Giải mã chiến lược IPO lần thứ 2 của Alibaba
Alibaba Group Holding Ltd hiện đang là công ty đại chúng lớn nhất châu Á với vốn hoá 486 tỷ USD, niêm yết tại sàn chứng khoán New York. Tuy nhiên, gã khổng lồ thương mại điện tử này quyết định tiến hành lại thương vụ IPO tại Hồng Kông, khiến hàng loạt câu hỏi được đặt ra…
Alibaba kỳ vọng thu về tối thiểu 12 tỷ USD từ việc IPO tại Hồng Kông.
Tại sao Alibaba tiến hành IPO lần hai?
Với việc tiến hành bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) tại Hồng Kông, Alibaba có thể thu về ít nhất 12 tỷ USD, biến đây thành thương vụ bán cổ phần có giá trị lớn nhất tại sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông trong gần 1 thập kỷ qua.
Con số này gần bằng một nửa số tiền thu về từ việc IPO tại New York và sẽ trở thành thương vụ IPO lớn nhất trong năm nay nếu được hoàn thành trước khi công ty dầu mỏ Ả Rập Xê út Aramco tiến hành IPO.
Alibaba cho biết, quá trình IPO tại Hồng Kông là một bước quan trọng trong chiến lược mở rộng và cải thiện hiệu quả hoạt động tại thị trường toàn cầu, tiếp tục động lực sáng tạo.
Bên cạnh đó, Tập đoàn đang cố gắng duy trì đà tăng trưởng một cách bền vững, khi nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc và vướng vào các xung đột thương mại với Mỹ.
Việc niêm yết lần hai giúp thu hút dòng tiền mới, hỗ trợ Alibaba cạnh tranh với các đối thủ thương mại điện tử khác vốn đang lớn mạnh không ngừng.
Trong đó, “cuộc chiến” đáng chú ý nhất của Alibaba hiện tại là với Tencent và Baidu Inc tại lĩnh vực điện toán đám mây và giải trí, với Meituan Dianping tại lĩnh vực dịch vụ vận chuyển và giao đồ ăn.
Tại sao chọn Hồng Kông?
Video đang HOT
Có nhiều lý do để Hồng Kông trở thành lựa chọn lý tưởng với Alibaba, ngay cả khi thành phố này đang trong tình trạng bất ổn.
Việc niêm yết tại Hồng Kông giúp nhà đầu tư Đại lục có thể mua cổ phiếu của Alibaba thông qua mối kết nối giữa sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông với Thượng Hải và Thẩm Quyến.
Trước đó, nhà đầu tư Trung Quốc không thể tiến hành đầu tư cổ phiếu tại Mỹ nói riêng và nhiều thị trường khác nói chung bởi các quy định kiểm soát dòng tiền nghiêm ngặt của Bắc Kinh.
Bên cạnh đó, không ít ý kiến cho rằng, việc IPO tại Hồng Kông phần nào truyền tải thông điệp thể hiện một trong những doanh nghiệp thành công bậc nhất của Trung Quốc hoàn toàn tự tin trước tương lai của Hồng Kông, giữ vững quan điểm đây vẫn là trung tâm tài chính toàn cầu.
Chưa kể, việc IPO tại Hồng Kông cũng là phương án tự phòng hộ hoàn hảo khi các doanh nghiệp Trung Quốc đứng trước rủi ro bị huỷ niêm yết tại thị trường Mỹ, trong bối cảnh 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn trong giai đoạn chiến tranh thương mại.
Lúc này có phải là thời điểm phù hợp?
Giá cổ phiếu Alibaba tại sàn chứng khoán New York đã tăng khoảng 33% kể từ đầu năm tới nay và đang giao dịch ở gần mức cao nhất từ trước tới nay.
Điều này phần nào thể hiện sức hấp dẫn của cổ phiếu này trong mắt giới đầu tư toàn cầu, bởi đây rõ ràng không phải thời điểm thuận lợi cho một doanh nghiệp Trung Quốc trên đất Mỹ.
Đáng chú ý, theo giới chuyên gia, Alibaba “may mắn” khi tiến hành IPO vào lúc này, bởi Hồng Kông đang làm mọi thứ có thể để đảm bảo cho sự thành công của thương vụ.
Chẳng hạn, sàn chứng khoán Hồng Kông trước đây cấm các công ty niêm yết cổ phiếu lần hai trên sàn này, đồng thời không cho phép niêm yết cổ phiếu phân tầng (dual-class), nhưng gần đây các quy định đã được nới lỏng.
Alibaba dự kiến chỉ chào bán 2,5% lượng cổ phiếu IPO cho nhà đầu tư cá nhân, con số này chỉ bằng so với quy định về chào bán cổ phiếu ra công chúng của sàn Hồng Kông, nhưng vấn đề này dường như đã được bỏ qua.
Thực tế, Sở Giao dịch chứng khoán Hồng Kông (HKEx) đang chứng kiến lợi nhuận giảm mạnh nhất trong 3 năm qua. Việc đón nhận thương vụ IPO của Alibaba sẽ là cơ hội tốt nhất để HKEx vươn lên vị trí dẫn đầu năm 2019, thu hút sự chú ý của nhà đầu tư và thúc đẩy thanh khoản trên thị trường.
Lam Phong
Theo báo chí nước ngoài
Saudi Aramco 'qua mặt' Alibaba thành thương vụ IPO lớn nhất thế giới
Với đợt IPO sắp tới, Saudi Aramco hy vọng vượt qua Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc với kỷ lục 25 tỷ USD khi tiến hành IPO tại thị trường New York (Mỹ) năm 2014.
Một nhà máy của Tập đoàn năng lượng quốc gia Aramco. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tập đoàn năng lượng quốc gia Saudi Aramco của Saudi Arabia ngày 17/11 thông báo sẽ bán 1,5% cổ phần của tập đoàn này trong đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu tiên (IPO).
IPO được đánh giá là "khủng" này đã được thông báo trước đó trên sàn chứng khoán Riyadh. Saudi Arabia định giá tới 1.710 tỷ USD cho "gã khổng lồ" năng lượng này.
Ở đợt IPO này, Saudi Aramco hy vọng vượt qua Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc với kỷ lục 25 tỷ USD khi tiến hành IPO tại thị trường New York (Mỹ) năm 2014.
Saudi Aramco bắt đầu chào bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư với mức giá 8-8,5 USD/cổ phiếu. Với việc bán 1,5% cổ phần này, Saudi Aramco sẽ thu về 25,6 tỷ USD và trở thành đợt IPO lớn nhất thế giới.
[Tập đoàn năng lượng Aramco thông báo thời điểm bán cổ phiếu]
Một diễn biến khác, Alibaba cũng đang đặt mục tiêu huy động thêm 20 tỷ USD nữa, nhưng sẽ "chào bán" trên sàn chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc).
Dưới đây là một số thương vụ IPO lớn khác trên thế giới tính đến nay:
- Tập đoàn đa quốc gia SoftBank đã huy động 23,5 tỷ USD thông qua IPO doanh nghiệp di động năm 2018 và là đợt chào bán cổ phiếu lớn nhất của Nhật Bản.
- Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc thực hiện IPO năm 2010 tại Hong Kong và Thượng Hải, thu về 22,1 tỷ USD.
- Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC), lên sàn năm 2006, cũng giao dịch trên thị trường Hong Kong và Thượng Hải, với đợt IPO 21,9 tỷ USD.
- AIA Group, một đơn vị thuộc Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ, lên sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong năm 2010, với giá trị 20,5 tỷ USD.
- Visa Inc., tập đoàn thanh toán thẻ của Mỹ, phát hành IPO tại New York năm 2008, thu về 19,6 tỷ USD.
- NTT DoCoMo, nhà khai thác viễn thông di động Nhật Bản, tiến hành IPO tại Tokyo năm 1998, với tổng giá trị vào khoảng 18,4 tỷ USD.
- General Motors, "gã khổng lồ" ôtô của Mỹ, trở lại thị trường chứng khoán New York và Toronto năm 2010, sau khi được chính phủ "giải cứu" một năm rưỡi trước đó, đã huy động được 18,1 tỷ USD.
- Enel, tập đoàn năng lượng của Italy, bắt đầu giao dịch năm 1999 tại Milan và New York, thu về 17,4 tỷ USD.
- Facebook, mạng xã hội hàng đầu thế giới, đã ghi nhận đợt IPO lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ năm 2012 tại New York, huy động được 16 tỷ USD.
- NTT (Nippon Telegraph & Telephone Corp), tập đoàn viễn thông lớn nhất của Nhật Bản, từng thuộc sở hữu nhà nước, thực hiện cổ phần hóa năm 1986 tại Nhật Bản, thu về 13,6 tỷ USD.
- Deutsche Telekom, tập đoàn viễn thông của Đức, lên sàn giao dịch tại Frankfurt, New York và Tokyo năm 1996, huy động được 13 tỷ USD./.
Theo Minh Hằng (TTXVN/Vietnam )
Alibaba lên kế hoạch niêm yết trên Sàn chứng khoán Hong Kong trong quý III Theo các nguồn tin thân cận, Alibaba nhiều khả năng sẽ đưa ra kế hoạch niêm yết nói trên trong quý III/2019 và đây có thể là kế hoạch niêm yết có giá trị lớn nhất thế giới trong năm 2019. Một chi nhánh của Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba Group Holding Ltd. Ảnh: reuters Tình hình bất ổn tại Khu...