Giải mã bí ẩn về “Thung lũng chết” mang tên Tre Đen ở Trung Quốc
Thung lũng Tre Đen, Tứ Xuyên, Trung Quốc bị coi là một “thung lũng chết”, bởi ở đây đã liên tiếp xảy ra nhiều hiện tượng bí ẩn và những thảm kịch chết người.
Hiện tượng bí ẩn về những cái chết và mất tích của hàng trăm người tại Thung lũng Tre Đen, Tứ Xuyên, Trung Quốc, làm nơi này còn bị gọi với cái tên “Thung lũng chết”. Các nhà khoa học đã phải bắt tay vào tìm hiểu và lý giải hiện tượng kỳ lạ.
Thung lũng Tre Đen nằm ở phía tây nam của tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Đây là một vùng đất còn nguyên sơ và đầy những câu chuyện huyền bí. Dù ngày nay, thung lũng Tre Đen đã được khai thác thành điểm du lịch, nhưng rất nhiều người vẫn không dám đặt chân đến vùng đất này bởi trong tiềm thức, Tre Đen vẫn vẹn nguyên là hình ảnh về một thung lũng chết chóc.
“Thung lũng chết” với nhiều hiện tượng bí ẩn và sự mất tích.
Mùa hè năm 1950, một chiếc máy bay bất ngờ bị nổ khi bay qua đây, làm gần 100 người thiệt mạng. Điều đáng nói là, dù nỗ lực tìm kiếm cứu nạn, nhưng chính quyền địa phương không thể nào tìm thấy dù chỉ một mảnh vụn của máy bay hay xác của người bị nạn.
Năm 1962, một đoàn chuyên gia địa chất đi qua đây cũng “biến mất” một cách bí hiểm ngay trước mắt người dẫn đường – người đã may mắn thoát nạn.
Người này kể lại: “Khi nhóm đi đầu vừa bước vào hẻm núi, bỗng nhiên sương mù dày đặc che phủ toàn bộ nhóm. Tôi không còn thấy gì nữa, chỉ nghe thấy những âm thanh không rõ ràng. Một lúc sau sương tan hết, thế nhưng chẳng còn ai ở đó nữa…”. Người dân địa phương kể, ngay cả những người hái sâm, thông thạo địa bàn như lòng bàn tay, cũng sẽ một đi không trở lại khi đặt chân vào thung lũng này.
Màn sương được cho là nguyên nhân của mọi hiện tượng bí ẩn và sự mất tích diễn ra ở đây.
Gầnđây, một nhóm các nhà khoa học khi tìm hiểu về vùng đất này cho rằng, nguyên nhân dẫn đến sự mất tích của đoàn chuyên gia địa chất là do hơi nước phát ra từ cây cối mục rữa bị bão hòa, gây ngạt thở, dẫn đến mất định hướng và rơi xuống các kẽ nứt sâu có rất nhiều ở hai bên đường đi.
Mặt khác, các thảm kịch xảy ra ở đó bởi vì một khu vực đất có lực từ cực mạnh nằm trong thung lũng Tre Đen. Tại đây, kim la bàn quay loạn xạ, còn con người rơi vào trạng thái điên loạn do mất tri giác và mất định hướng, cứ loanh quanh một chỗ mà không tài nào tìm được đường đi chính xác. Những vụ tai nạn hay xảy ra đến nỗi mà những người đi đào củ sâm, vốn rất quen thuộc với thung lũng, cũng lần lượt mất tích.
Theo Zing
Bí ẩn xác ướp "bốc hơi" trong lăng mộ pharaoh Ai Cập
Lăng mộ pharaoh Ai Cập Seti I ẩn chứa bí ẩn lớn mà giới khoa học 'đau đầu' đi tìm lời giải trong suốt nhiều năm. Nguyên do là vì xác ướp bên trong lăng mộ 'mất tích' một cách kỳ bí. Các chuyên gia phải mất một thời gian mới tìm thấy thi hài Seti I.
Vào ngày 16/10/1817, nhà nghiên cứu Giovanni Battista Belzoni tìm thấy lăng mộ pharaoh Ai Cập Seti I tại Thung lũng các vị vua. Đây được coi là phát hiện lớn vào thời điểm ấy.
Ban đầu, ông Belzoni không nghĩ rằng lăng mộ này là của một ông hoàng Ai Cập nên chỉ cho rằng nơi đây được tạo ra để tôn vinh thần Apis mang hình hài một con bò.
Sở dĩ ông Belzoni nghĩ như vậy là do phát hiện một xác ướp bò trong lăng mộ. Thêm nữa, ông không phải là nhà Ai Cập học chuyên nghiệp nên không có đánh giá chính xác về lăng mộ.
Theo đó, chỉ khi chính phủ Ai Cập chính thức khai quật lăng mộ thì những bí ẩn về nơi này dần được hé lộ.
Lăng mộ của Seti I được gọi là KV17, là ngôi mộ dài nhất trong Thung lũng các vị vua với kích thước 137m. Nơi yên nghỉ ngàn thu của pharaoh Ai Cập này cũng được trang trí công phu và xa hoa.
Điển hình là trên tường của lăng mộ là những bức tranh được vẽ thủ công mô tả chi tiết và sống động cuộc sống của người dân Ai Cập thời cổ đại.
Các chuyên gia khảo cổ phát hiện lăng mộ từng bị đột nhập và cướp phá. Hậu quả là các chuyên gia không tìm thấy xác ướp nào trong mộ cổ.
Tuy nhiên, sau quá trình nghiên cứu và điều tra, các chuyên gia phát hiện xác ướp Seti I biến mất không phải do những kẻ trộm mộ gây nên. Cụ thể, những người trông coi lăng mộ thời cổ đại bí mật di chuyển xác ướp nhà vua Seti I đến một địa điểm bí mật tại Thung lũng các vị vua để tránh bị kẻ gian quấy nhiễu.
Cuối cùng, các chuyên gia tìm thấy xác ướp Seti I tại hầm mộ DB320. Không chỉ có thi hài nhà vua quyền lực này của Ai Cập, hầm mộ DB320 còn là nơi lưu giữ nhiều xác ướp của các thành viên hoàng tộc.
Sau khi được đưa ra khỏi lăng mộ, xác ướp Seti I được bảo quản và trưng bày trong bảo tàng Cairo.
Video: Bí ẩn rùng rợn nghĩa địa cổ Ai Cập (nguồn: VTC Now)
Tâm Anh
Theo kienthuc.net.vn/Ancient-origins
Chi hàng chục tỷ sưu tầm sâm Ngọc Linh Tính giá trị thị trường 150 triệu 1kg thì bộ sưu tập này không biết bao nhiêu mà kể. Có củ sâm hơn 100 năm. Theo VTV24