Giải mã cơn sốt Sữa chua trân châu Hạ Long, vì sao mô hình kinh doanh này lại dễ lên ngôi như vậy?
Nếu 2018 là thời điểm trà sữa bùng nổ, 2019 là năm của các quán trà chanh thì 2020 lại đang chứng kiến làn sóng mới của một món đồ uống tưởng quen mà rất lạ: Sữa chua trân châu.
Từ đầu 2020 đến nay, sữa chua trân châu xuất hiện khắp nơi trên các phố phường Hà Nội. Dù có nhiều thương hiệu khác nhau nhưng điểm chung của mô hình này là không gian đơn giản, nhấn mạnh vào yếu tố hiện đại, trẻ trung.
Sữa chua trân châu, món chính của các quán này được làm từ sự kết hợp của sữa chua dẻo và trân châu đi kèm. Ngoài ra khách hàng có thể lựa chọn một số loại topping khác tùy theo sở thích như dừa khô, nho khô, chuối khô,…
Mặc dù là món đồ uống mới xuất hiện, lại khá đơn giản nhưng sữa chua trân châu đang rất được lòng giới trẻ. Không khó để bắt gặp hình ảnh các quán sữa chua trân châu kín khách vào ngày cuối tuần và dịp lễ. Chưa hết, sữa chua trân châu cũng là món ăn vặt được nhiều nhân viên văn phòng ưa thích vào thời điểm xế chiều.
Vậy vì sao mô hình kinh doanh này lại dễ lên ngôi như vậy?
1. Vốn đầu tư thấp hơn, thời gian thu hồi vốn nhanh
Video đang HOT
Về phía nhà đầu tư, không thể phủ nhận kinh doanh sữa chua trân là mô hình có chi phí ban đầu khá dễ chịu. Theo chia sẻ của nhiều chủ cơ sở, ương tự như trà chanh, sữa chua trân châu không cần nguồn vốn lên tới cả tỷ đồng mà chỉ dao động khoảng 200-400 triệu đồng, tùy theo vị trí và quy mô cửa hàng.
Nguyên nhân là bởi các quán kinh doanh sữa chua trân châu không đề cao yếu tố cầu kỳ trong thiết kế không gian, chỉ cần chỉn chu, có gu một chút là thu hút được khách hàng. Chuỗi sữa chua thường nhấn mạnh vào yếu tố đơn giản, gọn gàng, tạo cảm giác thân thiện với khách.
Chính vì vốn bỏ ra vừa phải nên điểm cộng của mô hình này là thời gian thu hồi vốn nhanh. Theo một số chủ cơ sở, lợi nhuận kinh doanh sữa chua trân châu khá hấp dẫn, dao động 20-30% với điều kiện hoạt động ổn định. Trung bình, với mức đầu tư 200 – 400 triệu đồng, cơ sở có thể thu hồi vốn sau 3-4 tháng.
2. Giá cả phải chăng, phù hợp với nhiều đối tượng
Về phía khách hàng, mức giá hợp lý là điểm mạnh của mô hình này. Nếu tại nhiều quán cà phê, trà sữa khách hàng có thể phải trả từ 50.000-70.000 đồng/ly-mức giá khá đắt đỏ khiến cho nhiều người “không dám” ghé thăm quán thường xuyên, thì với sữa chua trân châu, giá bán trung bình vào khoảng 25.000 đồng/ly.
Với mức giá này, sản phẩm có thể tiếp cận tệp khách hàng lớn và đa dạng, từ học sinh, sinh viên cho đến dân văn phòng, người lớn tuổi…. Từ đó tiềm năng phát triển và cơ hội đột phá doanh thu cho nhà đầu tư cũng dễ dàng hơn.
Ngoài ra, món sữa chua trân châu có cách làm không quá cầu kỳ, có thể tích hợp bán kèm với một số loại đồ uống khác như cà phê, kem,…để đem lại nguồn thu tốt hơn cho chủ quán.
3. Xu hướng tiêu dùng đồ uống tốt cho sức khỏe
Khách ngày càng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm có lợi cho sức khỏe, không chỉ là sản phẩm tiêu dùng hằng ngày mà các món đồ uống, ăn vặt cũng đang được người tiêu dùng chú ý.
Trong khi đó, sữa chua vốn là một sản phẩm chứa rất nhiều lợi khuẩn, được các chuyên gia khuyến khích dùng hàng ngày để giúp hệ tiêu hóa khỏe hơn và cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể. Hơn nữa, sữa chua kết hợp với những hạt trân châu tươi mềm, nước cốt dừa thơm ngậy sẽ tạo nên hương vị hấp dẫn. Đó cũng là một phần lý do khiến cho món sữa chua trân châu gây bão trong thời gian vừa qua.
Tạm kết
Chế biến từ các nguyên liệu quen thuộc nhưng bằng cách kết hợp mới lạ cộng với giá cả phải chăng, sữa chua trân châu mang đến sự khác biệt cho nhiều tầng lớp khách hàng. Tuy nhiên, chặng đường phía trước, các chuỗi sữa chua trân châu sẽ đủ sức trụ vững hay chỉ là một trào lưu ngắn hạn, nhanh chóng bùng lên để rồi giảm nhiệt sau đó, lại là câu hỏi không dễ trả lời. Chưa hết, với mô hình kinh doanh đồ uống ở khu vực phía Bắc, tương tự trà chanh, kem, chờ đợi các quán sẽ là một mùa đông dài phía trước.
Chỉ có một điều chắc chắn, nếu bản thân mỗi quán không liên tục gia tăng giá trị trải nghiệm cho khách hàng ngoài giải quyết những nhu cầu như ăn uống, trò truyện, thì họ sẽ khó thành công, chưa nói đến việc tồn tại trong thời điểm thị trường đang có hàng trăm quán, và các quán mới sẽ mọc lên ngày một dày đặc như hiện nay.
Kinh doanh bết bát, 'ông lớn' xăng dầu ôm nợ gần 4.000 tỷ đồng
Khoản vay, nợ thuê tài chính ngắn hạn của xăng dầu Thanh Lễ tăng 16% và dài hạn gấp gần 10 lần so hồi đầu năm 2019.
Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ (Thalexim, UPCoM: TLP) vừa ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đều giảm trong năm 2019.
Cụ thể, trong quý IV/2019, doanh thu thuần Thalexim đạt gần 2.877 tỷ đồng, giảm 23% so cùng kỳ. Doanh thu tài chính giảm còn hơn 1 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt 67 tỷ đồng, chủ yếu do giảm khoản lãi tiền gửi, tiền cho vay.
Kinh doanh bết bát, 'ông lớn' xăng dầu ôm nợ gần 4.000 tỷ đồng. Ảnh minh họa
Chi phí tài chính ghi nhận âm gần 4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ con số chi phí tài chính chiếm đến 124 tỷ đồng. Kết thúc quý IV/2019, Thalexim lãi ròng gần 51 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ.
Tính tới 31/12/2019, tổng tài sản Thalexim giảm 18% so đầu năm, đạt hơn 8.021 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn là 4.614 tỷ đồng, giảm 34%, nguyên nhân do tiền và tương đương tiền giảm 878 tỷ, các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn giảm gần 391 tỷ, trả trước cho người bán giảm 552 tỷ đồng, phải thu khác giảm 334 tỷ đồng.
Khoản nợ phải trả còn chiếm gần 5.484 tỷ đồng, tương đương giảm 28% do giảm khoản thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Tuy nhiên, khoản vay, nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng 16% và dài hạn gấp gần 10 lần so hồi đầu năm, lần lượt chiếm 3.935 tỷ đồng và 216 tỷ đồng.
Thalexim tiền thân là Xí nghiệp Quốc doanh Sơn mài Thanh Lễ có lịch sử từ năm 1991.
Tổng công ty này hiện có 11 đơn vị trực thuộc và 6 công ty thành viên, hoạt động ở ba lĩnh vực chính là kinh doanh xăng dầu, vận tải thủy và bất động sản. Trong đó, nhập khẩu và phân phối xăng dầu là mũi nhọn, chiếm phần lớn doanh thu hàng năm với hệ thống khoảng 900 cửa hàng đại lý xăng dầu (phần lớn ở 13 tỉnh thành phía Nam).
Vũ Đậu ( T/h)
Theo doisongphapluat.com
Dòng tiền âm 1.300 tỷ, vay nợ ngắn hạn lên 13.000 tỷ: Những con số đáng ngại của TGDĐ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm gần 1.300 tỷ, vay nợ ngắn hạn tăng hơn gấp đôi lên 13.000 tỷ... là những con số đáng ngại tại Thế giới di động trong năm 2019. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2019, tổng doanh thu của CTCP Thế giới Di động (HoSE: MWG) trong năm 2019 đạt 103.485...