sử dụng cẩu mang lại: Bảo đảm tiến độ thi công, bảo đảm an toàn và chất lượng công trình... thì đây thực sự là bài toán kinh tế nổi trội. Người COMA nhận định kết cấu thép mái nhà Quốc hội không quá khó nhưng có đặc thù là hình thù phức tạp, kích thước lớn, nhiều mối hàn đòi hỏi kỹ thuật cao, dung sai tương đối khắt khe.
Phần khó nhất của công tác tổ hợp và lắp dựng sẽ tập trung ở 2 chi tiết: Vòng trung tâm khối lượng 20 tấn là điểm giao cuối cùng của 32 vì kèo. Nếu không quyết tâm cao và có phương án triển khai chặt chẽ thì với khối lượng công việc này thời gian triển khai có thể tăng gấp rưỡi so với tiến độ đặt ra.
LILAMA - đương đầu với khó khăn
Ngay từ đầu, Tổng giám đốc LILAMA đã yêu cầu tập trung mọi nguồn lực từ thiết bị, vật tư, tài chính, nhân lực... để hoàn thành công trình theo yêu cầu của Bộ Xây dựng.
Đảm nhận thi công hạng mục hệ thống điện và kết cấu thép của công trình, để đảm bảo hoàn thành các công việc theo yêu cầu, sau khi có thiết kế được phê duyệt LILAMA luôn duy trì trên công trình 30 kỹ sư và gần 400 công nhân kỹ thuật có tay nghề cao liên tục từ tháng 10/2013 đến tháng 8/2014 và liên tục tăng ca để đáp ứng tiến độ. LILAMA luôn tập trung đầy đủ máy móc thiết bị tốt nhất phục vụ thi công công trình, đặc biệt có một số thiết bị dụng cụ chưa từng được sử dụng ở Việt Nam (mặc dù LILAMA đã thi công rất nhiều công trình lớn ở Việt Nam) như thiết bị cắt gọt đầu cáp trung thế do cáp đặc biệt nhập khẩu từ Đức và LILAMA phải cử cán bộ sang tận nhà máy sản xuất ở Đức để mua nhằm đảm bảo tiến độ cũng như an toàn cho hệ thống điện tòa nhà.
Ngoài ra, LILAMA cũng gặp không ít khó khăn cần phải giải quyết như: Đến tháng 9/1014 vẫn có những điều chỉnh để phù hợp với công năng sử dụng, trong khi vật tư thiết bị chủ yếu là nhập khẩu từ G7 hoặc châu Âu nên việc đặt hàng kịp tiến độ rất khó khăn. Các vật tư thiết bị năm 2014 gần như LILAMA phải chủ động đặt hàng vận chuyển bằng máy bay khiến chi phí tăng lên rất nhiều. Trong khi đó, công trình có trên 40 nhà thầu thi công nên công tác thi công luôn chồng chéo, việc phối hợp giữa các nhà thầu gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các phần việc của LILAMA thi công bị động hoàn toàn vì chỉ thi công sau khi các nhà thầu xây dựng, nội thất hoàn thành...
Tuy nhiên, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao và trực tiếp của Bộ Xây dựng và đặc biệt Thứ trưởng Cao Lại Quang gần như có mặt liên tục, giao ban ngay tại công trường nên một số khó khăn, vướng mắc, xung đột giao diện, phố hợp giữa các nhà thầu đều được giải quyết ngay.
Hiện nay, các phần việc của LILAMA đã hoàn thành chạy thử theo quy định và đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng tháng 10/2014.
Theo Xây Dựng
Hà Nội phân luồng giao thông quanh khu vực Nhà Quốc hội mới Để đảm bảo an ninh, trật tự và trật tự an toàn giao thông phục vụ công tác bảo vệ kỳ họp lần thứ tám Quốc hội khóa XIII (từ 13 giờ ngày 19/10-29/11/2014) tại Nhà Quốc hội mới, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Công an thành phố Hà Nội sẽ tạm cấm một số loại phương tiện không...