Giải mã bí ẩn về người tuyết khổng lồ Yeti
Người tuyết Yeti là một trong những bí ẩn lớn nhất của thế giới, mà trong rất nhiều năm qua, các nhà khoa học vẫn nỗ lực đi tìm lời giải.
Sinh vật huyền thoại
Theo truyền thuyết, có một sinh vật huyền bí ẩn mình tại khu vực núi Himalaya của cao nguyên Tây Tạng, Nepal và Bhutan. Sinh vật này mang hình dáng giống vượn, to lớn hơn người thường, có chiều cao tới 2 mét.
Người tuyết Yeti trong tưởng tượng
Câu truyện về Yeti được truyền bá đến phương Tây vào thế kỷ 19. Nhiều đồn đoán được dấy lên rằng, Yeti chính là tổ tiên của loài người, hay có thể là thành viên còn sống sót của một loài người đã tuyệt chủng, hoặc là loài lai giữa người hiện đại và linh trưởng, sống lẩn khuất mà khoa học vẫn chưa biết tới.
Những câu chuyện hư hư thật thật về sự tồn tại của người tuyết khổng lồ này đã khiến người phương Tây, đặc biệt là Mỹ và Anh rất hứng thú. Trong suốt thế kỷ 20, các thợ săn, nhà thám hiểm, nhà nghiên cứu đến từ trời Tây đã sục sạo khắp dãy núi Himalaya để tìm kiếm sinh vật bí ẩn này.
Năm 1951, trong chuyến thám hiểm núi Everest, nhà leo núi người Anh Eric Shipton đã chụp được hàng dấu chân khổng lồ trên tuyết. Nhiều người tin tưởng rằng đó là bằng chứng tốt nhất từ trước tới nay cho thấy Yeti có tồn tại.
Dấu chân mà nhà thám hiểm Anh Eric Shipton chụp được 1951 được coi là một trong những bằng chứng tốt nhất về Yeti từ trước tới nay
Sau đó, người ta lại tiếp tục truy tìm và phát hiện thấy nhiều mẫu lông, xương, răng, da tại khu vực núi cao Himalaya. Những mẫu vật này được coi là bằng chứng then chốt để giải mã sự tồn tại của người tuyết hiếm gặp ở châu Á.
Một mẫu tóc được cho là của người tuyết Yeti tìm thấy ở Nepal
Sự thực chỉ là gấu lớn
Từ những mẫu vật tìm thấy, trong nhiều năm qua, các nhà khoa học đã dày công tiến hành nghiên cứu. Từng có nhiều kết quả chỉ ra rằng, sinh vật huyền thoại này có thể là một loài gấu chưa từng được giới khoa học biết đến.
Hay người tuyết Yeti chính là một chủng gấu chưa được nhận diện tồn tại trên dãy Himalaya, hoặc là loài gấu vùng cực cách đây hàng 40.000 năm. Có nhà nghiên cứu lại phỏng đoán đó là một giống gấu bản địa, chung quy lại đều là gấu lớn.
Những kết quả này được đưa ra rồi lại bị bác bỏ nhiều lần khiến bí ẩn của Yeti càng trở nên hóc búa và gây tò mò.
Video đang HOT
Một mẫu xương đùi tìm thấy trong một hang động ở Tây Tạng được cho là của người tuyết Yeti
Mới đây nhất, nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Buffalo (Mỹ) đã tiến hành phân tích ADN từ các mẫu vật nổi tiếng nhất được cho là của Yeti.
Kết quả cho thấy, có tới 8 mẫu vật được phát hiện ở núi Himalaya đều có nguồn gốc từ gấu nâu. Chỉ có một mẫu vật duy nhất là của loài chó.
Do đó, các nhà nghiên cứu càng tin tưởng rằng, sự tồn tại của người tuyết khổng lồ Yeti thực chất chỉ là một loài gấu nâu Himalaya, không phải vượn, cũng không phải người, càng không phải tổ tiên của con người, như những nhầm tưởng trong suốt nhiều thế kỷ qua.
Tiến sĩ Charlotte Lindqvist, một trong những tác giả nghiên cứu nói: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những bằng chứng sinh học của Yeti đều thuộc về những con gấu trong khu vực”.
Nhóm nhà khoa học nhấn mạnh thêm, đây không phải là nghiên cứu đầu tiên phanh phui bí ẩn về người tuyết, nhưng nghiên cứu này được cung cấp đầy đủ nhất các bằng chứng về gen, thu được từ các mẫu xương, răng, da, lông và phân từng được cho là thuộc về sinh vật huyền bí.
Nghiên cứu mới cho thấy ADN của các mẫu lông xương được cho là của Yeti trùng khớp với ADN của loài gấu nâu Himalaya
Ngô Đồng
Theo Báo Đất Việt
1001 thắc mắc: Đười ươi có biết sử dụng máy tỉnh bảng, biết cưa cây?
Trong môi trường nuôi nhốt, đười ươi cũng có những hành vi khác lạ, có những con đười ươi học cách sử dụng máy tính bảng Ipad để nhận biết các bộ phận trên cơ thể và thức ăn.
Đười ươi Borneo (Pongo pygmaeus)
Đười ươi hay còn gọi là dã nhân hay người rừng (Danh pháp khoa học: Pongo) là một chi thuộc họ Người (vượn dạng người loại lớn), thuộc bộ Linh trưởng ở châu Á còn tồn tại. Chúng là động vật thuộc loại lớn, sống trên cây nhiều hơn trên mặt đất.
Là loài linh trưởng lông rậm màu vàng sẫm pha trộn với màu xám, chỉ thích nghi với cuộc sống nhiệt đới trên đảo Bornéo và Sumatra thuộc Indonesia.
Đười ươi có những hành vi như con người
Có khủng khoảng tâm lý?
Là loài động vật giống như con người, những con đười ươi rất thông minh, đây là loài linh trưởng được xem là một trong những loài thông minh nhất trong các loài động vật.
Chúng biết làm nhà của mình trong các khu rừng nhiệt đới Đông Nam Á, chúng đã tham gia rất nhiều các thí nghiệm liên quan đến trí thông minh.Trong môi trường nuôi nhốt, đười ươi cũng có những hành vi khác lạ, có những con đười ươi học cách sử dụng máy tính bảng Ipad để nhận biết các bộ phận trên cơ thể và thức ăn.
Đười ươi thông minh, chúng thật sự muốn giao tiếp với con người nhưng tiếc là không phát triển được dây thanh và thanh quản. Có những con đười ươi tinh nghịch đã dường như tìm cách tự tử ngay trước mắt con người.
Những quan sát cho thấy, đười ươi thật sự có tính cách tương tự như con người, giống như con người, hiện tượng khủng hoảng tâm lý cũng xuất hiện ở đười ươi khi chúng bước vào giai đoạn giữa của cuộc đời.
Người ta từng chứng kiến hai con đười ươi cái ăn thịt con của chúng tại Indonesia mà chưa từng chứng kiến hành vi này ở bất kỳ động vật linh trưởng nào và trước đây người ta chưa bao giờ chứng kiến cảnh đười ươi ăn thịt con.
Đa số đười ươi bán hoang dã từng chứng kiến cảnh tượng đau lòng, như cái chết của mẹ chúng. Những kẻ săn trộm thường bắt đười ươi khi chúng mới được vài tháng tuổi. Đười ươi mẹ không bao giờ chịu rời con nên thường bị giết chết. Vì thế mà khi sống trong môi trường nuôi nhốt đười ươi con rơi vào cảnh cô lập.
Ngoài ra, có một con đười ươi tại Malaysia thường xuyên rơi vào trạng thái uể oái, cáu giận nếu không được hút thuốc lá, dường như rơi vào trạng thái tiêu cực - như uể oải, cáu gắt - khi không được hút thuốc lá, hút thuốc không phải là hành vi bình thường đối với đười ươi.
Có tuổi thọ tới 60 năm?
Trong điều kiện hoang dã, tuổi đời của một con đười ươi vào khoảng 35 đến 40, nhưng trong điều kiện giam cầm, chúng có thể sống thọ tới 60 tuổi.
Có ba loài còn sinh tồn, và chúng đều đang ở tình trạng nguy cấp: Đười ươi Borneo ( Pongo pygmaeus), Pongo tapanuliensis và Đười ươi Sumatra ( Pongo abelii). Đười ươi Borneo là loài bản địa của đảo Borneo.
Cùng với đười ươi Sumatra có kích thước nhỏ hơn một chút, nó thuộc về chi duy nhất của vượn dạng người loại lớn có nguồn gốc ở châu Á. Đười ươi Borneo có vòng đời của khoảng 35 đến 40 năm trong tự nhiên, những con đực nặng trên 75 kg trung bình, từ 50-100 kg, và 1,2-1,4 m; con cái trung bình 38,5 kg, dao động 30-50 kg, và 1-1,2 m
Đười ươi Borneo sống trong rừng lá rộng ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới ở vùng đất thấp Borneo, cũng như khu vực miền núi lên đến 1.500 mét trên mực nước biển. Loài này sống trên khắp tán rừng nguyên sinh và thứ sinh, và di chuyển khoảng cách lớn để tìm trái cây.
Nó có thể được tìm thấy trong hai tiểu bang của Malaysia Sabah và Sarawak, và ba trong bốn tỉnh của Indonesia ở đảo Kalimantan. Do sự phá hủy môi trường sống, sự phân bố loài này bây giờ là rất loang lổ khắp hòn đảo, các loài trở nên hiếm hoi tại phía đông nam đảo, cũng như trong các khu rừng giữa sông Rejang ở trung tâm Sarawak và sông Padas ở phía Tây Sabah.
Đười ươi Sumatra chỉ sinh sống ở đảo Sumatra. Chúng có kích thước 1,4 m và trọng lượng 90 kilôgam trung bình ở con đực. Con cái nhỏ hơn với kích thước trung bình 90 cm và nặng 45kg. So với đười ươi Borneo loài này ốm hơn và có khuôn mặt dài hơn; lông của chúng có màu đỏ nhạt.
Đây là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao. 100 năm trước trên đảo Borneo có khoảng 300.000 cá thể đười ươi. Nhưng giờ đây con số này chỉ còn xấp xỉ 30 đến 40.000 con và người ta lo ngại đười ươi trong môi trường tự nhiên sẽ tuyệt chủng nếu tốc độ chặt rừng chồng cọ không được kiểm soát.
Tìm ra loài đười ươi mới sống cùng thời với tổ tiên loài người
Với dân số chỉ 800 con, Tapanuli hiện là loài đười ươi có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới.
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Current Biology, các nhà khoa học đã phát hiện ra một nhóm linh trưởng mới sống cô lập ở rừng Batang Toru, phía bắc đảo Sumatra của Indonesia, có tên gọi là đười ươi Tapanuli.
Ông Erik Meijaard, nhà khoa học bảo tồn của Đại học Quốc gia Úc, người đã tham gia nghiên cứu cho biết: "Loài đười ươi mới này sống cùng thời của tổ tiên chúng ta. Nó đã tồn tại và tiến hoá hơn ba triệu năm để dần thích ứng với những điều kiện sống trong vùng rừng nhiệt đới châu Á này."
Theo các nhà khoa học,Tapanulicó đầu nhỏ hơn và lông màu xám hơn loài đười ươi khác. Cho đến nay, hai loài đười ươi có di truyền được xác định là đười ươi Bornean và đười ươi Sumatran.
Sau khi xác định được những khác biệt chính trong răng, sọ, AND và chế độ ăn uống của đười ươi Tapanuli, nhóm nghiên cứu quốc tế kết luận rằng họ đã tìm thấy một loài đười ươi mới.
Trước đó, cả hai loài đười ươi Sumatra và Bornean đều được liệt kê là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao bởi Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).
Truyền thuyết về đười ươi Pendek giống như một người tuyết
Có truyền thuyết về một dã nhân sống ở Sumatra mà dân địa phương gọi đười ươi Pendek (Orang Pendek) phần nào giống như một người Tuyết (Yeti), có điều nó không to lớn lắm.
Sống rất sâu trong những khu rừng nguyên thuỷ của đảo Sumatra nó vừa giống khỉ vừa giống người (thân hình nhỏ bé, sức mạnh phi thường), nó nhút nhát, tránh tiếp xúc với người. Những người thực dân Hà Lan cai trị ở đây hồi đầu thế kỷ mô tả đó là sinh vật lông ngắn, không giống đười ươi hay vượn nhưng khá giống người và có khả năng đi thẳng đứng.
Theo Tiền Phong
Chân dung loài cá sấu khổng lồ dài 8m, nặng như voi Theo các nhà nghiên cứu, Purussaurus mirandai - loài cá sấu cổ đại có cân nặng tới 3 tấn và dài bằng một chiếc xe buýt, có thừa một xương hông và các xương vai thẳng đứng. Một nhóm nghiên cứu quốc tế, dẫn đầu bởi các nhà cổ sinh vật học ở Zurich, Thụy Sĩ đã tiến hành phân tích mẫu hóa...