Giải mã cuộc sống của những người thợ xây kim tự tháp Ai Cập
Để xây dựng nên các kim tự tháp Ai Cập, hàng ngàn người thợ làm việc từ sáng sớm đến tối muộn. Công việc của họ là đục đẽo các khối đá nặng vài tấn, vận chuyển đến nơi thi công và xếp chúng vào đúng vị trí.
Kim tự tháp Ai Cập nổi tiếng thế giới là kỳ quan hàng ngàn năm tuổi còn đến ngày nay. Những bí ẩn về kim tự tháp có sức hút lớn đối với giới chuyên gia và công chúng.
Một trong những bí ẩn lớn nhất về kim tự tháp do người Ai Cập cổ đại xây dựng là cuộc sống của những người thợ thi công công trình khổng lồ trường tồn với thời gian.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, lực lượng xây dựng kim tự tháp gồm khoảng 100.000 người. Họ là những người thợ lành nghề và được trả công cho công việc mình làm bằng bánh mì, bia cùng một số thực phẩm khác.
Trong số này, có những người thợ khai thác đá, người thì làm công việc vận chuyển và sắp xếp các khối đá nặng vài tấn vào đúng vị trí để tạo thành kim tự tháp khổng lồ.
Đến nay, cách những người thợ vận chuyển đá đến địa điểm xây dựng vẫn là bí ẩn lớn. Một số chuyên gia đưa ra nhận định những người thợ Ai Cập thời cổ đại có thể vận chuyển những khối đá vôi nặng vài tấn dọc sông Nile trên những con thuyền gỗ buộc chặt với nhau bằng dây thừng thông qua một hệ thống kênh đào được xây dựng đặc biệt dẫn tới cảng nội địa chỉ cách chân kim tự tháp vài mét. Đến nay, các nhà khoa học cố gắng tìm thêm bằng chứng để chứng minh quan điểm này.
Dù công việc vô cùng vất vả nhưng những người thợ làm việc liên tục suốt nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm để hoàn thành một kim tự tháp có kích thước khổng lồ dành cho các pharaoh.
Hàng ngàn người thợ thi công kim tự tháp cùng vợ con sống trong những ngôi nhà nằm trong một ngôi làng gần đó.
Các bữa ăn của họ chủ yếu là bánh mì, thịt bò, cừu… Thỉnh thoảng bữa ăn có món cá được đánh bắt từ sông Nile.
Trong trường hợp những người thợ qua đời, họ sẽ được chôn cất trong khu nghĩa địa gần ngôi làng sinh sống.
Hé lộ số phận lạ lùng của phiến đá cổ huyền thoại Ai Cập
Phiến đá cổ Rosetta của Ai Cập được tạo ra vào năm 196 trước Công nguyên. Cổ vật này cao 114 cm và rộng 72 cm. Vào năm 1799, người ta tìm thấy Rosetta. Về sau, hiện vật hàng ngàn năm tuổi 'lưu lạc' đến Anh.
Là một trong những cổ vật quý giá nhất có từ thời Ai Cập cổ đại, phiến đá cổ Rosetta được giới chuyên gia, nhà khảo cổ xem là báu vật. Nguyên do là vì nó giúp giới khoa học giải mã được một số bí ẩn về cuộc sống của người Ai Cập hàng ngàn năm trước.
Phiến đá Rosetta là khối đá bazan cao 114 cm và rộng 72 cm. Nó được pharaoh Ptolemy V cho người làm ra vào năm 196 trước Công nguyên.
Mục đích của pharaoh Ptolemy V khi tạo ra Rosetta là vì ông muốn tuyên bố với tất cả thần dân rằng ông là nhà vua hợp pháp của Ai Cập.
Để người dân có thể hiểu được nội dung trên phiến đá cổ Rosetta, pharaoh Ptolemy V cho người viết bằng 2 ngôn ngữ là: Ai Cập và Hy Lạp cổ đại.
Phải tới năm 1799, phiến đá Rosetta được một học giả, sĩ quan quân đội Pháp có tên Pierre Bouchard phát hiện tại khu vực đồng bằng sông Nile của Ai Cập.
Cổ vật quý giá này được tìm thấy trong bối cảnh hoàng đế Napoleon của Pháp chỉ huy quân đội chinh phạt Ai Cập.
Sau khi phát hiện phiến đá Rosetta, nhiều chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu của Pháp đến Ai Cập để nghiên cứu, giải mã những bí ẩn về cổ vật này.
Vào năm 1801, lực lượng Anh đánh bại quân đội Pháp tại Ai Cập. Theo đó, người Anh mang phiến đá Rosetta về nước.
Trong suốt nhiều thập kỷ sau đó, quan chức Ai Cập đề nghị Anh trả lại phiến đá Rosetta nhưng không thành công.
Do vậy, kể từ khi đưa đến Anh đến nay, phiến đá Rosetta được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Anh ở thủ đô London.
Mời độc giả xem video: Ai Cập mở nắp quan tài chứa xác ướp người phụ nữ còn nguyên vẹn suốt 3000 năm. Nguồn: VTV24.
Cuộc sống một ngày ở thời Ai Cập cổ đại diễn ra như thế nào? Xã hội thời Ai Cập cổ đại phân chia thành nhiều giai cấp khác nhau. Tùy thuộc vào tầng lớp mà bạn được sinh ra, cuộc sống của bạn sẽ khác rất nhiều.