Giải mã bí ẩn hiện tượng đêm trắng ở nước Nga
Theo quy luật của tự nhiên ban ngày bầu trời sáng tỏ, ánh sáng ngập tràn, ban đêm vạn vật chìm trong bóng tối.
Tuy nhiên, ở nước Nga lại thường xuyên xảy ra hiện tượng rất kì thú đó là buổi đêm vẫn sáng như ban ngày.
Không giống như những mùa hè bình thường vẫn diễn ra trên khắp thế giới, ở Nga mỗi độ hè về lại diễn ra sự kiện “Đêm trắng”, hoàng hôn kéo dài tận nửa đêm và mặt trời dường như không bao giờ tắt. Saint Petersburg và Moscow là hai nơi các bạn có thể chứng kiến đêm trắng rõ nét nhất trên xứ sở bạch dương. Hiện tượng đêm trắng đã được nước Nga coi như một dịp tổ chức lễ hội để người dân địa phương cũng như du khách vui chơi, ăn mừng.
Đêm trắng là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú xảy ra vào mùa hè ở nước Nga.
Hiện tượng đêm trắng là gì?
Theo từ điển bách khoa, đêm trắng hay bạch dạ là những ngày với khoảng thời gian ban đêm (tại địa phương) có độ chiếu sáng tự nhiên không quá thấp cho dù Mặt Trời đã lặn xuống dưới đường chân trời, nghĩa là khoảng thời gian ban đêm chỉ có thể coi như là bao gồm mỗi hiện tượng tranh tối tranh sáng (hoàng hôn hay rạng đông). Tại các vĩ độ gần với các vòng cực (bao gồm vòng Bắc cực và vòng Nam cực) và ở phía ngoài của nó người ta quan sát được hiện tượng này gần sát với thời điểm hạ chí tại mỗi bán cầu.
Hay nói một cách dễ hiểu hơn, “Đêm trắng” là hiện tượng hoàng hôn kéo dài suốt đêm, vào những đêm trắng, mặt trời chỉ biến mất sau 11 giờ đêm, sau đó 3-4 tiếng, trời lại hửng sáng, không gian chiều tà cứ lởn vởn, nhởn nhơ cuối đường chân trời khiến ta mất dần khái niệm đêm khuya. Hiện tượng kỳ lạ này thường kéo dài khoảng 50 ngày.
Hiện tượng đêm trắng tại Nga
Tại Nga, hiện tượng đêm trắng diễn ra trong vòng 2 tháng hè, từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 7 – khoảng thời gian ấm nhất trong năm ở xứ sở bạch dương. Thời điểm này, nước Nga có những ngày mặt trời dường như không bao giờ lặn. Tất cả đều đắm chìm trong khung cảnh ảo diệu, mơ hồ từng khoảnh khắc mong manh giữa hoàng hôn và bình minh.
Saint Petersburg là thành phố cho phép du khách quan sát hiện tượng đêm trắng dễ dàng nhất vì nơi đây có cao độ phù hợp, cảnh quan thoáng đãng và không khí mát mẻ. Vào khoảng thời gian này, mặt trời thường lặn lúc 23h25, ban ngày dài 18 tiếng 50 phút. Tại Saint Peterburg, các đêm trắng được coi là kéo dài từ ngày 11 tháng 6 tới ngày 2 tháng 7 mỗi năm.
Các đêm trắng là biểu tượng đặc sắc của Saint Peterburg. Người ta tạo ra một loạt lễ hội gần với khoảng thời gian này với người dân đi dạo trong đêm, chẳng hạn như lễ hội những cánh buồm đỏ thắm. Hình ảnh các “đêm trắng” cũng được sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật và văn chương. Hằng năm, thành phố lãng mạn bên dòng sông Neva này thu hút hàng triệu du khách đến chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.
Đây là dịp mọi người đều hứng thú đắm chìm trong khung cảnh bàng bạc của ánh mặt trời chưa tắt phản chiếu trên mặt nước hay mái vòm của những công trình dát vàng như Cung điện Mùa hè, Cung điện Mùa đông… tạo nên bức tranh huyền ảo, đầy mê hoặc. Những ngày đêm trắng là thời điểm vui chơi bất tận ở nước Nga. Mọi người cùng nhau thức trắng cả đêm, kéo ra đường để chiêm ngưỡng khung cảnh huyền ảo của thành phố, đổ về các buổi hòa nhạc, xem biểu diễn ballet và tiệc tùng thâu đêm. Đêm trắng nước Nga hấp dẫn và diệu kỳ, luôn có sức cuốn hút mãnh liệt đối với du khách khắp nơi trên thế giới mỗi khi hè đến.
Bơi trong hồ Ladoga mùa đêm trắng Nga
Video đang HOT
Hiện tượng đêm trắng còn xảy ra ở một số nơi trên thế giới
Stockholm, Thụy Điển: Sau một mùa đông dài và lạnh giá, người dân Stockholm tổ chức ăn mừng mùa hè tới, khi bầu trời có ánh sáng vàng đỏ suốt cả đêm. Các bữa tối được tổ chức ngoài trời bất cứ khi nào có thể. Skansen, bảo tàng khổng lồ của thành phố mở cửa tới tận 22h vào đêm hạ chí. Thông thường,mặt trời sẽ lặn lúc 22h8p, ban ngày dài đến 18 tiếng 37 phút
Helsinki, Phần Lan: Trải qua mùa đông ảm đạm, trẻ em Phần Lan được tận hưởng những tháng với thời gian đi ngủ linh động hơn, nhờ hiện tượng đêm trắng. Các quán bar và cà phê mở tới muộn, bạn có thể đạp xe hay dã ngoại ở công viên vào bất cứ thời điểm nào. Vào ngày hạ chí, các gia đình thường đi tắm hơi cùng nhau, sau đó quây quần bên lửa trại. Mặt trời sẽ lặn lúc 22h50, ban ngày dài 18 tiếng 55 phút.
Iqaluit, Canada: Ở Iqaluit, thủ phủ của khu Nunavut, Canada, ban ngày dài hơn không đồng nghĩa với việc thời tiết ấm áp hơn. Vào những buổi tối mùa hè, bạn có thể thấy các thanh niên chơi bóng hay đốt lửa bên bãi biển, nhưng cũng có thể thấy tuyết rơi và nước vịnh đóng băng. Vào khoảng thời gian này, mặt trời lặn lúc 23h1, ban ngày dài đến 20 tiếng 49 phút.
Reykjavik, Iceland: Trong truyền thuyết của người Iceland, đêm ngắn nhất năm là thời điểm màu nhiệm, khi bò có thể nói, hải cẩu biến thành người, yêu tinh và quỷ núi xuống đồng bằng. Du khách có thể tới dự lễ hội âm nhạc Secret Solstice được tổ chức gần một ngọn núi lửa hoạt động, nghe hàng chục ban nhạc trình diễn và tham gia tiệc bể bơi nước nóng. Bạn sẽ được nhìn thấy mặt trời lặn lúc 0h4 và tận hưởng ban ngày dài đến 21 tiếng 8 phút.
Longyearbyen, Na Uy: Tại đây, mặt trời không lặn từ 1h52 ngày 20/4 tới tận 0h49 ngày 22/8, tương đương với thời gian có ánh sáng ban ngày liên tục là 3.094 tiếng 56 phút. Longyearbyen là thị trấn cực bắc của Na Uy, nằm trên đảo Svalbard.
Riga, Latvia: Jani hay ngày hạ chí nổi tiếng ở Riga tới mức người dân được nghỉ 3 ngày để chào đón ánh sáng lạ lùng này. Các nhạc sĩ từ khắp nơi trên thế giới đổ về Mezaparks biểu diễn mừng ngày lễ. Du khách sẽ được thưởng thức bia, phô mai, các loại thịt hun khói, mua sắm những mặt hàng thủ công hấp dẫn. Tắm hơi cũng là một truyền thống không thể thiếu của lễ hội này. Mặt trời lặn lúc 0h4, ban ngày dài 21 tiếng 8 phút.
Paris, Pháp: Các quảng trường, công viên, nhà hát opera, lâu đài đều mở cửa muộn. Ngoài ra, đường phố Paris ngập tràn tiếng nhạc trong ngày dài nhất năm, từ jazz, salsa tới thánh ca… Du khách có thể tham gia một buổi hòa nhạc lớn, nhảy múa, ăn uống và vui chơi trong không khí náo nhiệt của ngày đặc biệt này. Sẽ có thời điểm mặt trời lặn lúc 21h58, ban ngày dài 16 tiếng 10 phút.
Salisbury, Anh: Stonehenge nằm ở phía bắc Salisbury từ lâu đã là điểm đến dành cho những người yêu thích lễ hạ chí. Một số tới để tổ chức tiệc, một số cầu nguyện, nhảy múa trong tiếng trống, hay chào đón mặt trời với các động tác yoga. Mặt trời lặn lúc 21h26, ban ngày dài 16 tiếng 33 phút.
Giải mã bí ẩn về những ngôi mộ cổ thoắt ẩn thoắt hiện giữa sương khói Hồ Tây
Lúc nước lặng như tờ, thì rõ mồn một giữa Hồ Tây là những ngôi mộ, đã nhuốm màu thời gian lộ hẳn lên khỏi mặt nước.
Phải nói rằng, hiếm có nơi nào quy tụ nhiều truyền thuyết và thần thoại như ở Hồ Tây, mà mỗi truyền thuyết, thần thoại lại gắn liền với một địa danh trên hồ. Nếu dạo một vòng quanh Hồ Tây, ta sẽ có cảm giác như dưới mỗi bước chân đều có một sự tích, một huyền thoại nào đó.
Hồ Tây đã từng là nghĩa địa?
Đi ven hồ, phía làng cổ Trích Sài (phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội), phóng tầm mắt ra xa, để ý kỹ, sẽ thấy giữa biển nước mênh mông nổi lên một vài đốm đen lớn. Có lúc, nước Hồ Tây lớn, sóng to, nó biến mất. Lúc nước lặng như tờ, thì rõ mồn một là những ngôi mộ, đã nhuốm màu thời gian lộ hẳn lên khỏi mặt nước.
Người dân sinh sống quanh đây không còn lạ gì với hình ảnh đó, nhưng với những du khách từ nơi khác đến, lần đầu vãn cảnh Hồ Tây chắc chắn sẽ không tránh khỏi một chút tò mò cùng cảm giác rờn rợn.
Một trong số những ngôi mộ ẩn hiện giữa hồ Tây.
Không ai biết những ngôi mộ đó của ai, từ đời nào cả. Tìm hỏi một số người dân địa phương, phần lớn không rõ. Số ít còn lại mơ hồ rằng, ngôi mộ còn sót lại kia thực ra là mộ của một tướng quân thời xưa, vì có công với nước nhà nên được chôn cất ở đó, để cho xương cốt được "mát mẻ".
Thế nhưng, có người lại nói rằng đó là mộ thánh, chỉ có thể nhìn từ xa chứ không được lại gần. Những cách lý giải khác nhau cứ thế mà được truyền đi. Chẳng ai hay thực hư thế nào. Chỉ biết rằng, cứ gần Tết Nguyên Đán lại có người đem nhang cùng đồ lễ ra sát hồ mà khấn vái.
Cũng có cả người bạo gan chèo thuyền ra tận những ngôi mộ đó thắp hương. Nhưng việc này không thường xuyên, năm có, năm không.
Bởi rất ít người quan tâm và đi tìm hiểu, cho nên bí mật về gốc gác của những mộ cổ giữa Hồ Tây đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Đi tìm sự thật về những ngôi mộ giữa lòng Hồ Tây, tôi may mắn được người dân làng Trích Sài giới thiệu đến cụ Bùi Văn Thìn, người đã có hơn 10 năm làm trong ban di tích bảo tồn đền thờ thuộc làng Hồ Khẩu, phường Bưởi, quận Tây Hồ. Cụ năm nay đã 93 tuổi, tuy mắt không còn sáng rõ nhưng hỏi về chuyện của Hồ Tây thì chẳng có chuyện gì mà cụ không nhớ.
Một miệng cống cũng "nhảy" ra giữa Hồ bởi sự xâm lấn của hồ Tây với làng mạc ven hồ
Cụ bảo: "Trước kia Hồ Tây không rộng như bây giờ. Chỗ mà có mấy ngôi mộ ấy, xưa kia cạn nước, cả cái làng Hồ này có người mất đều chôn ở ngoài bãi cả. Ngay như nhà tôi, vẫn còn ba, bốn ngôi mộ không mang được lên, vẫn nằm ở dưới nước, chứ không phải là có vị nào có công có chức tước mới được chôn ở đó... Ngôi mộ đang nổi ở giữa hồ cũng là một ngôi mộ cổ, chứ không phải mộ của một vị thần nào hết".
Dù chẳng phải mộ thờ thần thờ thánh nào, thế nhưng cũng không ai dám phủ nhận độ linh thiêng của khu nghĩa địa cổ này. Trong dòng hồi tưởng của mình, cụ Thìn còn nhắc về một chuyện đầy liều lĩnh của một số dân làng sống quanh hồ này: "Lúc tôi mới 15-16 tuổi, có vài thanh niên trai tráng của làng này và các làng lân cận đi thuyền ra giữa hồ, hụp lặn để moi gỗ từ các cỗ quan về bán. Những thanh niên đó phần lớn đều là những người ăn chơi, không có nghề nghiệp, gia đình khó dạy bảo. Người dân xung quanh hồ cũng không biết đám thanh niên ấy lấy từ mộ của nhà ai mà cản, nên cứ để mặc vậy. Họ phá mộ, nên nhiều người đi quăng chài, vớt được cả đầu lâu. Sau đấy, những người này, có người thì mất sớm, có người thì không lấy được vợ, rồi có kẻ thì bị bệnh, bỏ nhà đi lang thang, đến giờ cũng chẳng còn ai."
Xưa kia, Hồ Tây chỉ là một nhánh cụt của sông Hồng, không rộng tới hơn 500 ha và chứa tới 8 triệu mét khối nước như hiện nay. Ven Hồ Tây có hàng chục làng mạc cổ, những cánh đồng và cũng có hàng chục cái nghĩa địa.
Những người làm nghề sông nước quanh Hồ Tây lâu đời ở các làng Hồ Khẩu, Thụy Khuê và Nghi Tàm kể lại rằng, phường Nghi Tàm xưa có nghĩa địa Đồng Táo rất lớn, bà con phường Khán Xuân thường sang chôn cất, đặt mộ ở nghĩa địa này.
Ông Hồ Bá Hiền, Trưởng ban sử họ Hồ toàn quốc, người bỏ nhiều công sức tìm mộ nữ sỹ Hồ Xuân Hương cho biết, xưa kia nghĩa địa Đồng Táo nằm bên cạnh chùa Kim Liên, cách chùa một đoạn không quá 300m. Có nghĩa là hiện nghĩa địa này đang nằm dưới hồ.
Ông Nguyễn Viết Bân, nguyên Giám đốc Trung tâm cá giống Nhật Tân, thuộc Công ty Đầu tư khai thác Hồ Tây, đã tiết lộ rằng, khu vực làng Xuân La, cách bờ vài trăm mét, cũng từng có một nghĩa địa rộng chừng 3 ha, với dày đặc các ngôi mộ nhấp nhô. Đã rất nhiều xuồng máy của các doanh nghiệp quản lý, khai thác Hồ Tây bị gãy chân vịt mỗi khi chạy qua khu vực này vì chạm vào mộ xây kiên cố.
Thời gian đã quá lâu, các nghĩa địa bị vùi rất sâu dưới đáy hồ và điều quan trọng là ít người nhắc tới, nên nó dần bị quên lãng. Chỉ còn vài ngôi mộ ở những dải đất cao, xây cất kiên cố, lập lờ trên mặt Hồ Tây, nhắc nhớ về những nghĩa địa cổ xưa đó.
Những cái chết bí ẩn
Xung quanh những vùng nước với nghĩa địa bí ẩn dưới lòng Hồ Tây, có nhiều chuyện lạ, mà cư dân ven hồ còn nhắc tới.
Còn nhớ, tháng 6 /2014, có một vụ tai nạn hết sức thương tâm và cũng đầy khó hiểu, mà theo lời đồn, xảy ra ở chính khu vực từng có nghĩa địa.
Người dân bắt tôm cá ở khu vực từng có nghĩa địa.
Hồi ấy, thuyền Kayak được du nhập vào Việt Nam, rồi trở thành một loại hình thể thao hấp dẫn khiến giới trẻ đua nhau thử sức. Hai thanh niên cùng 28 tuổi là Đỗ Đức M. và Nguyễn H. chèo thuyền ra giữa Hồ Tây, đến khu vực có những nghĩa địa cổ, thì bỗng gặp cơn giông lốc, khiến thuyền lật úp, cả hai chết đuối.
Phải mất tới một ngày sau, người ta mới tìm thấy xác của hai nạn nhân và đưa lên bờ. Được biết, hai người là bạn thân, thường xuyên rủ nhau đi cheo thuyền thể thao ở Hồ Tây. Cả hai người này đều có sức khỏe tốt, lại bơi rất giỏi. Không hiểu vì sao lại mất mạng một cách bất ngờ như thế.
Chiếc thuyền Kayak mà hai nạn nhân chèo là loại thuyền có thiết kế với hình dáng thon dài, mảnh mai và được làm từ một loại gỗ nhẹ, rất khó chìm. Ấy vậy mà, trong suốt quá trình tìm kiếm các nạn nhân, đội cứu hộ không tìm thấy xác chiếc thuyền đâu. Trong khi đó, Hồ Tây lại không hề sâu như mọi người nghĩ, chỉ trên dưới 2m nước mà thôi.
Cái chết khó hiểu đó khiến nhiều giả thiết được đặt ra. Những người sống lâu năm ở Hồ Tây đồn rằng, những trận "cuồng phong" bất chợt ấy là do "sóng âm" giội về, còn những người đã bỏ mạng tại Hồ Tây là do những "người" nằm lại ở đó kéo đi.
Chỉ còn một số ít những ngôi mộ xây kiên cố, ở những vị trí cao, chưa bị nước Hồ Tây nhấn chìm.
Người già ở khu vực làng Trích Sài còn nhớ rõ câu chuyện về vụ tai nạn của đoàn văn công hơn 60 năm trước, như một lời nhắc nhở về quyền năng của "thủy thần Hồ Tây".
Vào năm 1955, có một đoàn văn công từ Trung Quốc sang thưởng ngoạn cảnh Hồ Tây. Khi ra đến giữa hồ, gần khu nghĩa địa Trích Sài thẳng ra, thì trời bỗng nổi cơn giông, thuyền lật, nhiều người đã tử nạn.
Những người chứng kiến thời khắc đó kể rằng, vào thời khắc ấy, mây trời tụ lại thành một vùng đen nghịt, mưa lớn trút xuống, cả mặt hồ như bị phủ một lớp sương dày đặc, dù cố gắng thế nào cũng không thể nhìn được gì. Đội cứu hộ phải đợi đến khi giông lốc qua đi, mặt hồ trở lại yên ả thì mới dám bơi thuyền ra trục vớt những cái xác không hồn nổi lên trên mặt nước.
Phải chăng dưới mặt nước yên bình kia còn ẩn chứa điều gì mà chúng ta không chạm đến được?
Hồ Tây có lịch sử gắn liền với sự hình thành kinh đô Thăng Long, ẩn chứa trong đó nhiều câu chuyện đã trở thành huyền tích. Giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan và không gian của Hồ Tây thì nhiều người biết, sử sách ghi chép, nhưng việc hàng vạn ngôi mộ tồn tại lâu đời dưới đáy hồ kia thì là một bí ẩn cần khám phá.
Thủ phủ của người Cossack sông Đông Novocherkassk là một trong những thị trấn lớn ở miền Nam nước Nga. Nó đặc biệt không chỉ ở lịch sử huy hoàng mà còn ở những đặc điểm nổi bật như kiến trúc, di tích lịch sử độc đáo. Novocherkassk thành lập năm 1805 như thủ phủ mới của Quân khu Cossack sông Đông. Trong vòng hơn một thế kỷ, đây là...