Giải mã bí ẩn trái phiếu được “săn lùng” nhiều nhất trên thị trường
Hàng ngàn nhà đầu tư trên khắp mọi miền đất nước đã tin tưởng và giao dịch dòng sản phẩm trái phiếu này với khối lượng giao dịch lên đến gần 10 nghìn tỷ đồng chỉ trong 1 năm trở lại đây. Đó là sản phẩm nào và điều gì tạo nên sức hấp dẫn đến vậy cho dòng sản phẩm này?
Với sứ mệnh giúp khách hàng thiết lập con đường hướng tới sức khỏe tài chính và an tâm đầu tư, VNDIRECT luôn lắng nghe và thấu hiểu những nhu cầu khác nhau của khách hàng, tìm mọi cách để hỗ trợ nhà đầu tư đưa ra quyết định đúng đắn và luôn đồng hành với nhà đầu tư trong suốt quá trình nắm giữ trái phiếu.
Các tiêu chuẩn lựa chọn trái phiếu của VNDIRECT được thiết lập ở mức cao so với mặt bằng chung của thị trường, đảm bảo tổ chức phát hành có hoạt động kinh doanh hiệu quả, có uy tín, chưa từng phát sinh nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng, có phương án sử dụng vốn rõ ràng và tài sản đảm bảo chất lượng.
Minh bạch – Đa dạng – Thuận tiện: 3 giá trị tạo nên chất lượng hàng đầu
Một trong những điểm khác biệt cốt lõi của VNDIRECT là luôn chú trọng tư vấn để khách hàng có những hiểu biết tốt nhất về lợi ích, rủi ro của trái phiếu trước khi quyết định đầu tư. Tính minh bạch được đề cao xuyên suốt từ quá trình thẩm định hồ sơ trước phát hành, thực hiện phát hành cho đến khâu phân phối chào bán từ đội ngũ nhân viên tư vấn. Tất cả khách hàng đều được cung cấp thông tin đầy đủ như bản công bố thông tin phát hành trái phiếu, hợp đồng đại lý, hợp đồng bảo đảm, báo cáo tài chính doanh nghiệp … cũng như được cập nhật đánh giá rủi ro định kỳ về doanh nghiệp.
Nắm bắt được nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư, VNDIRECT đưa ra trên 20 lựa chọn sản phẩm đầu tư trái phiếu cho khách hàng, giúp khách hàng đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình với những sản phẩm phù hợp với khẩu vị rủi ro của nhiều nhà đầu tư khác nhau. Hiện tại, trái phiếu của VNDIRECT được chia thành 2 dòng sản phẩm D-Bond và V-Bond, mỗi dòng trái phiếu có những đặc thù khác biệt phù hợp với những nhu cầu đa dạng.
Bên cạnh đó, với thế mạnh dẫn đầu về công nghệ, VNDIRECT là một trong số ít tổ chức phân phối mang đến cho khách hàng nền tảng giao dịch trái phiếu trực tuyến hiện đại. Nhà đầu tư có thể tra cứu thông tin và thực hiện các thao tác mua bán trên máy tính/điện thoại một cách dễ dàng, có thể theo dõi và quản lý được tài sản cá nhân trên nền tảng công nghệ của VNDIRECT một các tuyệt đối bảo mật. Giao dịch được thực hiện nhanh chóng chỉ trong chưa đầy 3 phút.
Những điều cần biết về dòng trái phiếu D-Bond & V-Bond
Video đang HOT
D-Bond là sản phẩm phân phối bán lẻ trái phiếu doanh nghiệp với ưu điểm nổi bật lãi suất cao lên đến 10,3% và độ rủi ro thấp thấp nhờ cam kết mua lại từ VNDIRECT.
Ưu điểm nổi bật của dòng sản phẩm V-Bond là tài sản bảo đảm có giá trị cao hơn giá trị trái phiếu, được phát hành bởi các tổ chức uy tín. Đối với dòng sản phẩm này, VNDIRECT mua/bán trái phiếu với khách hàng theo giá được VNDIRECT công bố 2 chiều hàng ngày. Nhà đầu tư được khuyến khích nắm giữ dài hạn hoặc giữ đến ngày đáo hạn để hưởng mức lãi suất cao vượt trội. Trong trường hợp có nhu cầu bán lại trái phiếu trước hạn, VNDIRECT cũng sẽ hỗ trợ tìm người mua hoặc trực tiếp đứng ra mua lại bất cứ khi nào, giúp nhà đầu tư giảm nỗi lo không rút được vốn.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Lộ khoản nợ 2.600 tỷ đồng của Vietracimex
Khoản nợ phải trả này chính là lượng trái phiếu mà Tổng Công ty Cổ phần Thương mại Xây Dựng (Vietracimex), do ông Võ Nhật Thăng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT), đã phát hành được tiết lộ trong đợt báo cáo thanh toán gốc, lãi trái phiếu giai đoạn nửa đầu năm 2019. Văn bản báo cáo được ký bởi ông Lê Tuấn Dũng - Phó Tổng Giám đốc Vietracimex.
Phối cảnh dự án Hinode City do Vietracimex làm chủ đầu tư (Ảnh: Internet)
Theo đó, trong giai đoạn từ đầu tháng 12/2018 đến cuối tháng 3/2019, Vietracimex đã phát hành 4 đợt trái phiếu cùng có kỳ hạn 7 năm, với tổng giá trị lên tới 2.600 tỷ đồng. Danh tính của các trái chủ không được tiết lộ.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng cho biết, giai đoạn kể từ ngày 1/1 - 30/6/2019, Vietracimex thực hiện thanh toán tổng cộng 100 tỷ đồng tiền lãi cho các lô trái phiếu kể trên, tương đương với mức lãi suất bình quân theo tính toán của VietTimes chỉ là 7,7%/năm.
Nếu so với mặt bằng chung trên thị trường, mức lãi suất dành cho trái phiếu của Vietracimex là khá thấp và có phần ưu đãi.
Vietracimex huy động 2.600 tỷ đồng từ 4 đợt phát hành trái phiếu
Được biết, Vietracimex tiền thân là Tổng Công ty Thương mại và Xây dựng, được thành lập từ năm 1999. Sau nhiều lần sáp nhập với một số doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải, năm 2004, công ty lọt vào danh sách các Tổng công ty nhà nước được thí điểm tiến hành cổ phần hóa.
Tới năm 2014, Vietracimex chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với quy mô vốn điều lệ đăng ký lên tới hơn 5.510 tỷ đồng. Tuy nhiên, tại ngày 31/12/2016, vốn thực góp của công ty này mới chỉ dừng ở mức 3.712 tỷ đồng.
Trong đó, chỉ riêng ông Võ Nhật Thăng (sinh năm 1959) đã nắm giữ tới 87,85% vốn điều lệ. Đại diện cổ đông Nhà nước khi đó là SCIC chỉ sở hữu 0,72% vốn. Ông Võ Nhật Thăng nhiều năm liền đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật của công ty.
Quy mô tổng tài sản của Vietracimex tính tới cuối năm 2016 đạt tới 8.934,4 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2014 - 2016 của Vietracimex không được khả quan khi nguồn doanh thu biến động lớn, hiệu quả kinh doanh giảm sút. Riêng trong năm 2016, công ty này còn báo lỗ 1,36 tỷ đồng.
Vietracimex là chủ đầu tư nhiều dự án lớn như: Dự án Khu văn phòng, nhà ở và nhà trẻ tại số 201 Minh Khai (có tên thương mại là Hinode City, diện tích 31.249 m2, được khởi công xây dựng từ cuối năm 2016); Dự án Khu đô thị mới Kim Chung - Di Trạch (diện tích 138,1 ha, tại huyện Hoài Đức, Hà Nội); Dự án nhà máy thủy điện Bắc Mê (huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang - tổng vốn đầu tư 1.454 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, công ty còn sở hữu lô đất rộng 8.534,8 m2 tại số 926 Đường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và lô đất 29.204 m2 tại xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội (dự kiến đầu tư xây dựng khu nhà ở thấp tầng và nhà trẻ).
Theo tìm hiểu, SCIC đã từng tổ chức đấu giá để triệt thoái toàn bộ số cổ phần tại Vietracimex trong nửa cuối năm 2017. Tuy nhiên, dữ liệu của VietTimes cho thấy, phải tới tận tháng 8/2018 (trước thời điểm phát hành các lô trái phiếu kể trên), SCIC mới hoàn thành triệt thoái vốn khỏi Vietracimex.
Phần lớn số cổ phần, tương đương 99,988% vốn điều lệ công ty này thuộc sở hữu của ông Võ Nhật Thăng.
Chân dung ông Võ Nhật Thăng - Chủ tịch HĐQT Vietracimex (Ảnh: Internet)
Sau đó không lâu, vào tháng 10/2018, UBND Tp. Hà Nội đã phê duyệt điều chỉnh nâng tổng diện tích quy hoạch tỷ lệ 1/500 đối với Khu đô thị mới Kim Chung - Di Trạch do Vietracimex làm chủ đầu tư lên mức 146,7 ha.
Tới tháng 5/2019, quy mô vốn điều lệ của Vietracimex cũng được nâng lên mức 5.510 tỷ đồng. Đồng thời, công ty này cũng tiến hành đổi tên viết tắt thành WTO.
Ông Võ Nhật Thăng sai phạm gì khi tiến hành CPH Vietracimex?
Ngày 20/1/2016, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã có thông báo về kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Tổng CTCP Thương mại Xây dựng (Vietracimex) trong việc cổ phần hóa (CPH) Tổng Công ty Thương mại và Xây dựng và trách nhiệm người đại diện phần vốn Nhà nước tại các đơn vị được thành lập từ việc CPH Tổng Công ty thương mại và xây dựng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, ông Võ Nhật Thăng - với tư cách là người đại diện phần vốn nhà nước tại Công ty mẹ và là Chủ tịch HĐQT Vietracimex - đã cố ý làm trái quy định pháp luật trong việc tổ chức Đại hội cổ đông bất thường ngày 3/6/2006; chuyển Công ty mẹ trong mô hình mẹ - con từ doanh nghiệp nhà nước trở thành công ty cổ phần mà ông Võ Nhật Thăng có vốn góp chiếm tỷ lệ tới 93,37% vốn điều lệ.
"Đây là sai phạm có tính bước ngoặt, làm cho tiến trình cổ phần hóa Tổng công ty Thương mại và Xây dựng bị đảo ngược, trái với mục đích, yêu cầu cảu đề án thí điểm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt" - kết luận của TTCP cho hay.
Ngoài ra, TTCP cũng giao Bộ Tài chính rà soát lại việc tăng vốn điều lệ của Vietracimex, nếu có sai phạm, thất thoát thì xử lý theo quy định của pháp luật./.
Theo viettimes.vn
Có "vỡ kế hoạch" trong giám sát, quản lý phát triển trái phiếu doanh nghiệp? Hai năm trước có lẽ các nhà hoạch định chính sách đã không tính đến quy mô phát triển trái phiếu doanh nghiệp mạnh như hiện nay. Tuần qua, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) phát hành một báo cáo, trong đó phần về thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục được chú ý. Tiếp tục, vì diễn biến của thị...