Giải mã bí ẩn loài cá có khả năng đi bộ trên cạn, lướt như bay trên mặt nước
Camera ghi lại cảnh một loài cá chuyên leo cây nhảy dọc trên mặt nước và nhảy xuống đất theo cách chưa từng thấy trước đây.
Loài cá thòi lòi có khả năng đi bộ trên cạn.
Các nhà nghiên cứu phát hiện một loài cá thòi lòi có phương thức di chuyển trên mặt nước rất đặc biệt. Chúng là loài cá lưỡng cư có thể đi bộ trên cạn và sống ở trong hoặc ngoài môi trường nước. Chúng thường phân bố ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt, làm tổ trong hang ở rừng đước và bãi lầy. Tổng cộng có 32 loài cá thòi lòi sinh sống trên Trái Đất.
Cá thòi lòi có tên khoa học là Periophthalmus variabilis. Các nhà khoa học đã quan sát loài cá này trong vòng một tháng ở môi trường sống tự nhiên ở khu vực Mang Khang, Trung Java, Indonesia.
giải mã bí ẩn loài cá có khả năng đi bộ trên cạn, lướt như bay trên mặt nước
Các nhà nghiên cứu nhận thấy loài này có khả năng trèo cây. Đây là một trong số ít loài cá biết trò trèo cây.
“Chúng tôi đã hiểu rất nhiều về cách chúng bám vào cây và mặt đá, nhưng chúng tôi muốn biết thêm về cách các bộ phận cơ thể phối hợp với nhau để cho phép leo cây”, Parvez Alam, từ Đại học Edinburgh của Anh, nói với Newsweek .
Alam và cộng sự ghi hình cá thòi lòi trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều mỗi ngày. Họ dùng cành cây để khuyến khích chúng bò lên cạn và di chuyển. Với hình ảnh quay chậm, các nhà nghiên cứu có thể theo dõi chi tiết chuyển động của cá thòi lòi. Họ công bố kết quả nghiên cứu hôm 24/1 trên tạp chí Zoology.
Từ những đoạn phim, họ đã phát hiện ra một phương pháp vận động hoàn toàn mới ở cá, sử dụng cơ thể để phóng về phía trước khi lướt qua mặt nước. Trong khi thực hiện điều này, những con cá đã đạt tốc độ khoảng 1,7m/s. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm của Alam ghi hình con cá rời khỏi bờ để nhảy trên mặt nước, phóng qua mặt nước và nhảy từ mặt nước vào bờ.
“Loài cá này là một loài kỳ lạ vì nó thích dành nhiều thời gian ra khỏi nước hơn”, ông Alam nói. Ông cho biết nhóm nghiên cứu đã dành thời gian quan sát một số loài cá thòi lòi khác nhau và P. variabilis là loài duy nhất vừa trèo cây và nhảy nước.
Nhảy nước dường như là một cách để trốn thoát. Đoạn phim cho thấy các loài có thể thực hiện những bước ngoặt sắc nét để thay đổi đường đi của nó trong khi nhảy. Điều này có thể cho thấy cá có thể điều hướng trực quan, chúng “sở hữu các chiến thuật thoát hiểm tiên tiến về mặt sinh học”.
Tiếp theo, nhóm nghiên cứu có kế hoạch phân tích da của P. variabilis và so sánh nó với các loài cá không thể trèo cây hoặc nhảy qua nước. Trong khi quay phim, họ nhận thấy các loài khác dường như có những cách di chuyển độc đáo dọc theo mặt nước.
“Chúng tôi cũng muốn hiểu rõ hơn về động lực của việc leo trèo, đó là lý do ban đầu mà chúng tôi đã ở đó”, Alam nói. Alam chia sẻ anh hy vọng có thể ứng dụng những quan sát ở cá thòi lòi vào phát triển robot.
Theo Người đưa tin
Cá hô quý hiếm cỡ nào...xẻ thịt có thể bị phạt 1 tỷ?
Cá hô thuộc nhóm I trong danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo Nghị định 26 của Chính phủ. Loài cá này đang bên bờ tuyệt chủng vì bị đánh bắt để ăn.
Theo Báo Người lao động, sáng 10/2, rất nhiều người kéo nhau đến khu vực gần bến sông Tiền thuộc thị xã Tân Châu (An Giang) để được tận mắt chứng kiến con cá hô nặng đến 111 kg, dài khoảng 1,3 m do thương lái vừa đưa về đây. Ảnh: Người lao động.
Chia sẻ trên Báo Người lao động, ông Trần Châu Phương Tuấn, Chi cục phó Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang cho biết, cá hô thuộc nhóm I trong danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo Nghị định 26 của Chính phủ.
Do đó, việc đánh bắt, thu mua và vận chuyển đi tiêu thụ cá hô ngoài tự nhiên đều bị xử phạt hành chính với số tiền cao nhất lên đến 1 tỷ đồng.
Cá hô có tên khoa học Catlocarpio siamensis, là loài cá có kích thước lớn nhất trong họ cá chép (Cyprinidae). Ảnh: Facebook.
Cá hô thường sống ở các sông Mae Klong, Mê Kông và Chao Phraya ở Đông Nam Á. Loài cá này đang bên bờ tuyệt chủng vì bị đánh bắt để ăn.
Cá hô sinh sống ở những hố lớn cạnh bờ những dòng sông lớn, nhưng chúng cũng có thể bơi vào những kênh, rạch, sông nhỏ để kiếm thức ăn trong một số thời điểm.
Cá hô non có thể sống ở các chi lưu nhỏ, hay ở các đầm. Ảnh: Internet.
Là một loài cá di cư, mỗi thời kỳ trong năm, cá hô lại bơi đến một nơi khác mà chúng ưa thích để tìm thức ăn hay sinh sản.
Di chuyển không nhanh, nên thức ăn chính của cá hô là các loài rong, hoa quả, chứ ít khi là các động vật sống.
Phần đầu cá hô khá to so với thân. Tuy thuộc họ Cá chép, nhưng cá hô không có râu. Người ta đã thấy có con cá hô dài tới 3 m, nặng khoảng 600 kg.
Ở Campuchia, cá hô được phong làm cá quốc gia. Ảnh: Internet.
Video: Làng nuôi cá chép cúng ông công ông táo vào mùa | Mỗi ngày một nghề.Nguồn: ANTV
Hoàng Minh (tổng hợp)
Theo kienthuc.net.vn
Loài cá sở hữu răng giống con người, có thể cắn xuyên đá Cá mó đầu gù là loài cá vẹt lớn nhất thế giới. Chúng sở hữu bộ răng giống con người, có thể nghiền nát san hô cứng. Phương Hà Theo news.zing.vn/AmazeLab