Giải mã “cây tình yêu” độc nhất vô nhị Việt Nam
Nguồn gốc ra đời cây tình yêu ở Đà Lạt độc nhất vô nhị Việt Nam là một điều thú vị mà không phải ai cũng biết.
Nằm trong khuôn viên khu du lịch Đồi Mộng Mơ ở thành phố Đà Lạt, “cây tình yêu” là một gốc cây kỳ lạ luôn thu hút sự chú ý của mọi người.
Ấn tượng đầu tiên về cây tình yêu là vẻ rực rỡ của vô số những dải lụa hồng, đỏ được treo trên các cánh cây.
Nhìn kỹ từng dải lụa này sẽ thấy những dòng chữ cầu tình duyên, tài lộc.
Để có một dải lụa treo trên cây, du khách sẽ mua ở quầy bán gần gốc cây và viết họ tên, năm sinh cùng mong ước của mình lên dải lụa. Theo quy ước, dải lụa màu hồng nhạt là tượng trưng cho tình yêu, màu đỏ là tài lộc.
Sau khi viết xong, người viết sẽ buộc một đầu dải lụa vào hòn đã nhỏ và ném lên cây.
Khi dải lụa đã “yên vị” trên cành cây, mong ước đã được gửi gắm thành công.
Video đang HOT
Nguồn gốc ra đời cây tình yêu ở Đà Lạt là một điều thú vị mà không phải ai cũng biết.
Thường bị lầm tưởng là một cây duy nhất, cây tình yêu thực chất là hai gốc cây khác loài sống bám vào nhau, gồm một cây đa lá mít ( Ficus beng ha lensis Lindl ) và một cây đa da trơn ( Ficus Lunta van). Cả hai đều là cây sinh trưởng tự nhiên trên đồi Mộng Mơ.
Từ việc “quyện vào nhau để sống”, hai gốc cây này đã con người được gán cho ý nghĩa mới, đó là sự gắn bó không thể tách rời trong tình yêu.
Theo_Kiến Thức
Du khách "bịt mũi" khi đến thác Cam Ly
Dòng thác Cam Ly từng là một địa điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất Đà Lạt, nhưng thời gian đây dần "thưa" bóng khách tham quan. Rác thải nổi lềnh bềnh, bốc mùi hôi thối khiến du khách phải bịt mũi mỗi lần ghé thác vãn cảnh.
Toàn cảnh dòng thác là một màu trắng xóa của bọt bẩn tạo thành, nước đen ngòm do dòng thác bị ô nhiễm nặng. Khi qua đến đoạn thác chảy, du khách phải đeo khẩu trang hoặc muốn chụp hình thì phải nín thở vì không tài nào chịu được mùi hôi.
Nước dòng thác Cam Ly là một màu đen ngòm
"Tôi không nghĩ đây là thác du lịch, toàn rác thải, mùi của nó thì không tài nào chịu nổi", một du khách đến từ TP Hồ Chí Minh cho hay.
Đôi bạn trẻ đi từ huyện Di Linh, Lâm Đồng lên thành phố Đà Lạt chơi, hớn hở ghé thác Cam Ly tham quan và chụp ảnh kỉ niệm nhưng ra về với vẻ mặt thất vọng. Trước lúc về cô bạn gái còn thốt lên: "Thác gì mà nước đen ngòm, chụp ảnh toàn thấy rác thôi à".
Một nhân viên làm việc tại đây cho biết, dạo gần đây thác Cam Ly rất ít khách. Người này cho biết thêm, do mùa này ít nước, thác cạn nên rác thải đọng lại. Đến mùa mưa mực nước dâng lên cao chảy mạnh cuốn trôi hết rác thải thì dòng thác trở lại bình thường.
Khu du lịch "thưa" khách tham quan
Ngoài rác thải, còn nhiều vật thể lạ nổi lềnh bềnh trên mặt nước trong thác
Phóng viên tìm gặp giám đốc khu du lịch thác Cam Ly (thuộc Công ty Dịch vụ du lịch Đà Lạt) để tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng ô nhiễm thác Cam Ly thì người này không có mặt tại khu di lịch và điện thoại cũng không liên lạc được.
Được biết, năm 1998 thác Cam Ly được xếp hạng thắng cảnh quốc gia. Đến năm 2011, công ty CP Dịch vụ Du lịch Đà lạt đã đầu tư 2 tỉ đồng để xây dựng đập cao su trên thượng nguồn thác Cam Ly. Khi nước đổ về đây sẽ được chặn lại, xử lý bằng hóa chất trước khi chảy xuống thác để hạn chế mức độ ô nhiễm.
Tuy nhiên đến nay, tình trạng ô nhiễm thác Cam Ly không những không khắc phục được, mà có nguy cơ trầm trọng hơn.
Ngọc Hà
Theo dantri
Bãi đá Mặt Trăng độc nhất vô nhị của Việt Nam Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, khốc liệt ở bãi đá Mặt Trăng, cao nguyên Đồng Văn khiến nhiều người ngỡ như mình đã lạc đến mặt trăng... " Địa hình mặt trăng" là tên gọi của một dạng cảnh quan đặc biệt xuất hiện tại một số khu vực trên cao nguyên đá Đồng Văn - di sản địa chất nổi tiếng...