Giải mã cuộc tập trận lớn nhất thời chiến tranh biên giới 1979
Có thông tin nói thời chiến tranh biên giới 1979, quân ta tập trận với hàng trăm xe, chiếc đầu lên tới Lạng Sơn mà chiếc cuối vẫn chưa qua khỏi cầu chui Gia Lâm. Thực hư chuyện này thế nào?
Mục tiêu phản đột kích
Theo cuốn Lịch sử Sư đoàn 308 quân tiên phong, tháng 12/1980, Bộ Tổng Tham mưu và Bộ Tư lệnh Quân đoàn I trực tiếp chỉ đạo sư đoàn 308 tổ chức diễn tập quân sự. Đề mục diễn tập là “Sư đoàn bộ binh cơ giới hành quân trên đường đồi núi, nằm trong đội hình chiến đấu của quân đoàn, tiến hành phản đột kích trong hành tiến, đánh bại quân địch đột nhập tuyến phòng ngự của quân khu”.
Cuộc diễn tập này diễn ra sau gần 2 năm Sư đoàn 308 chuyển từ sư đoàn bộ binh thông thường sang sư đoàn bộ binh cơ giới. Tình huống đặt ra cho cuộc diễn tập là quân địch đột kích qua tuyến phòng ngự biên giới của bộ đội ta và tiến vào nội địa. Sư đoàn 308 tiến hành phản đột kích cơ giới để đánh bật chúng ra.
Đây là cuộc diễn tập lớn và quan trọng vì Sư đoàn 308 lúc đó là sư đoàn bộ binh cơ giới đầu tiên của quân đội ta. Bởi vậy cuộc diễn tập được đích thân Tổng Bí thư Lê Duẩn và Đại tướng Văn Tiến Dũng – Bộ trưởng Quốc phòng về huấn thị trước khi tiến hành. Tham gia vào cuộc diễn tập, ngoài lực lượng của toàn bộ Sư đoàn 308 bộ binh cơ giới, Quân đoàn I còn tăng cường cho một tiểu đoàn pháo 130mm thuộc Lữ đoàn pháo binh 45, một tiểu đoàn pháo cao xạ của Lữ đoàn 241, một tiểu đoàn công binh của Lữ đoàn 299, một đại đội vận tải, ba đội điều trị. Ngoài ra còn có hai đội sửa chữa xe pháo của Tổng cục Kỹ thuật cùng một phi đội máy bay tiêm kích bom (rất có thể là Su-2 vì giữa năm 1980 chúng ta đã có Su-22 và bắt đầu huấn luyện đại trà cho phi công ở Đà Nẵng).
Xe bọc thép BMP-1 của Sư đoàn 308 hành quân ra thao trường. Ảnh: Văn nghệ quân đội.
Đường hành quân diễn tập dài 240 km, đi qua 4 tuyến đường chiến lược: Đường 6, đường 1A, đường 5 và đường 13, vượt qua 2 sông lớn bằng cầu phao ở Khuyến Lương (rộng 400m) và phà Hồ (rộng 240m). Ngoài ra trên đường hành quân còn có 43 cầu, trong đó có 2 cầu lớn có xe lửa đi qua.
Đúng 9h sáng ngày 9/12/1980, sư đoàn nhận lệnh chuyển từ trạng thái sẵn sàng chiến đấu thường xuyên sang sẵn sàng chiến đấu cao. Chỉ sau 20 phút, sư đoàn đã cơ động ra tuyến xuất phát với đầu đủ xe, pháo các loại.
Nhiệm vụ trước mắt của sư đoàn là tiêu diệt “quân địch” từ Đào Trang đến Xuân Dương. Nhiệm vụ tiếp theo là phát triển đánh “địch” từ Đồng Quan, Nhưỡng Bạn, đưa thê đội 2 là trung đoàn bộ binh cơ giới 36 vào chiến đấu, truy kích, tiêu diệt “địch” đuổi chúng ra khỏi “biên giới tổ quốc”.
Su-22 của Không quân Việt Nam.
Ở giai đoạn 1, cuộc diễn tập thực hiện đúng kế hoạch. Bộ đội hành quân hỗn hợp đến vị trí tập kết chiến đấu. Sang giai đoạn 2, sư đoàn tổ chức phản đột kích dưới trời mưa tầm tã. Đúng 3 giờ ngày 13/12/1980, quân ta chiếm lĩnh trận địa xuất phát xung phong sau khi xe tăng, xe thiết giáp đột phá, bộ binh tiến vào chiến đấu trên các hướng chủ yếu và thứ yếu.
Giai đoạn 3 diễn ra trong 2 ngày 19 và 20/12. Sau đó sư đoàn chuyển sang phòng ngự. Suốt mấy ngày liền, thời tiết không thuận lợi. Đường quân sự làm gấp bị sạt lở nhiều quãng, các loại xe bánh lốp không cơ động được. Sư đoàn phải tạm trú quân tại chỗ.
Lương thực sẵn sàng chiến đấu sử dụng gần cạn, một bộ phận phải dùng máy bay lên thẳng để tiếp tế lương thực, nhưng cũng gặp khó khăn vì thời tiết xấu, sương mù dày đặc.
Video đang HOT
Các chiến sỹ quyết tâm khắc phục, ra sức san ủi, chống, chèn, kích, kéo, đưa xe qua những khúc “cua tay áo”, những “dốc cổng trời”, tiến lên trong mưa gió để hành quân tới đích. Nhờ đó cuộc diễn tập cũng kết thúc thắng lợi.
Xe bọc thép BMP-1 của Sư đoàn 308 trong huấn luyện. Ảnh: tạp chí Văn nghệ quân đội.
Sau diễn tập, Tư lệnh Quân đoàn I – Nguyễn Kiệm nhận xét: “Sư đoàn bộ binh cơ giới 308 đã khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ diễn tập. Trình độ tổ chức chỉ huy, trình độ nghiệp vụ của cơ quan, mức độ thành thạo của lái xe, pháo thủ, thông tin đã được nâng cao một bước rõ rệt, làm cơ sở để đánh giá khả năng cơ động và hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu… Tuy nhiên còn một số hạn chế; tai nạn giao thông do xe chạy nhanh, lái ẩu, xe hỏng trên dọc đường không được bảo dưỡng đầy đủ. Tổ chức hậu cần ở cơ sở còn yếu khiến một số bộ phận bị đói trong diễn tập”.
Cuộc diễn tập diễn ra trong bối cảnh biên giới phía Bắc tuy không còn đánh lớn nhưng áp lực quân sự của Trung Quốc vẫn rất nặng nề, tình huống quân Trung Quốc bất thần đột kích qua biên giới vẫn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Do vậy, cuộc diễn tập của Sư đoàn với mục tiêu phản đột kích rất thiết thực và phù hợp tình hình.
Sư đoàn bộ binh cơ giới đầu tiên
Sư đoàn 308 được gọi là quân tiên phong vì đây là sư đoàn đầu tiên được thành lập của Quân đội nhân dân Việt Nam (thành lập năm 1949). Đúng 30 năm sau, sư đoàn lại trở thành sư đoàn bộ binh cơ giới đầu tiên của quân đội ta.
Theo Lịch sử Sư đoàn 308 đã nói ở trên, tháng 4/1979, Bộ Tổng Tham mưu và Bộ Tư lệnh Quân đoàn I giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 308 mở lớp tập huấn chuyển binh chủng từ bộ binh sang bộ binh cơ giới. Lớp tập huấn gồm cán bộ của Sư đoàn 308, trung đoàn 24 (Sư đoàn 304) và một số cán bộ cơ quan Bộ Quốc phòng cùng các học viện, nhà trường trong toàn quân.
Pháo phản lực BM-14 của quân đội Việt Nam.
Lớp tập huấn đã diễn ra trong hai tháng 4 và 5/1979. Ngày 28/8/1979, theo quyết định số 705 của Bộ Tổng Tham mưu do Thượng tướng Lê Trọng Tấn ký, Sư đoàn bộ binh 308 chuyển thành Sư đoàn bộ binh cơ giới 308. Đây là sư đoàn bộ binh cơ giới đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Một sư đoàn bộ binh cơ giới khác với một sư đoàn bộ binh thông thường ở chỗ trong biên chế của nó có các loại xe tăng, xe bọc thép, xe chở quân để chuyển quân, cơ động… Trong khi các sư đoàn bộ binh thì không có.
Xe tăng T-54/55 của quân đội ta.
Theo nhiều nguồn tài liệu, hiện tại, sư đoàn bộ binh cơ giới 308 có trong biên chế 3 trung đoàn bộ binh cơ giới gồm: Trung đoàn 36, Trung đoàn 102, Trung đoàn 88. Ngoài ra có Trung đoàn 58 pháo binh và các tiểu đoàn phòng không, xe tăng, pháo phản lực, công binh, thông tin, trinh sát, vận tải…
Theo Wikipedia, Sư đoàn 308 được trang bị các loại xe tăng T-54/55, xe bọc thép chiến đấu BMP-1, xe bọc thép chở quân BTR-152, xe bọc thép trinh sát BRDM-2, pháo phản lực BM-13/13.
Trần Vũ
Theo_Người Đưa Tin
Cuộc họp nội các và quốc sách "4 không" của Tổng thống Thiệu
Tướng đề nghị đưa quân đi cứu Phước Long, Thiệu không đồng ý. Chỉ đến khi Phước Long thất thủ, Thiệu mới hoang mang và tổ chức truy điệu 3 ngày.
Cuốn sách "Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75" của nhà báo Trần Mai Hạnh viết về những ngày cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa vừa chính thức ra mắt. Nhà báo Trần Mai Hạnh chính là người có mặt chứng kiến và viết bài tường thuật đầu tiên của giới báo chí Việt Nam về những giờ phút lịch sử trưa 30/4/1975. Cuốn sách được viết dựa trên biên bản các cuộc họp, biên bản trả lời phỏng vấn và tự thú, thư từ, điện tín,... của tướng lĩnh Việt Nam Cộng Hòa trong những ngày tháng cuối cùng. Cuốn sách được viết theo trình tự thời gian. Nhân kỷ niệm 39 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2014), chúng tôi xin đăng tải những trích đoạn cuối cùng của cuốn sách, khi quân giải phóng tiến vào Sài Gòn.
Thiệu và quốc sách "4 không"
Không khí chiến tranh hầm hập Sài Gòn khi dòng người tị nạn từ Phước Long đổ về. Tổng Cục Thực phẩm thông báo không tổ chức chợ Tết cho công chức, quân nhân như mọi năm vì không có hàng hóa trong lúc vật giá leo thang. Tin sắp phát hành giấy bạc mệnh giá 5.000 đồng và 10.000 đồng làm xáo động đời sống người Sài Gòn.
Sáng 3/1/1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu triệu tập cuộc họp nội các tại Dinh Độc Lập với các nhân vật chủ chốt như: Phó Tổng thống Trần Văn Hương, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm; Trung tướng Đặng Văn Quang (Cố vấn an ninh quốc gia của Thiệu); Trung tướng Đồng Văn Khuyên (Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu kiêm Tổng Cục trưởng Tổng Cục Tiếp vận); Đại tướng Cao Văn Viên (Tổng Tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa).
Chân dung Nguyễn Văn Thiệu
Trung tướng Dư Quốc Đống (Tư lệnh Quân đoàn 3, đảm trách phòng thủ Sài Gòn) trình bày tình hình nguy cấp của Phước Long và Quân đoàn 3. Đống đề nghị Thiệu và Bộ Tổng Tham mưu điều ngay một Sư đoàn bộ binh hoặc Sư đoàn dù ứng cứu.
Đống chưa trình bày dứt, Thiệu đã đứng lên yêu cầu các thành viên nội các trước hết hãy cho ý kiến có nên tung lực lượng dự trữ chiến lược vào mặt trận Phước Long hay không? Vốn biết ý Thiệu nên không thành viên nào dự họp nêu ý kiến quyết liệt về việc phải tung quân giữ Phước Long đến cùng.
Từ khi hiệp định Paris được ký năm 1973, Thiệu đề ra quốc sách "4 không" (không để lọt vào tay đối phương bất cứ lãnh thổ, tiền đồn nào; không liên hiệp; không thương lượng; không có hoạt động của cộng sản hoặc đối lập ở trong nước). Không chỉ những buổi họp nội các mà tất cả cuộc họp bất thường hay hằng tháng với tư lệnh các quân đoàn, quân khu, binh chủng đều diễn ra tại Dinh Độc Lập thay vì ở Bộ Tổng Tham mưu như trước đây. Thiệu nắm quyền chủ tọa như là Tổng tư lệnh tối cao của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Thiệu nói: "... Căn cứ lực lượng địch trong vùng, chúng ta thấy địch có thể phản ứng mạnh và gây thương vong nặng nề cho quân đội Sài Gòn. Sự hiện diện của quân Bắc Việt trong vùng rất mạnh. Tốt nhất nên dành lực lượng để phòng thủ các khu vực khác có giá trị chiến lược hơn".
Đống lập tức đứng lên xin từ chức với lý do không đủ khả năng giải quyết tình hình quân sự của vùng 3. Quân đoàn 3 không thể tự xoay xở việc giải cứu Phước Long.
Yêu cầu từ chức của Đống sau 3 tháng nhận chức Tư lệnh đã bị Thiệu bác bỏ thẳng thừng.
Đến 6/1, Phước Long thất thủ. Sự kiện được đánh dấu vào 16h chiều cùng ngày, Đại tá Đỗ Công Thành (Tỉnh trưởng Phước Long) trúng đạn chết trong đám loạn quân khi đang cố vượt hàng rào đạn phía bắc để chạy qua sông Bé. 5.400 sĩ quan và lính của Trung đoàn 7 ném vào Phước Long chỉ còn chưa đầy 850 người sống sót.
Mặc dù lúc ấy đang cữ gió đông bắc khô hanh nhưng không hiểu sao lại có những cơn mưa xối xả đổ xuống cả Phước Long và Sài Gòn. Một tờ báo Sài Gòn ngày đó viết: "Dường như ngay cả ông trời cũng rơi nước mắt khóc cho Phước Long".
Ngay ngày hôm sau, Thiệu tuyên bố trên đài Sài Gòn: "Toàn quốc dành ba ngày truy điệu, cầu nguyện cho Phước Long".
Lên gân trong hoang mang
Quyền Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hòa Ngô Khắc Tỉnh đã chủ trì buổi họp báo gồm đầy đủ ký giả nhưng không trả lời bất cứ câu hỏi nào ngoài việc phát bản tuyên cáo về tình hình Phước Long.
Trái lại, cuộc họp báo sau đó mấy ngày của đoàn đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Tân Sơn Nhất do Đại tá Võ Đông Giang chủ trì hết sức sôi động.
Đại tá Giang đã trả lời các câu hỏi báo chí nêu: Lý do đánh chiếm Phước Long và đó có phải là vi phạm Hiệp định Paris không? Nếu tiếp tục tấn công như hiện nay, để bảo vệ Hiệp định thì Đại tá có thấy nguy cơ Hoa Kỳ trở lại can thiệp trực tiếp không?
Vị Đại tá nói rằng: "Chúng tôi đấu tranh chính nghĩa trên cả ba mặt trận: chính trị - quân sự - ngoại giao. Chúng tôi không loại trừ khả năng Hoa Kỳ sẽ can thiệp trắng trợn hơn nữa vào miền Nam Việt Nam. Nếu Hoa Kỳ làm như vậy thì sẽ không nhận được gì ngoài thất bại nặng nề hơn mà thôi".
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (phải) và Phó Tổng thống Trần Văn Hương năm 1972
Trong 3 ngày, Thiệu tổ chức nhiều hoạt động cầu nguyện, mít tinh tưởng niệm Phước Long. Đô trưởng Đỗ Kiến Nhiễu nói rằng sẽ có cuộc quyên tiền lớn trong đô thành giúp dân Phước Long tản cư về Sài Gòn và gia tăng đảm bảo an ninh đô thành. Cả tuần lễ trên đài phát thanh truyền hình Sài Gòn ra rả phát bài hát "Phước Long anh hùng".
Thiệu hô hào sẽ lấy lại Phước Long nhưng trên thực tế không có hành động quân sự nào. Mỹ lúc đầu hùng hổ cho tàu chở máy bay nguyên tử dẫn một lực lượng đặc nhiệm của hạm đội 7 từ Philippines tiến về bờ biển Việt Nam. Sư đoàn 3 thủy quân lục chiến Mỹ ở Okinaoa được đặt trong tình trạng báo động khẩn cấp... Nhưng cuối cùng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ buộc phải bỏ qua sự kiện Phước Long và tuyên bố: "Đây chưa phải là cuộc tấn công ồ ạt của Bắc Việt Nam".
Bửu Viên, Cố vấn của Thủ tướng Trần Thiện Khiêm sau này kể lại rằng, trong buổi họp nội các, ông ta thấy rõ thái độ lo lắng, thất thần trong giọng điệu lên gân của Thiệu. Thái độ đó khác hẳn vẻ tự tin, quyết đoán, đôi lúc khôi hài của Thiệu.
Một tuần trước Tết Ất Mão (11/2/1975), phong trào nhân dân chống tham nhũng do linh mục Trần Hữu Thanh khởi xướng tung ra bản cáo trạng số 1 nêu rõ 4 trọng tội của Thiệu. Gần chục tờ báo đồng loạt đăng tải thông tin cáo trạng này, tố cáo hành vi tham nhũng của Thiệu cùng tướng lĩnh tay chân của ông ta trong nội các.
Mời các bạn đón đọc kỳ tiếp theo: Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và nỗi sợ ám sát, đảo chính vào 10h00 ngày 2/5.
Theo VNE
Việt-Trung thiết lập đường dây liên lạc ở các đồn biên phòng Chiều 25/11, tại Hà Nội, Trung tướng Phan Văn Giang, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiếp Thiếu tướng Khám Lập Khuê, Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu, Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Chiều 25/11, tại Hà Nội, Trung tướng Phan Văn Giang, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân...