Giải mã bí ẩn về tên gọi của những đôi giày thể thao kinh điển
Hãy dành chút ít thời gian để lắng nghe câu chuyện của những đôi giày thể thao mà bạn đang đồng hành.
Hơn cả hình ảnh đại diện cho thương hiệu, mỗi cái tên của giày thể thao còn chứa đựng câu chuyện về hành trình hiện thực hóa giấc mơ kỳ diệu của đội ngũ thiết kế, đưa sản phẩm ấy lên những chiếc kệ đẹp đẽ đằng sau lớp kính sáng bóng của các cửa hàng trên khắp thế giới.
(Ảnh: SNKRVN)
1. CONVERSE CHUCK TAYLOR ALL STAR – HUYỀN THOẠI ĐƯỢC SINH RA TỪ BỜ VỰC PHÁ SẢN
Hầu như tất cả chúng ta đều sở hữu ít nhất một đôi giày thể thao có tên của Chuck Taylor, nhưng có bao giờ bạn tự hỏi: “Chuck Taylor là ai?”. Converse cho ra mắt All Star vào năm 1917, song công ty đã gặp nhiều khó khăn với dòng giày bóng rổ còn quá mới và sự cạnh tranh từ các công ty đối thủ.
Converse cần thuê một nhân viên bán hàng cuốn hút biết chơi bóng rổ thành thục. Thời điểm ấy, cựu ngôi sao Chuck Taylor của trường trung học Indiana cần một công việc. Năm 1921, anh gia nhập Converse, bắt đầu hành trình tạo nên lịch sử đôi giày thể thao Converse Chuck Taylor All Star.
(Ảnh: Nice shoes to you)
Nhờ vào những am hiểu cặn kẽ về bóng rổ, Taylor đã tham gia cải tiến đôi All Star so với thiết kế ban đầu. Anh đề xuất may thêm vào một miếng vá để bảo vệ thân giày. Năm 1923, miếng vá có chữ ký của Taylor chính thức được ra mắt. Bán hơn 600 triệu đôi, công ty đã được vực dậy từ bờ vực phá sản. Cũng từ đó, Converse Chuck Taylor All Star trở thành một tượng đài kiên cố trong ngành công nghiệp giày thể thao.
(Ảnh: Mario Tama)
2. REEBOK – CHÚ LINH DƯƠNG CHÂU PHI
Công ty gốc của Reebok được thành lập năm 1895, khi đó là một nhánh của công ty mẹ J.W.Foster & Sons ở Anh. Đôi giày thể thao này ra đời vì ông chủ muốn thiết kế một đôi giày chạy bộ cho con trai mình thi đấu. Năm 1958, công ty được đổi tên thành Reebok, phiên âm từ Rhebok, tên loài linh dương Gazelle. Joseph William Foster mong muốn thương hiệu này sẽ phát triển như loài động vật nhanh nhẹn ở châu Phi.
(Ảnh: SNKRVN)
(Ảnh: Maa Narmada)
3. ADIDAS – “GÃ KHỔNG LỒ” TRONG NGÀNH THỜI TRANG THỂ THAO
Video đang HOT
Rất nhiều người nghĩ adidas có ý nghĩa là “All Day I Dream About Soccer”, nhưng sự thật là cái tên không mang tính thể thao đến như vậy. Adidas là thương hiệu thời trang thể thao của Đức, có tiền thân là công ty Gebruder Dassler Schuhfabrik, thành lập dưới sự hợp tác của Adi (Adolf) và người anh trai Rudolf vào năm 1924.
Năm 1948, anh em nhà Dassler đã tách ra thành lập công ty riêng. Sau đó, người em chính thức xây dựng lại thương hiệu và đặt là Adidas theo tên thật của mình. Nhờ vào sự quan sát, lắng nghe, sáng tạo, Adi đã biến thương hiệu ba sọc trở thành một trong những “gã khổng lồ” trong ngành thời trang thể thao và có cơ hội hợp tác cùng nhiều thương hiệu danh tiếng trên toàn thế giới.
(Ảnh: Early Sneakers)
(Ảnh: Shoes Tunder)
4. VANS – TỪ VĂN HÓA TRƯỢT VÁN ĐẾN THƯƠNG HIỆU BỀN VỮNG
Quay ngược thời gian về ngày 16 tháng 3 năm 1966, tại 704E Broadway, Anaheim, California, Paul Van Doren và người thân đã mở cửa hàng đầu tiên có tên The Van Dorren Rubber Company. Giấc mơ về Vans, giày trượt ván, từ đó bắt đầu. Công ty giày cao su The Van Dorren từng là nơi đầu tiên sản xuất giày và bán trực tiếp cho công chúng. Loại giày Van Authentic mà mọi người biết đến đã ra đời như vậy.
(Ảnh: Amazon)
Đến năm 2001, Vans được Forbes công nhận là công ty quy mô nhỏ tốt nhất của Mỹ. Với tư duy sáng tạo và tâm thế hướng đến sự phát triển không ngừng, Vans nhận được lời mời hợp tác từ nhiều nhãn hàng lớn, cho ra mắt nhiều sản phẩm độc đáo và giá trị.
(Ảnh: Highsnobiety)
(Ảnh: Highsnobiety)
5. PUMA – CHÚ BÁO DŨNG MÃNH
Sau khi tách khỏi công ty Gebruder Dassler Schuhfabrik, hợp tác cùng em trai Adi, người anh trai Rudolf đã thành lập nên Dassler Puma Schuhfabrik Rudolf Dassler vào ngày 1/10/1948.Trong cùng năm ấy, đôi giày đá bóng đầu tiên của Puma ra đời với tên gọi Atom.
(Ảnh: EU PUMA)
Năm 1967, logo jumping cat, được thiết kế bởi họa sĩ Lutz Backes, có mặt rộng rãi trên khắp các dòng sản phẩm mở rộng của Puma. Dù không phát triển mạnh như doanh nghiệp của em trai Adi nhưng Puma vẫn giữ được sức ảnh hưởng và chiếm lĩnh một phần của thị trường với nhiều dòng sản phẩm mới.
(Ảnh: Consultic)
6. ASICS – CHUYÊN GIA GIÀY CHẠY BỘ TỪ NHẬT BẢN
Tiền thân của Asics là Onitsuka Tiger, được thành lập vào năm 1949 ở Kobe, Nhật Bản bởi một cựu quân nhân, Kihachiro Onitsuka. Trong những năm đầu tiên, doanh nghiệp tập trung sản xuất giày bóng rổ và bóng chuyền cho thị trường nội địa Nhật. Đến năm 1966, công ty tạo được tiếng vang lớn khi sản xuất dòng giày chạy bộ với biểu tượng ba sọc Asics mang tên Onitsuka Tiger Mexico 66.
(Ảnh: Style File)
Năm 1977, Onitsuka Tiger hợp nhất với hai công ty GTO và JELENK trở thành tập đoàn Asics và giữ nguyên cái tên này cho đến nay. Cái tên Asics được viết tắt từ một thành ngữ Latin “Anima sana in corpore sano”, có nghĩa là “một tinh thần minh mẫn bên trong một cơ thể khoẻ mạnh”.
(Ảnh: Sneakers truth)
7. ADIDAS STAN SMITH
Khi ra đời, cái tên đầu tiên không phải là Stan Smith như bây giờ mà là adidas Haillet, đặt theo tên huyền thoại tennis trong thập niên 60s, Robert Haillet.Vào năm 1971, Robert Haillet tuyên bố giã từ sự nghiệp tennis lừng lẫy của mình và đồng thời chấm dứt “mối tình” với adidas. Cũng bởi lý do đó, adidas phải tìm cho mình một người đại diện khác, một người đại diện sáng giá.
(Ảnh: SNKRVN)
Mãi đến hai năm sau, năm 1973, adidas ký hợp đồng đại diện mới với Stan Smith,tay vợt huyền thoại trong những năm 70s. Sau khi hợp đồng được hoàn tất, adidas Hailletchính thức đổi tên thành adidas Stan Smith.
(Ảnh: Cellcode)
Trải qua nhiều giai đoạn đổi mới trong thế giới sneakers, adidas Stan Smithvẫn đứng vững như một tượng đài. Điều làm nên thành công này chính là nhờ vào thiết kế đơn giản nhưng tinh tế và sang trọng. Táo bạo nhất là việc adidas dám loại bỏ logo “3 sọc” của mình mà thay vào đó là 3 hàng lỗ nhỏ hai bên thân giày.
(Ảnh: Adidas Shoes)
Theo elle.vn
5 loại giày ai cũng nên "né" kẻo vừa làm hôi chân, vừa gây hại sức khoẻ
Nếu không muốn chân có mùi khó chịu và gây hại sức khoẻ thì bạn hãy tránh những loại giày sau.
Giày chật, ẩm ướt hay bị phai màu đều là những loại giày không có lợi cho đôi chân. Không chỉ tăng nguy cơ sinh sôi của vi khuẩn, chúng còn có thể gây ra những vấn đề sức khoẻ khác. Để đảm bảo sức khoẻ và tránh gây mùi, bạn hãy tránh những loại giày dưới đây nhé.
Giày quá chật
Những chiếc giày quá chật sẽ khiến chân bị lằn, đau hoặc trầy xước nếu bạn "cố chấp" dùng chúng. Không những vậy, đi giày chật còn ảnh hưởng đến dáng đi và khung xương của cơ thể. Thói quen đi giày có kích cỡ bé còn gây bí và dễ khiến bàn chân bị toát mồ hôi. Chúng cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn gia tăng và gây mùi khó chịu. Do đó, hãy lựa chọn giày có kích cỡ phù hợp với đôi chân, bạn cũng nên thử kèm tất đối với loại giày cần thiết.
Giày bị ẩm, mốc
Đi giày ẩm không chỉ làm lạnh bàn chân mà chúng còn khiến vi khuẩn sinh sôi và gây ra mùi hôi. Những chiếc giày ngấm nước lâu và bị mốc cũng nên được loại bỏ. Bởi chúng còn có thể gây ra tình trạng nấm hoặc viêm ở bàn chân nữa đấy. Bạn nên tránh dùng giày bị ẩm hoặc có dấu hiệu mốc. Nếu bị dính nước mưa, hãy nhanh chóng giặt chúng và phơi khô để loại bỏ nấm mốc.
Giày bị phai màu
Một số đôi giày được làm từ vải kém chất lượng có thể bị phai màu. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, chúng còn có thể làm hại đến sức khoẻ. Phẩm màu từ giày thôi ra chân có thể gây nấm ngứa hoặc tình trạng dị ứng. Chúng cũng có thể là nguyên nhân khiến các chất độc hại thâm nhập vào da. Khi mua giày, bạn nên chú ý lựa chọn các sản phẩm đảm bảo chất lượng để tránh tình trạng này.
Giày có mùi hôi
Những đôi giày quá cũ hoặc vệ sinh sai cách có thể xuất hiện mùi hôi khó chịu. Nguyên nhân gây mùi chính là do vi khuẩn tích tụ tạo thành. Khi chúng dễ xuất hiện mùi hôi cũng chính là lúc bạn nên dùng một đôi giày mới. Cách làm này sẽ giúp bảo vệ đôi chân và tránh làm gia tăng tích tụ vi khuẩn gây mùi. Bên cạnh đó, chú ý vệ sinh và phơi giày đúng cách sẽ giúp giày bền và đảm bảo sức khoẻ đôi chân tốt hơn.
Giày bị mòn đế
Những đôi giày bị mòn đế không chỉ gây mất thẩm mỹ khi sử dụng mà chúng còn có thể gây hại cho "khổ chủ". Giày mòn đế có thể khiến nước bẩn dễ thấm vào chân hơn. Ngoài ra, việc đi giày mòn đế cũng là lúc ma sát của giày giảm, dễ gây trượt ngã và gặp chấn thương. Khi giày đã có dấu hiệu mòn lớp trống trơn ở đế, bạn hãy thay một đôi giày mới để đảm bảo an toàn hơn.
Theo Nguồn tổng hợp
Những mẫu slip-on 'tiện-êm-đẹp' không thể tuyệt vời hơn cho cô nàng công sở Nếu bạn không muốn hàng ngày phải đứng trên đôi giày cao gót hay diện những đôi giày bệt đơn điệu thì hãy tìm đến slip-on này, chúng là những items mà bạn không nên thiếu trong tủ đồ của mình. Ngoài những đôi giày cao gót thì slip-on là một lựa chọn thông minh cho các cô nàng công sở. Mẫu giày...