Giải mã chuyện các VĐV Olympic hay cắn huy chương
Đa số các VĐV tại Olympic Rio 2016 đều cắn vào tấm HC vàng họ giành được, hành động đã diễn ra từ lâu trong lịch sử Thế vận hội cũng như nhiều sự kiện thể thao khác.
Trao huy chương cho những VĐV giành giải tại các nội dung thi đấu là nghi thức truyền thống bắt buộc. Nhưng đằng sau hành động cắn vào huy chương của các VĐV là không ít lý do mà đến giờ, ngay cả những sử gia Olympic cũng không thể khẳng định đâu là nguyên nhân đích thực.
Nadal và Marc Lopez cắn chiếc HC vàng đôi nam quần vợt mà họ đoạt được cho Tây Ban Nha hôm qua. Ảnh: Reuters.
Có ý kiến cho rằng VĐV muốn dùng răng để kiểm tra vàng thật hay giả. Cao bồi miền Tây nước Mỹ có thói quen cắn vàng để kiểm tra xem đó có phải vàng ròng. Răng người cứng hơn vàng thật, nhưng mềm hơn pyrit sắt (kim loại cũng có màu vàng sáng). Cắn vào vàng sẽ để lại vết răng, trong khi cắn vào kim loại khác có thể khiến người ta mẻ răng.
Nhưng cách lý giải này không có sức thuyết phục cao, bởi HC vàng tại các kỳ Thế vận hội hiện đại từ năm 1912 được làm ra chủ yếu từ bạc với tỷ lệ lên tới 92,5% và chỉ có một lớp vàng mỏng bao phủ bên ngoài hợp chất bạc. Các VĐV tham dự Olympic đều biết rõ HC vàng không được làm từ vàng nguyên chất. HC vàng ở Olympic Rio 2016 được chế tác với thành phần chủ yếu là hợp kim bạc và đồng, còn vàng chỉ chiếm tỷ lệ hơn 1% (có nguồn đưa chính xác là 1,34%).
Lý do có tính thuyết phục cao nhất là thói quen. Khi xem trên truyền hình và báo chí, các VĐV có thể thấy được hình ảnh nhiều VĐV khác cắn huy chương và họ bắt chước theo.
Mack Horton có thể cắn huy chương vì muốn bắt chước nhiều đàn anh, đàn chị đã làm việc này trước đó. Ảnh: Reuters.
Và thói quen đó có thể xuất phát từ chính cánh phóng viên tác nghiệp tại những buổi lễ trao huy chương, khi họ đề nghị các VĐV tạo dáng chụp ảnh.
Gần đây truyền hình NBC đã đặt ra câu hỏi về lý do cắn vào HC vàng đối với hai vận động viên Olympic. Cả hai người này đều cho biết rằng các phóng viên ảnh bảo họ làm vậy để chụp lại khoảnh khắc đặc biệt.
CNN trong cuộc phỏng vấn hồi năm 2012 nhân dịp Olympic London cũng tìm được cách lý giải tương tự. Khi đó, ông David Wallechinsky, Chủ tịch Hiệp hội các sử gia Olympic quốc tế, phát biểu: “Hành động cắn huy chương đã trở thành một nỗi ám ảnh với các phóng viên ảnh. Tôi nghĩ họ coi đó là góc hình biểu tượng của khoảnh khắc hoàn hảo, tạo ra những bức ảnh mà họ có thể bán được. Còn bình thường, tôi không nghĩ các VĐV thích cắn huy chương”.
Mireia Belmonte Garcia mừng chiếc HC vàng 200m bướm nữ hôm 12.8. Ảnh: AFP.
Franck Fife, phóng viên ảnh thể thao của AFP, cũng từng khẳng định hành động cắn huy chương của VĐV chủ yếu xuất phát từ yêu cầu của phóng viên. Ông nói: “VĐV luôn phải làm gì đó với chiếc huy chương của họ để tạo góc hình mà phóng viên cho là ấn tượng”.
Theo Dân Việt
Tin tặc Trung Quốc bị nghi ngờ tấn công trang web Australia
Trang mạng của Hiệp hội Bơi lội Australia đã bất ngờ bị tin tặc tấn công, theo đó, đang có những hoài nghi hacker Trung Quốc nhúng tay vào vụ việc.
Theo Thenewdaily.com.au, trang mạng của Hiệp hội bơi lội Australia có thể đã bị hacker tấn công DDoS, làm cho người dùng không thể truy cập trang thông tin này. Hiện tại, vấn đề đã được khắc phục, nhưng trang web chuyển sang chế độ "luôn cảnh giác ở mức cao nhất".
Người dùng Internet khi click vào website phải chờ vài giây mới được phép truy cập vào nội dung. Đây là bước kiểm tra tính chính xác của từng người dùng khi truy cập vào trang web nhằm đảm bảo họ không làm gì sai trái.
Căng thẳng giữa Sun Yang (trái) và Mack Horton đang leo thang tại Olympic Rio 2016. Ảnh: Internet.
Vụ việc nói trên xảy ra ở thời điểm rất nhạy cảm sau khi căng thẳng giữa kình ngư Mack Horton (Australia) và Sun Yang (Trung Quốc) tại Olympic Rio 2016 bị đẩy lên mức cao trào. Horton từng vấp phải làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng mạng Trung Quốc, họ yêu cầu kình ngư này phải xin lỗi Sun Yang vì xúc phạm tay bơi của nước họ.
"Tôi không có thời gian hay sự tôn trọng cho kẻ dùng doping," Mack Horton bóng gió chuyện Sun Yang từng bị cấm thi đấu 3 tháng hồi năm 2014 vì sử dụng doping.
Lúc này, Hiệp hội bơi lội Australia không bình luận về kẻ chủ mưu tấn công website của họ. Mọi chứng cứ đang được thu thập để trình lên chính quyền hòng phục vụ cho cuộc điều tra.
Chuyên gia bảo mật Marco Ostini thuộc tổ chức phi lợi nhuận AusCERT, chuyên bảo vệ cho các website khỏi những cuộc tấn công mạng, cho biết kiểu tấn công xảy ra với website của Hiệp hội bơi lội Australia rất thường xảy ra.
"Tôi không thể đưa ra chính xác số vụ tấn công như thế. Song, bản thân sẽ rất ngạc nhiên nếu Trung Quốc đứng đằng sau mọi thứ. Hẳn là một tay hacker nào đó muốn thể hiện mình bằng cách phá hoại website của Hiệp hội bơi lội Australia," ông Marco Ostini giải thích.
Về phần Mack Horton và Sun Yang, họ còn đụng độ nhau ở cự ly 1.500 m tự do nam. Trước đó, Sun Yang đã thất bại trước Mack Horton tại nội dung 400 m tự do nam.
Theo Zing
'Hàm răng của Sun Yang làm khán giả ám ảnh' Hàm răng mọc không đều của Sun Yang trở thành đề tài châm biếm của cư dân mạng, giữa lúc cuộc khẩu chiến của anh với Horton đang nóng bỏng. Cận cảnh hàm răng khấp khểnh của Sun Yang. Ảnh: Internet. Nhiều người bảo anh nên đi niềng răng. Ảnh: Internet. Những chiếc răng vừa mọc không đều lại vừa sắc nhọn. Ảnh:...