Giải mã bí ẩn 1.400 năm về “bầu trời đỏ” kỳ lạ ở Nhật Bản
Một bí ẩn từng khiến các nhà khoa học Nhật Bản nhiều thế hệ chưa tìm được lời giải đáp mới đây đã được làm sáng tỏ.
Theo các ghi chép lịch sử, vào ngày 30 tháng 12 năm 620, một “dấu hiệu màu đỏ” có hình dạng như “đuôi chim trĩ” xuất hiện trên bầu trời của nước Nhật khiến người dân hốt hoảng. Vào thời điểm đó, khi nhận thức của con người còn chưa được phát triển như ngày nay, dấu hiệu này được coi là điềm xấu.
Trong khi đó, các nhà khoa học hiện đại đã nhìn lại báo cáo và đặt dấu hỏi liệu miêu tả này có thể là do cực quang hay sao chổi gây ra, nhưng cả hai lời giải thích đó đều không có căn cứ rõ ràng.
Ryuho Kataoka, một nhà nghiên cứu thời tiết tại Viện nghiên cứu Địa cực quốc gia Nhật Bản và các đồng nghiệp của ông đã quyết định thực hiện điều tra những gì có thể gây ra hiện tượng bầu trời đỏ tươi.
Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu bằng cách so sánh các mô tả lịch sử với một sự hiểu biết hiện đại về cực quang. Mặc dù những điệu nhảy ánh sáng này thường có màu xanh lá cây, nhưng thực tế chúng có thể xuất hiện trong các màu khác, bao gồm cả màu đỏ, tùy thuộc vào yếu tố nào trong bầu khí quyển của Trái đất đang được kích hoạt bởi các hạt tích điện phun ra từ Mặt trời.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu đã theo dõi các quan sát gần đây hơn về cực quang có thể nhìn thấy trên bầu trời Nhật Bản trong hình dạng quạt có nền màu đỏ. Điều đó phù hợp với mô tả “đuôi chim trĩ” của sự kiện 620. Các nhà nghiên cứu cũng đã lập bản đồ từ trường thay đổi của Trái đất vào thời điểm đó.
Bên cạnh đó, họ cũng phân tích một giả thuyết khác về “dấu hiệu màu đỏ” kì lạ này đó là nó được gây ra bởi một sao chổi. Nhưng những cảnh tượng như vậy thường không có màu đỏ, và nhóm nghiên cứu xác định rằng có xác suất rất thấp về một sao chổi xuất hiện vào thời điểm đó.
“Đây là một ví dụ thú vị và thành công mà khoa học hiện đại có thể phát hiện từ những mô tả cổ xưa chưa có lời giải đáp mang tính chất huyền bí như vậy”, Kataoka nói.
Trang Phạm
Hà Nội bẫy bắt rùa Hoàn Kiếm để xác định giới tính
Việc bẫy bắt có thể thực hiện vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ nếu tình hình Covid-19 cho phép.
Nhóm các thợ lặn của Viện Nghiên cứu hải sản đã đến khảo sát hồ Đồng Mô và hồ Xuân Khanh, nơi hai cá thể rùa Hoàn Kiếm của Việt Nam sinh sống.
Việc bẫy bắt, xác định giới tính rùa Hoàn Kiếm là một phần trong Kế hoạch Bảo tồn các cá thể giải Sin-hoe (rùa Hoàn Kiếm) tại các hồ Đồng Mô và hồ Xuân Khanh giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2030, đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt. Mục tiêu lâu dài của kế hoạch là ngăn chặn sự suy giảm, từng bước phục hồi, cải thiện và tăng số lượng rùa Hoàn Kiếm trên địa bàn thành phố.
Mục tiêu trước mắt của kế hoạch là tập trung bảo vệ an toàn rùa Hoàn Kiếm tại 2 hồ, nghiên cứu xây dựng cơ sở bảo tồn rùa Hoàn Kiếm đồng thời tiến hành điều tra, xác minh số lượng cá thể. Đặc biệt, tập trung xác định giới tính rùa Hoàn Kiếm tại hồ Đồng Mô và Xuân Khanh để giai đoạn 2021- 2025 sẽ nghiên cứu đặc điểm sinh học, điều kiện tự nhiên, môi trường phù hợp làm căn cứ đề xuất kế hoạch ghép đôi sinh sản, nếu được.
Rùa Hoàn Kiếm là loài rùa quý hiếm nhất thế giới hiện nay khi chỉ còn đúng 3 cá thể. Nỗ lực bảo tồn loài rùa mai mềm khổng lồ này gặp rất nhiều khó khăn và gần như bế tắc khi cá thể rùa cái ở Trung Quốc qua đời vào năm ngoái.
Trước đó, từ sau cái chết của cụ rùa cuối cùng ở Hồ Gươm, thế giới ghi nhận 4 cá thể rùa Hoàn Kiếm gồm 2 cá thể ở Việt Nam (một ở hồ Xuân Khanh, một ở hồ Đồng Mô), hai cá thể ở Trung Quốc (với tên gọi Giải Thượng Hải).
Các nhà bảo tồn đã nỗ lực khôi phục loài rùa này bằng các ghép đôi hai cá thể ở Trung Quốc, gồm một đực, một cái. Tuy nhiên, nỗ lực nhiều năm không thành công khi 600 trứng được đẻ ra mà không có trứng nào thụ tinh thành công. Nguyên nhân được cho là cá thể rùa đực gặp vấn đề về sinh sản. Trong nỗ lực thụ tinh nhân tạo vào tháng 4 năm ngoái, cá thể rùa cái ở Trung Quốc qua đời, đánh dấu chấm hết hy vọng hồi phục loài này ở Trung Quốc.
Thợ lặn của Viện Nghiên cứu hải sản khảo sát hồ Đồng Mô, chuẩn bị cho việc bẫy bắt rùa Hoàn Kiếm ở đây.
Tại Việt Nam, cá thể rùa ở hồ Đồng Mô được ghi nhận từ nhiều năm trước song vẫn chưa xác định được giới tính của loài trong khi cá thể ở hồ Xuân Khanh mới được ghi nhận bằng kỹ thuật gene môi trường, chưa xác định được độ tuổi, trọng lượng cơ thể. Một cá thể rùa có thể là rùa Hoàn Kiếm cỡ nhỏ đã được nhìn thấy ở hồ Đồng Mô, tuy nhiên giới bảo tồn chưa đủ căn cứ để khẳng định đây là cá thể rùa Hoàn Kiếm thứ ba của Việt Nam.
Theo các nhà bảo tồn của Chương trình bảo tồn rùa Châu Á (ATP), việc khảo sát của nhóm thợ lặn Viện Nghiên cứu hải sản sẽ đánh giá hiện trạng đáy hồ, sẵn sàng cho việc bẫy, bắt cá thể rùa quý, hiếm nhất thế giới. Các thợ lặn kiểm tra độ sâu của lớp trầm tích và lựa chọn các vị trí bẫy phù hợp. Mỗi số bẫy đã được chuẩn bị, bao gồm cả bẫy nước sâu.
Theo các nhà bảo tồn của ATP, việc bẫy, bắt rất quan trọng để xác nhận loài rùa Hoàn Kiếm ở hồ Xuân Khanh, vốn được xác định là thông qua công nghệ kỹ thuật gen môi trường (eDNA) chứ chưa có một bức hình đầy đủ nào được ghi nhận. Sau khi bẫy bắt thành công, các thiết bị theo dõi sóng âm sẽ được gắn vào rùa để tiến hành theo dõi sau tái thả, đồng thời việc siêu âm sẽ được thực hiện để xác định giới tính,
Giới bảo tồn kỳ vọng hai cá thể sẽ có một đực và một cái, mở ra hy vọng nhân giống loài rùa quý hiếm nhất thế giới này.
Sinh vật đáng yêu này dành cả cuộc đời trưởng thành để mang thai Các nhà nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra các con cái của loài chuột túi Wallaby đầm lầy có thể thụ thai trong khi vẫn đang mang bầu. =Loài chuột túi Wallaby sống ở vùng rừng rậm, đầm lầy phía Đông Australia (Ảnh: Shutterstock) Chúng cho phép một hoặc hai phôi thai mới vào cơ thể, vài ngày trước khi sinh...