Giải mã bí ẩn vụ nổ siêu khủng ở Siberia hơn 100 năm trước
Các nhà khoa học mới đưa ra giả thuyết hấp dẫn về thủ phạm gây ra vụ nổ siêu khủng ở Siberia hơn 100 năm trước.
Sáng ngày 30/6/1908, một vụ nổ kinh hoàng xảy ra ở rừng núi hẻo lánh ở Siberia, gần sông Podkamennaya Tunguska. Vụ nổ phá vỡ sự yên bình thường ngày ở khu vực rừng taiga dân cư thưa thớt, làm tan hoang, san phẳng 2.150 km2 diện tích rừng, quật đổ chừng 80 triệu thân cây.
Các nhân chứng mô tả đã trông thấy một quả cầu ánh sáng rực rỡ rơi xuống, một đợt sóng xung kích khiến cửa sổ, trần thạch cao của nhiều ngôi nhà cách hàng trăm dặm rơi vỡ.
Sự kiện Tunguska gây ra bởi một vụ nổ trên không của tiểu hành tinh hay sao chổi cách Trái Đất khoảng 5 – 10 km. Năng lượng của vụ nổ sau này được ước tính trong khoảng 10 đến 20 triệu tấn TNT, tương đương với Castle Bravo, Vũ khí hạt nhân mạnh nhất của Mỹ.
Theo tờ Sciencealert, sự kiện Tunguska được cho là vụ tác động lớn nhất từng được ghi chép lại trong lịch sử và chưa có lời giải thích thỏa đáng về nguyên nhân của vụ việc.
Đáng chú ý, người ta đã không tìm thấy bất cứ miệng hố va chạm nào tại hiện trường vụ việc. Mãi về sau, các cuộc tìm kiếm lớn nhỏ mở ra, các nhà khoa học mới phát hiện có các mảnh thiên thạch nhưng thủ phạm gây án vẫn là câu hỏi lớn.
Mới đây, nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học đại học Siberia cho kết quả giải thích một trong những vấn đề tồn tại lâu dài của thiên văn học – hiện tượng Tunguska.
Daniil Khrennikov, nhà thiên văn học, Đại học Siberia đã tiến hành nghiên cứu các điều kiện hoàn cảnh về tiểu hành tinh như đường kính từ 50-200 mét, ba vật liệu là sắt, đá, băng đá, đi qua vị trí cách Trái Đất khoảng 10-15 km.
Video đang HOT
Daniil Khrennikov cho biết: “Chúng tôi cho rằng sự kiện Tunguska là do một thiên thạch sắt xuyên qua bầu khí quyển của Trái Đất và sau đó tiếp tục quay lại quỹ đạo gần mặt trời”.
Nhóm nghiên cứu đã mô hình hóa với thí nghiệm về cả ba thành phần tiểu hành tinh ở các kích cỡ khác nhau để xác định xem sự kiện như vậy có khả thi hay không.
Với tiểu hành tinh bằng băng đá, giả thuyết của các nhà nghiên cứu Nga vào những năm 1970, nhanh chóng bị loại bỏ.
Nhiệt lượng tạo ra do tốc độ cần thiết để có duy trì quỹ đạo sẽ làm tan chảy hoàn toàn khối băng trước khi tiểu hành tinh đó có thể gây ra vụ nổ.
Thông thường, thiên thạch sẽ phát nổ khi không khí xâm nhập vào tiểu hành tinh thông qua các vết nứt nhỏ trên bề mặt. Khối tiểu hành tinh bằng sắt ít có khả năng bị vỡ thành nhiều mảnh hơn so với chất liệu từ đá.
Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, thủ phạm khả năng cao là một thiên thạch sắt có kích thước khoảng 100 – 200 mét đã bay khoảng 3.000 km qua bầu khí quyển. Vận tốc ước tính không dưới 11,2 km/giây và không phát nổ dưới 11 km.
Mặc dù kết quả mới đưa ý tưởng hấp dẫn về thủ phạm là tiểu hành tinh sắt nhưng vẫn chưa giải quyết vấn đề hình thành sóng xung kích. Các nhà khoa học hi vọng mở ra những nghiên cứu mới trong tương lai.
Hốt hoảng chiếc răng tự phát nổ trong miệng
Không phải chuyện đùa đâu, có những chiếc răng sâu tự phát nổ như bom bi mà không cần tác động của bác sĩ.
Sau nhiều thập kỷ, các y bác sĩ vẫn chưa thể giải mã được hiện tượng bí ẩn chỉ 2% dân số mắc phải này: Nổ răng.
Vào thế kỷ 19, W. Atkinson - bác sĩ nha khoa ở Mỹ đã chia sẻ trên tạp chí The Dental Cosmos về một số trường trường hợp bệnh nhân của ông có răng tự phát nổ.
Bệnh nhân đầu tiên là một vị cha xứ đến từ Springfield, Mỹ vào năm 1817. Bệnh nhân ấy đã phải chịu những cơn đau kinh khủng từ răng nanh bên phải và răng hàm trước dù đã dùng mọi cách để giảm đau.
Nhưng... một điều kỳ lạ bỗng nhiên xảy ra. Vào 9h sáng ngày hôm sau, khi ông đang trượt dài trong cơn mê, một tiếng rạn nứt chói tai gần giống tiếng súng nổ bất chợt xuất hiện trong miệng. Và rồi, chiếc răng đau vỡ thành nhiều mảnh vụn. Bỗng ông cảm giác nhẹ nhõm tức thì và cơn đau đã hoàn toàn chấm dứt.
Ảnh minh họa.
Trường hợp tương tự như vậy xảy ra cách ít năm, bà Letitia cũng hoảng hốt khi chiếc răng sâu của mình đột nhiên phát nổ.
Năm 1871, một cô gái trẻ cảm thấy khó chịu về chiếc răng hàm khi đánh răng và phải tới gặp J.Phelps Hibler - một bác sĩ nha khoa người Mỹ để chữa trị.
Khi lên bàn phẫu thuật, chiếc răng của cô phát nổ trong sự ngỡ ngàng của các bác sĩ. Sau vụ nổ, cô còn bị điếc trong vài ngày.
Sau đó, 5-6 trường hợp nổ răng khác được ghi nhận trong thế kỷ XIX nhưng từ những năm 1920, không có vụ vỡ răng nào xảy ra.
Theo Tạp chí Nha khoa của Anh, răng phát nổ là trường hợp kỳ lạ nhưng không hiếm gặp, các ca nổ răng với nhiều chi tiết tương tự nhau từng xảy ra.
Tưởng đùa nhưng việc những chiếc răng sâu tự nhiên phát nổ trong miệng dù không có bất kỳ tác động nào là có thật, và nó đã giúp nhiều bệnh nhân thoát khỏi nỗi thống khổ của việc đau răng.
Hugh Devlin - giáo sư về Phục hồi Nha khoa tại Đại học Nha khoa Manchester, Anh cho rằng hiện nay chúng ta vẫn chưa biết khí tích tụ trong răng có đủ làm răng phát nổ không vì răng có cấu trúc rất chắc chắn.
Có lẽ, giả thuyết được nhiều người đồng ý nhất lý giải hiện tượng răng nổ trong miệng con người là do hóa chất dùng để hàn răng.
Khi đó, người ta sử dụng chì, thiếc, bạc và các hợp kim khác để hàn răng.
Chính hợp chất ấy đã tạo ra một kiểu pin điện hóa có thể tự phát điện nên toàn bộ miệng sẽ biến thành một bộ pin điện áp thấp.
Nếu chiếc răng sâu bị hàn ẩu, không lấp kín thì khả năng tích tụ khí hydro trong răng càng lớn. Áp lực của khí hydro có thể làm nổ một chiếc răng yếu.
Rất tiếc giả thuyết này vẫn chưa thực sự thuyết phục bởi chưa có một ghi chép nào chỉ ra rằng những nạn nhân từng bị nổ răng đã từng hàn răng.
Cho nên, bí ẩn của các vụ nổ răng vẫn chưa thể giải mã.
Phát hiện tín hiệu vô tuyến bí ẩn trong dải Ngân hà Một phát hiện mới đây cho thấy loạt tín hiệu vô tuyến bí ẩn làm đau đầu các nhà khoa học nhiều năm qua có thể xuất phát từ một nguồn ít ai ngờ đến. FRB hay còn gọi là phát xạ sóng vô tuyến được xem là một trong những bí ẩn hấp dẫn nhất trong vũ trụ. FRB lần đầu tiên...