Giải mã bí ẩn Tử Cấm Thành: Những kỳ án động trời trong nội cung
Tử Cấm Thành vốn là cố cung ‘bất khả xâm phạm’ với hệ thống quan lính canh gác dày đặc. Nhưng trong hơn 500 năm tồn tại vẫn xảy ra những vụ án động trời.
Tử Cấm Thành (nằm ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày nay) là trung tâm chính trị, nơi sinh sống của vua chúa 2 triều đại nhà Minh và Thanh.
Các cung điện đồ sộ trong Tử Cấm Thành được xây dựng vào năm thứ 4 đời vua Vĩnh Lạc – vị hoàng đế kiệt xuất của triều Minh. Sau đó, Tử Cấm Thành không ngừng được xây dựng thêm, mở rộng hơn.
Thời xưa, vua chúa coi mình là chân mệnh thiên tử (con trời) nên họ có quyền lực tối cao. Các vị hoàng đế cũng cho rằng, cung điện của họ là “bản sao” được xây dựng giống thiên cung trên trời.
Một nơi thiêng liêng như vậy thì không thể để dân thường, lưu dân lui tới. Chính vì lẽ đó mà nó có tên là Tử Cấm Thành. Thậm chí, dưới triều nhà Thanh, vương công đại thần có thể vào được Tử Cấm Thành cũng hạn chế.
Tử Cấm Thành được phòng vệ nghiêm ngặt với tường rào, hào sâu, tầng tầng lớp lớp vệ quân dày đặc. Nhưng trong hơn 500 tồn tại, nơi đây vẫn xảy ra nhiều vụ án kinh thiên động địa.
Đạo sĩ lẻn vào cung thông dâm với cung nữ
Vào triều nhà Minh có rất nhiều hoàng đến tôn sùng đạo giáo. Vì thế trong xã hội xuất hiện nhiều đạo sĩ và thường xuyên được vào cung cấp. Cũng từ khe hở này mà đạo sĩ tìm cách trà trộn vào cung.
Sử sách ghi lại, vào năm thứ 12 đời Minh Hiến Tông (1476) có một yêu đạo tên Lý Tử Long đã dùng tà môn ngoại đạo làm u mê lòng người. Không ai hiểu ông ta đã giảng đạo gì mà thái giám và cung nữ trong cung rất tôn sùng ông ta. Thậm chí còn coi như thánh sống và thường xuyên dẫn vào cung cấm.
Ngọ môn trong Tử Cấm Thành
Video đang HOT
Đám thái giám còn dẫn ông ta vào vãn cảnh núi Vạn Thọ Cùng lúc ấy trong cung có cung nữ mơ muốn được hoàng thượng lâm hạnh để mang long thai nên đã mời Lý Tử Long đại sư đến làm phép. Ông ta giả thần giả quỷ để thông dâm với cung nữ này.
Sự việc chỉ bị bại lộ khi cấm vệ quân phát hiện ra. Ông ta cùng với nhiều thái giám bị chặt đầu bên trước dân chúng làm gương.
Việc này khiến Minh Hiến Tông lo lắng về sự an nguy của hoàng cung. Vì lẽ đóng mà ông thành lập Tây Xưởng. Đồng thời cho thái giám Uông Trực thống lĩnh Tây Xưởng. Cũng vì thế mà sinh ra chuyện tên thái giám này làm lũng loạn triều cương.
Hòa thượng lẻn vào hoàng cung
Khi nhà Thanh lên cai trị, cung cấm nghiêm minh hộ quân dũng mãnh vì thế cẩm thành tương đối là an toàn và bình yên. Nhưng sau đời Càn Long, trật tự xã hội không được như trước. Đến đời Gia Khánh các tổ chức tông giáo dân gian mọc lên rất nhiều.
Vào năm thứ 28 Càn Long (tức năm 1763), vào một ngày tháng Chạp lạnh giá, có một tăng nhân tên Hồng Ngọc vừa đi đường vừa lẩm bẩm khi đi đến trường Tây Hoa Môn thì muốn vào Tử Cấm Thành nhưng bị hộ vệ trực cổng thành ngăn lại.
Người này không chịu rời đi mà liên mồm nói xằng bậy. Đám hộ quân đành phải bắt giam vào ngục và thẩm vấn. Sau này thái y khám bệnh thì hóa ra tăng nhân này bị chứng bệnh thần kinh. Cuối cùng hắn được thả ra và giao lại cho viên tại Xương Bình Châu quản thúc.
Năm thứ 9 Gia Khánh (tức năm 1805) lại xảy ra một vụ án cung cấm. Vào tháng Giêng tại Kính huyện, phủ Ninh Quốc, An Huy có vị hòa thượng tên Liễu Hữu sau khi vân du đến núi Phổ Đà, Triết Giang đột nhiên nảy sinh ham muốn vào thành trình diện vua.
Vườn Ngự Uyển trong Tử Cấm Thành
Ông ta tự tưởng tượng ra cảnh hoàng thượng ban thưởng cho mình làm trụ trì, Sau đó gặp mặt và mời đi tuần thú phương Nam. Nghĩ vậy, Liễu Hữu đi từ Giang Nam qua Sơn Đông đến Bắc Kinh.
Vì muốn bái kiến hoàng thượng mà ông nhiều lần quỳ trước Đông Hoa Môn để tìm cơ hội vào cung. Tuy nhiên, hộ quân không cho vào nhưng ông không nản lòng.
Nửa năm sau, trong cái rét căm căm, Liễu Hữu lại tiếp tục đến đứng ngoài Đông Hoa Môn nhưng lại bị hộ quân gác cổng đuổi đi. Lần này ông không rời đi mà đến bên ngoài Đông Hoa Môn của Cảnh Sơn ngồi suốt đêm.
Đến sáng sớm ông thấy vài người đốt đèn cầm hộp thức ăn đi về phía mình thì đoán đây là đội Bát Thành đang mang thực phẩm vào cung. Ông liền trà trộn vào đám người này đi qua Thần Vũ Môn.
Sau khi lọt vào trong, Liễu Hữu đi vào hành lang hẹp phía Đông bên phải nhưng thâm cung địa điện, tường cao, đêm tối ánh sáng không rõ nên đành men theo bờ tường đi về hướng Nam, chưa được bao xa thì bị vệ quân đi tuần ban đêm bắt giam.
Sự việc đến tai vua Gia Khánh, Liễu Hữu bị ép hoàn tục, đánh 60 trượng, lưu đầy một năm và đeo gông hai tháng thị uy trước dân chúng.
Đồ ăn thừa Vua không đụng đũa nhiều vô kể, vì sao cung nữ, thái giám không dám ăn?
Cả bàn ăn của Hoàng đế nhà Thanh trong Tử Cấm Thành có những món không hề đụng đũa đến. Tuy nhiên, những món ăn này không bao giờ được đổ bỏ đi.
Mỗi bữa ăn chính của Hoàng đế nhà Thanh trong Tử Cấm Thành đều lên đến gần trăm món sơn hào hải vị, cả một bàn tiệc thịnh soạn. Điều này là để thể hiện vị thế và quyền lực của nhà vua, thể diện của hoàng gia.
Tuy nhiên trong đó, không phải món ăn nào cũng là món yêu thích của nhà vua. Cả bàn ăn nhưng có những món Hoàng đế không hề đụng đũa đến.
Nhưng những món ăn này không bao giờ được đổ bỏ đi bởi hầu hết các vị Hoàng đế đều rất tiết kiệm, làm gương cho thần dân. Nếu vậy, những món ăn thừa này sẽ được xử lý như thế nào?
Thức ăn của Vua toàn là sơn hào hải vị.
Ban thưởng cho các phi tần hoặc quan viên
Trong những triều đại trước, Hoàng đế thường ban thưởng chức vị hay vàng bạc châu báu cho mỹ nữ hậu cung, quan viên của mình. Nhưng trên thực tế, những món đồ giá trị này thậm chí còn không đáng giá bằng những món ăn Vua ban.
Đó là bởi vì đối với người Trung Hoa cổ xưa, lễ nghi cao nhất trong việc mời cơm chính là mời đối phương tới nhà mình ăn cơm. Do đó, việc Hoàng đế ban món ăn của mình cho quần thần dưới trướng là một ân huệ vô cùng lớn, không phải ai cũng có được, thường phải là người có chức vị quan trọng, được Vua tin tưởng hoặc lập được công lớn.
Xét trên một góc độ khác, đây cũng là vinh dự cho những người được ban thưởng vì được ăn chung món với Hoàng đế.
Để cung nữ, thái giám kiếm lợi
Không phải lúc nào những món ăn của Hoàng đế cũng được ban thưởng cho các phi tần hậu cung và quan viên. Do đó, nó sẽ trở thành mục tiêu tranh giành của các cung nữ, thái giám.
Thực tế, các cung nữ và thái giám trong Tử Cấm Thành không bao giờ dám ăn các món ăn thừa của Hoàng đế vì sẽ phạm vào tội khi quân. Họ tranh giành những món ăn này với mục đích kiếm lợi chứ không phải để ăn.
Những cung nữ và thái giám sẽ lén lút đem bán món ăn của Hoàng đế ra ngoài cung, cho các tửu điếm lớn. Do đó là món ăn trong cung, phục vụ những người quyền cao chức trọng, lại qua tay của Thương thiện trong cung nên mùi vị chắc chắn "không thể đùa được" và giá cả cũng rất cao. Nhờ đó, những cung nữ và thái giám sẽ có được một nguồn thu không nhỏ, giúp họ sống sót trong cung hoặc gửi tiền về cho gia đình.
Một số món ăn khác thậm chí còn được bán với giá rẻ cho vài người bán hàng rong. Họ sẽ nấu thành cháo rồi đem bán khắp các con đường, ngõ hẻm, phục vụ người dân nghèo, ai cũng có thể ăn. Điều này cũng tránh được sự lãng phí của những món ăn xa hoa.
Ăn uống là một việc rất quan trọng đối với người Trung Quốc, nó mang ý nghĩa lễ nghi và rất nhiều phép tắc. Do đó, cách xử lý đồ ăn thừa của Hoàng đế cũng là một trong những chủ đề được nhiều người quan tâm đến tận ngày nay.
Vị thái giám cuối cùng thời nhà Thanh kể về thứ không thể thiếu khi phục vụ các phi tần về đêm Nhiệm vụ của các thái giám trong cung vào ban đêm không dễ dàng và họ thường xuyên phải chịu phạt nếu không thể làm tốt công việc. Các thái giám cung nữ là những người thuộc tầng lớp thấp kém nhất trong Tử Cấm Thành. Nói đến các thái giám thời xưai, trong suy nghĩ của hầu hết mọi người, có lẽ...